Đánh giá hoạt động NCKH của GVT tại Học viện CT-HCK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học (Trang 52 - 58)

2.2.2.1. Đánh giá hoạt động NCKH của GVT dưới dạng các đề tài nghiên cứu Số lượng, cơ cấu loại hình đề tài

Từ bảng 2.4 cho thấy, cho thấy phần lớn GVT tham gia vào các đề tài thuộc cấp cơ sở, phân viện, khoa - phòng, tiềm lực.

Bảng 2.4: Tình hình thực hiện nhiệm vụ NCKH các cấp của đội ngũ GVT Học viện làm chủ nhiệm đề tài (2004 - 2010)

Đề tài Tổng số GVT Tổng số đề tài Cấp Bộ Cấp Khoa, Phòng Cấp Phân viện Cấp Tiềm lực Cấp Cơ sở (Phân cấp) Nghiên cứu, Khảo sát Năm 2004 44 13 02 08 01 02 2005 39 06 02 04 2006 46 07 01 04 01 01 2007 54 01 01 2008 57 08 08 2009 61 07 07 2010 69 04 04 Tổng cộng 370 46 06 15 24 01 Tỷ lệ (%) 12,4 13 33 52 2

Số lượt GVT tham gia đề tài các cấp từ 2004 - 2010 trên tổng số 370 lượt GVTcho thấy chủ yếu GVT được tham gia đề tài cấp cơ sở và cấp bộ, rất ít GVT tham gia đề tài cấp Nhà nước, hội nghị, hội thảo và dạng đề tài tổng kết, khảo sát thực tiễn.

Bảng 2.5: Bảng thống kê tình hình thực hiện nhiệm vụ NCKH các cấp của đội ngũ GVT Học viện (2004 - 2010) Năm Tổng số GVT Chủ nhiệm đề tài

Cộng tác viên đề tài Viết GT, báo, tạp chí HD luận văn Cấp NN Cấp Bộ Cơ sở Cấp HN, HT TK, KS 2004 44 13 0 18 18 3 2 18 7 2005 39 6 1 15 13 1 4 15 5 2006 46 7 0 27 26 2 5 27 12 2007 54 1 1 22 21 2 1 22 6 2008 57 8 1 31 33 0 4 31 5 2009 61 7 0 33 57 1 0 38 0 2010 69 4 0 36 31 1 3 40 2 Tổng cộng 370 46 3 182 199 10 19 182 36 Tỷ lệ (%) 12,4 0,81 49,2 53,8 2,7 5,1 49,2 9,7

Nguồn: Ban Quản lý khoa học và số liệu tổng hợp khảo sát của tác giả Kết quả phiếu điều tra tại bảng 2.6 cho thấy số lượng đề tài GVT đã từng tham gia chủ yếu là từ 1-5 đề tài (44,9%) và có 40,6% GVT chưa từng tham gia . Chỉ có 23,2% GVT từng là chủ nhiệm đề tài.

Bảng 2.6: Số lƣợng đề tài GVT đã từng tham gia

Số lƣợng Tổng số phiếu Tỷ lệ (%)

Từ 1 - 5 đề tài 37 44,9

Từ 5 - 10 đề tài 8 10,1

Trên 10 đề tài 3 4,3

Chưa từng tham gia 21 40,6

Tổng cộng 69 100

Về cơ cấu loại hình đề tài cho thấy chủ yếu GVT tham gia nghiên cứu ở loại hình đề tài nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và rất yếu trong nghiên cứu triển khai. Ngay trong nghiên cứu cơ bản thì GVT chủ yếu cũng chỉ nghiên cứu về

việc vận dụng các tư tưởng, quan điểm lý luận và đường lối, chính sách để đề xuất các giải pháp, biện pháp ứng dụng mà thiếu những nghiên cứu mang tính chuyên sâu, đột phá về lý luận.

Theo GVT tự đánh giá mức độ chất lượng cơng trình của bản thân tại bảng 2.7, trong loại hình nghiên cứu cơ bản với 66,7% có năng lực trung bình; 13,0% khá; 18,8% yếu và tốt là 1,4%. Trong nghiên cứu ứng dụng chỉ có 1,4% là tốt; 20,3% yếu; 42,0% trung bình và mức độ khá là 36,2%. Ở loại hình nghiên cứu triển khai, 73,9% GVT tự đánh giá là thiếu năng lực nghiên cứu; 23,2% trung bình và chỉ có 2,9% GVT cho rằng ở mức độ khá.

Bảng 2.7: Đánh giá mức độ chất lƣợng loại hình NCKH của GVT

Loại hình Mức độ (%)

Tốt Khá Trung bình Yếu

Nghiên cứu cơ bản 1,4 13,0 66,7 1,4

Nghiên cứu ứng dụng 1,4 36,2 42,0 20,3

Nghiên cứu triển khai 0 2,9 23,2 73,9

Cơ cấu về lĩnh vực đề tài

- Lĩnh vực kinh tế: có 01 đề tài cấp bộ và 07 đề tài cấp cơ sở, Phân viện, khoa phòng do GVT làm chủ nhiệm. Số lượng GVT tham gia các đề tài các cấp ở lĩnh vực này là 9%. Các đề tài tập trung nghiên cứu những đặc điểm kinh tế - xã hội của các vùng kinh tế, đề xuất mơ hình và biện pháp tổ chức thực hiện chiến lược cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng phát triển bền vững,...

- Lĩnh vực lịch sử - chính trị: có 04 đề tài cấp bộ, 22 đề tài cấp cơ sở, Phân viện, khoa, phòng do GVT làm chủ nhiệm. Số lượng GVT tham gia các đề tài các cấp ở lĩnh vực này là 76,7%. Các đề tài nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các địa phương, các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực có liên quan tới cơng tác xây dựng hệ thống chính trị, cơng tác xây dựng Đảng,... từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm, khuyến nghị mang tính giải pháp cho sự phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

- Lĩnh vực giáo dục: khơng có đề tài cấp bộ, 01 đề tài cấp cơ sở, Phân viện, khoa, phòng do GVT làm chủ nhiệm. Số lượng GVT tham gia chiếm 1,2%. Các

chuyên đề quan tâm đến giáo dục vì sự phát triển bền vững, NCKH giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ hiện đại trong giáo dục, đào tạo....

- Lĩnh vực văn hóa - xã hội: có 01 đề tài cấp bộ, 09 đề tài cấp cơ sở, phân viện, khoa, phịng do GVT làm chủ nhiệm và có 13,1% GVT tham gia. Các nghiên cứu tập trung khảo sát các thành tố văn hóa; nghiên cứu những quan hệ cộng đồng, tâm lý lối sống của con người; q trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; sự phát triển của các tôn giáo trên các vùng miền…

Kết quả bảng 2.8 cho thấy cơ cấu lĩnh vực đề tài cho thấy ở các đề tài mà GVT làm chủ nhiệm cũng như các đề tài mà GVT tham gia làm cộng tác viên đều chủ yếu thuộc lĩnh vực lịch sử, chính trị, văn hóa - xã hội; các đề tài thuộc lĩnh vực kinh tế ít hơn hẳn và đặc biệt là rất ít GVT tham gia nghiên cứu ở lĩnh vực khoa học giáo dục, mặc dù khoa học giáo dục có vai trị rất quan trọng đối với hiệu quả giảng dạy tại Học viện. Đặc biệt, trong nghiên cứu về lĩnh vực tự nhiên, GVT tự nhận có năng lực yếu, điều này một phần bị quy định bởi đặc thù chuyên môn của Học viện.

Bảng 2.8: Đánh giá mức độ chất lƣợng lĩnh vực NCKH của GVT Lĩnh vực Mức độ (%) GVT đánh giá Nhà QLKH, Nhà KH đánh giá Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Lĩnh vực tự nhiên 0 7,2 17,4 75,4 0 5,0 15,0 80,0 Lĩnh vực xã hội 2,9 60,9 26,1 10,1 5,0 20,0 70,0 5,0 Lĩnh vực giáo dục 7,2 26,1 55,1 11,6 0 15,0 50,0 35,0 Lĩnh vực PPGD 8,7 24,6 43,5 23,2 5,0 20,0 30,0 45,0 Kết quả trên cũng tương đồng với đánh giá của các nhà QLKH, nhà khoa học có kinh nghiệm về năng lực NCKH của GVT trong lĩnh vực tự nhiên (bảng 2.8).

Kết quả số lượng cơng trình cơng bố

Trong số 46 đề tài do GVT làm chủ nhiệm từ 2004 - 2010 thì số đề tài được xếp loại xuất sắc chiếm tỷ lệ 87,0%, loại khá 13%. Cụ thể, kết quả xếp loại theo đề tài từng cấp như sau: ở cấp bộ loại xuất sắc 50%, khá 50%; cấp Phân viện, Khoa - Phòng, Tiềm lực: xuất sắc 86,7%, khá 13,3%; cấp cơ sở: xuất sắc 95,8%, khá 4,2%; nghiên cứu, khảo sát: xuất sắc 100%.

Biểu đồ 2.5: Tình hình xếp loại đánh giá, nghiệm thu thực hiện nhiệm vụ NCKH các cấp của đội ngũ GVT (2004 - 2010)

Kết quả đánh giá các cơng trình NCKH đã cơng bố dạng đề tài của GVT hàng năm đạt rất cao, nằm trong tình hình chung của Học viện. Phần lớn đề tài do GVT làm chủ nhiệm đều đạt loại xuất sắc, đặc biệt là các đề tài cấp cơ sở và nghiên cứu, khảo sát. Các đề tài có GVT tham gia làm cộng tác viên cũng có được kết quả tương tự.

Tuy nhiên, theo tình hình khảo sát GVT và cán bộ QLKH, các nhà khoa học có kinh nghiệm của Học viện thì nhận định về kết quả NCKH của GVT lại có chiều hướng khác đi. Trong khi các nhà QLKH và nhà NCKH có kinh nghiệm cho rằng 50% GVT khơng hồn thành nhiệm vụ; 25% hoàn thành nhiệm vụ và 25% hồn thành tốt nhiệm vụ thì GVT tự đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình là xuất sắc 2,9%; hồn thành tốt 23,2%; hoàn thành 31,9% và khơng hồn thành là 42,0%.

Bảng 2.9: Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ NCKH của GVT Mức độ hoàn thành nhiệm vụ GVT đánh giá Nhà QLKH, Nhà KH đánh giá Số phiếu (%) Số phiếu

(%)

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2 2,9 0 0

Hoàn thành tốt nhiệm vụ 16 23,2 5 25,0 Hoàn thành nhiệm vụ 22 31,9 5 25,0 Khơng hồn thành nhiệm vụ 29 42,0 10 50,0 Tổng số 69 100 20 100 3 3 13 2 23 1 1 0 0 5 10 15 20 25 XuÊt s¾c 3 13 23 1 Kh¸ 3 2 1 0

Chuyển giao, ứng dụng kết quả NCKH

Việc ứng dụng, xã hội hóa kết quả nghiên cứu ít, nội dung nghiên cứu chủ yếu về lý luận chính trị và kết quả nghiên cứu chỉ được phổ biến trong nội bộ nhóm nghiên cứu và hội đồng nghiệm thu, cơ quan quản lý đề tài. Hoạt động chuyển giao, ứng dụng kết quả NCKH của GVT nằm trong tình trạng hạn chế chung của Học viện. Chỉ có một số lượng nhỏ các cơng trình nghiên cứu được chuyển giao thành giáo trình, tài liệu tham khảo và được xã hội hóa trên ấn phẩm tạp chí khoa học, trong khi phần lớn các kết quả nghiên cứu chỉ dừng lại phổ biến trong nội bộ nhóm nghiên cứu và do các nhà quản lý lưu trữ mà không được công bố rộng rãi ngay trong nội bộ Học viện.

Theo kết quả khảo sát GVT về ứng dụng kết quả NCKH cho thấy, chỉ có 2,9% GVT cho rằng đã áp dụng vào quá trình giảng dạy tốt; 29% khá; 52,2% trung bình và 13,0% yếu; trong khi các nhà khoa học và nhà quản lý đánh giá về nội dung này với tỷ lệ tương ứng là: 20% khá, 55% trung bình; 25% yếu. Năng lực áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn được GVT tự đánh giá là tốt là 1,4%; khá là 10,1%; trung bình là 50,7%; yếu là 36,2%. Các nhà khoa học có kinh nghiệm và nhà quản lý đánh giá về nội dung này với tỷ lệ tương ứng là: khá 10%; trung bình 40%; yếu 50%.

2.2.2.2. Đánh giá hoạt động NCKH của GVT dưới dạng các nghiên cứu khác (hội thảo, tạo đàm khoa học, viết giáo trình, viết bài cho các tạp chí khoa học…)

Trong giai đoạn 2004 - 2010, số lượt GVT có sản phẩm NCKH dưới dạng chuyên đề cho giáo trình, tập bài giảng, tài liệu tham khảo, tạp chí khoa học có 182 bài chiếm 49,2% trong tổng số 370 lượt GVT. Điều đó cho thấy tỷ lệ thực GVT tham gia NCKH ở loại hình này sẽ thấp hơn nữa khi mà một bộ phận nhỏ GVT hàng năm có bài đăng thường xun trên các tạp chí và được tham gia vào các ban biên soạn giáo trình, cịn lại phần lớn GVT chưa từng tham gia NCKH ở loại hình này, mặc dù theo quy định của Học viện mỗi GV phải có ít nhất 2 bài tạp chí/năm. Trong những năm 2008 - 2010 hoạt động này cũng được GVT chú trọng hơn với tỷ lệ trung bình là 58,2%. (Bảng 2.4)

GVT tham gia hướng dẫn luận văn các hệ Cử nhân chính trị và Cao cấp lý luận chính trị có 36 luận văn trong số 370 lượt GVT, chiếm 9,7%, cho thấy phần nào những hạn chế trong năng lực NCKH khi mà chỉ có 1,4% GVT được hỏi tự đánh giá có kết quả tốt; 15,9% khá; 53,6% trung bình và 23,2% yếu. Các nhà quản lý và nhà khoa học có kinh nghiệm cho rằng 10% GVT có năng lực hướng dẫn học viên NCKH ở mức độ khá; 30% trung bình và 60% yếu; đặc biệt là năng lực hướng dẫn học viên NCKH ở bậc sau đại học được đánh giá với 95% là yếu. Kết quả trên cũng xuất phát từ những hạn chế về trình độ chun mơn, kinh nghiệm công tác của GVT khiến họ rất ít có cơ hội được tham gia vào hoạt động này. (Bảng 2.9)

Có 10 lượt GVT tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học với tư cách là cộng tác viên, chiếm 2,7% tổng số lượt GVT. Con số này phản ánh sự hạn chế về kinh nghiệm, trình độ của GVT trong NCKH. Ngồi ra, cịn có một số lượng GVT khác có tham gia các hội nghị, hội thảo nhưng chỉ với tư cách thành viên được mời tham dự mà khơng có bất cứ sự tham gia về mặt khoa học nào.

2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của GVT ở Học viện CT - HC KVI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)