Tổng quan về Học viện CT-HCK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học (Trang 38 - 43)

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Học viện CT - HC KVI trải qua lịch sử 58 năm hình thành và phát triển với 5 thời kỳ chính:

Thời kỳ mở đầu (1953 - 1958): tiền thân của Học viện là Trường Chính trị

của các khu và các liên khu ở phía Bắc: Trường Đảng Liên khu III, Trường Đảng Liên khu IV, Trường Đảng khu Tả Ngạn, Trường Đảng khu Tây Bắc, Trường Đảng khu Việt Bắc.

Thời kỳ thứ hai (1959 - 1983): Đây là thời kỳ ra đời và hoạt động của các

Trường Nguyễn Ái Quốc trực thuộc Trung ương Đảng, hai Trường Đảng của khu Tây Bắc, khu Việt Bắc và Trường Tổ chức kiểm tra Trung ương I (từ năm 1968).

Thời kỳ thứ ba (1983 - 1993): Đây là thời kỳ sáp nhập các Trường Nguyễn

Ái Quốc phân hiệu I, II, III, VI theo Quyết định của Ban Bí thư Trung ương thành Trường Nguyễn Ái Quốc khu vực I (năm 1983). Sau đó theo Quyết định 103 của Ban Bí thư tiếp tục sáp nhập Trường Tổ chức - Kiểm tra Trung ương I vào Trường Nguyễn Ái Quốc khu vực I thành Trường Nguyễn Ái Quốc khu vực I (1990).

Thời kỳ thứ tư (1993 - 2005): theo Quyết định số 61/QĐ-TW ngày

10/03/1993 của Bộ Chính trị, Trường Nguyễn Ái Quốc khu vực I đổi tên thành Phân viện Hà Nội thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Thời kỳ thứ năm (từ 2005 đến nay): Theo Nghị quyết số 52/NQ-TW ngày

30/07/2005 của Bộ Chính trị “Về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và NCKH của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”, tiếp sau đó là Quyết định số 149/QĐ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, ngày

02/08/2005 “Về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” và Quyết định số 300/QĐ-HVCTQGHCM ngày 06/03/2006 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội đổi tên thành Học viện Chính trị khu vực I có chức năng, nhiệm vụ “là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đồn thể chính trị - xã hội trên địa bàn được phân công; là trung tâm NCKH lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu về khoa học chính trị”.

Ngày 7/5/2007, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X ra Quyết định số 60/QĐ-TW về việc hợp nhất Học viện Hành chính quốc gia, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thành Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Ngày 22/10/2007, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X ra Quyết định số 100/QĐ-TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Đến Quyết định số 39/QĐ-HVCT- HCQG ngày 2/1/2008 Học viện Chính trị khu vực I được đổi tên thành Học viện CT - HC KVI, thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ.

2.1.1.2. Tổ chức bộ máy

Hệ thống chính trị của Học viện CT - HC KVI bao gồm: Đảng uỷ, Ban Giám đốc, các tổ chức quần chúng như Cơng đồn, Đồn Thanh niên, Ban Nữ công, Hội Cựu chiến binh. Cơ cấu trên cũng được áp dụng ở cấp khoa, ban, phòng (trừ tổ chức Cựu chiến binh). Tồn Học viện có 27 đơn vị trực thuộc Ban Giám đốc, trong đó chia thành 2 khối chức năng là: Khối các đơn vị quản lý hành chính (13 đơn vị) và Khối các đơn vị giảng dạy (14 đơn vị).

Cơ cấu đội ngũ cán bộ:

Năm học 2004 - 2005, tổng biên chế có 325 cán bộ cơng chức, viên chức trong đó cán bộ khoa học là 215 người với 06 phó giáo sư, tiến sỹ; 01 tiến sỹ khoa học; 44 tiến sỹ chuyên ngành; 110 thạc sỹ.

Bảng 2.1: Cơ cấu nhân lực theo đơn vị chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức Học viện (2010 - 2011) Nhân lực Giới tính Đơn vị khối giảng dạy Đơn vị khối nghiên cứu (tại Ban, Phịng) Đơn vị khối hành chính Tỷ lệ (%) Tổng cộng Nam 64 35 47 48,5 146 Nữ 73 37 45 51,5 155 Tỷ lệ (%) 45,5 24,0 30,5 100 Tổng cộng 137 72 92 301

Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ Học viện

Về cơ cấu theo độ tuổi: độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ 12,6%; từ 31 - 40 chiếm 34,9%; từ 41 - 50 có 27,9%; từ 51 - 60 có 21,3%; từ 61 trở lên là 3,3%.

Trình độ chun mơn: PGS,TS chiếm tỷ lệ 3,65%; TS chiếm tỷ lệ 15,9%; Th.s chiếm tỷ lệ 32,2%; Cử nhân 29,6%; Cao đẳng 2,3%; trình độ khác 16,3%.

Trình độ lý luận chính trị: số cán bộ, cơng chức, viên chức có trình độ cử nhân chính trị chiếm tỷ lệ 5,6%; cao cấp lý luận chính trị chiếm tỷ lệ 43,2%; trung, sơ cấp chính trị chiếm 52,2%.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu trình độ lý luận chính trị của độ ngũ cán bộ, công chức, viên chức Học viện (2010 - 2011) Ngạch cơng chức: GVCC có 4,65%; GVC 26,2%; GV 16,9%; CVCC 0,03%; CVC 10,3%; CV 16,6%; ngạch khác 23,0%. Ngn: Ban Tỉ chøc c¸n bé Häc viƯn 43.2 52.2 5.6 Cư nhân chính trị Cao cấp lý ln Trung, s¬ cÊp

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu Ngạch công chức của độ ngũ cán bộ, công chức, viên chức Học viện (2010 - 2011)

Từ thực tế cơ cấu đội ngũ cán bộ của Học viện như đã dẫn ở trên cho thấy: - Cơ cấu giới tính trong tổng số biên chế của Học viện là khá cân bằng, song ở đội ngũ cán bộ khoa học còn thể hiện sự mất cân đối với tỷ lệ cán bộ là nữ chiếm gần 51,5%, trong khi đó số cán bộ nữ có học hàm phó giáo sư là xấp xỉ 8%; tiến sỹ là 35,4%; thạc sỹ là chiếm 62,8%.

- Phần lớn số cán bộ có học hàm phó giáo sư, học vị tiến sỹ đang làm trưởng khoa và có vị trí trụ cột trong chuyên môn, NCKH và giảng dạy nằm trong độ tuổi từ 51 trở lên. Đặc biệt trong 11 phó giáo sư, tiến sỹ thì chỉ có một đồng chí trẻ nhất là 40 tuổi, số còn lại từ 56 đến 65 tuổi. Trong vòng 5 năm tới, phần lớn số phó giáo sư, tiến sĩ của Học viện đến tuổi nghỉ hưu sẽ có sự hụt hẫng cán bộ khoa học có trình độ cao.

- Cơ cấu độ tuổi, cơ cấu trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ trong Học viện cũng chưa hợp lý, dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt. Số cán bộ khoa học có trình độ cao của Học viện phân bổ theo đơn vị, theo chuyên ngành cũng chưa hợp lý. Có chuyên ngành nhiều tiến sỹ, song có một số chuyên ngành lại thiếu. Mặt khác, cán bộ khoa học có trình độ cao của Học viện lại trải đều theo nhiều đơn vị, khoa, ban nên có khó khăn trong việc liên kết, hợp tác.

2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ

Quyết định số 300/QĐ-HVCTQG ngày 6/3/2006 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh quy định về chức năng và nhiệm vụ của Học viện Chính trị khu vực I như sau:

Ngn: Ban Tỉ chøc c¸n bé Häc viƯn 23 16.6 0.33 10.3 26.2 17 4.65 GVCC GVC GV CVCC CVC CV Kh¸c

Chức năng:

Học viện Chính trị khu vực I là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đồn thể chính trị - xã hội trên địa bàn các tỉnh phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra; là trung tâm NCKH lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu về khoa học chính trị.

Nhiệm vụ của Học viện được quy định gồm 4 nội dung chính:

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cho những đối tượng được phân cấp về lý luận chính trị - hành chính, về khoa học lãnh đạo, quản lý… và đào tạo cao học một số chuyên ngành, khi có đủ điều kiện theo sự phân cơng của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

- Nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, khoa học chính trị và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong đào tạo, NCKH theo quy định của Đảng, Nhà nước và của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

- Tài chính và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, là đơn vị dự toán ngân sách cấp III (theo Quyết định 300), là đấu mối ngân sách trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

2.1.1.4. Nội dung, quy mơ đào tạo

Năm học 2010 - 2011, Học viện đã mở 20 lớp tập trung (14 lớp cao cấp lý luận chính trị - hành chính, 6 lớp cử nhân chính trị chuyên ngành tổ chức cho học viên Lào) với số lượng hơn 600 học viên (trong đó có hơn 100 học viên Lào); khai giảng hơn 20 lớp cao cấp lý luận chính trị - hành chính tại chức, nếu kể cả số học viên các lớp năm học trước chuyển sang, số học viên các lớp hệ tại chức là hơn 4.000 học viên.

Hàng năm, Học viện đã mở nhiều lớp bồi dưỡng về các lĩnh vực: bồi dưỡng giám đốc, bí thư đảng uỷ doanh nghiệp, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các lĩnh vực: tổ chức, kiểm tra, tôn giáo, cán bộ làm công tác dân tộc; bồi

dưỡng tư tưởng Hồ Chí Minh... Từ năm học 2009 - 2010, Học viện đã tiến hành đào tạo hệ thạc sỹ các chuyên ngành: Nhà nước và pháp luật, Lịch sử Đảng và Quản lý kinh tế do Trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh chuyển giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách khuyến khích giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)