Chính sách ruộng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippin từ năm 1898 đến năm 1946 (Trang 36 - 42)

9. Bố cục của luận văn

2.1. Chính sách nông nghiệp

2.1.1. Chính sách ruộng đất

Khi thực dân Tây Ban Nha thiết lập ách cai trị ở Philippines, quần đảo này mới chỉ bắt đầu hình thành quan hệ sản xuất phong kiến, còn một số đảo xa xôi vẫn tồn tại quan hệ sản xuất thị tộc, bộ lạc. Ở đây, đã có sở hữu tư nhân về đất đai nhưng chưa có sự tập trung lớn về đất đai trong tay một vài người hay một làng. Bởi vậy, thực dân Tây Ban Nha dễ dàng chiếm đoạt đất đai để quản lý và bóc lột theo kiểu encomienda ( tức là một kiểu điền trang thái ấp lớn như họ đã từng xây dựng ở châu lục của mình). Kiểu kinh doanh đồn điền nửa phong kiến nửa tư bản này phát triển mạnh nhất là ở đảo Luzon, nơi có diện tích lớn trồng mía, thuốc lá, đay và chuối tiêu…Nhìn chung, các chính sách cai trị của Tây Ban Nha trong lĩnh vực ruộng đất nông nghiệp chưa mấy rõ nét, bởi những nguồn của cải mà họ thu được từ các thuộc địa khác ở Mỹ La tinh đã làm họ sao nhãng thuộc địa Philippines và nhanh chóng để tư bản các nước khác đang buôn bán ở Philippines qua mặt.

Đến thời Mỹ, sau khi cơ bản bình định được quần đảo Philippines, bên cạnh những luật lệ cũ của người bản địa và của thực dân Tây Ban Nha được Mỹ tiếp tục duy trì, thì Mỹ cũng từng bước thay đổi các luật lệ, chính sách để phù hợp với lợi ích và mục tiêu của Mỹ. Sự thay đổi chính sách mới của Mỹ diễn ra trước hết trong lĩnh vực nông nghiệp và vấn đề ruộng đất.

Nông nghiệp là hoạt động kinh tế bao trùm nhất. Quá trình tập trung hóa và tư bản hóa trong nông nghiệp ruộng đất diễn ra mãnh liệt. Những quan hệ phong kiến dưới thời Tây Ban Nha vẫn còn tồn tại và được duy trì cho đến thời thuộc Mỹ. Mỹ muốn tạo chỗ dựa từ giai cấp phong kiến để thiết lập bộ máy cai trị của mình trên quần đảo nên đã công nhận quyền sở hữu ruộng đất của giai cấp này. Nhà thờ Thiên chúa giáo cũng được trao trả những phần ruộng đất mà trước đó đã bị quân cách mạng thu giữ và được pháp luật bảo vệ quyền sở hữu. Nông dân phần lớn không có ruộng đất. Về cơ bản, ruộng đất tập trung chủ yếu vào tầng lớp trên của xã hội, những tướng tá cao cấp trong quân đội Mỹ, tư sản, quan chức trong bộ máy chính quyền thuộc địa đều chiếm được những phần diện tích đất màu mỡ, rộng lớn. Qua từng thời kỳ, chính sách về ruộng đất có nhiều thay đổi nhưng về cơ bản vẫn là bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất của tầng lớp trên trong xã hội.

Năm 1902, Quốc hội Mỹ cho phép Chính phủ Philippines phân loại và xử lý tất cả các loại đất công, quyền mua bán ruộng đất của Nhà thờ. Nhưng một năm sau đó, chính sách này có sự thay đổi: ― hệ thống mượn thuê đất công của Mỹ được đưa

ra áp dụng ở Philippines, quy định mỗi công dân có thể được giao 24 ha đất công. Đồng thời việc các công ty mua và thuê đất công cũng được gia hạn tối đa là 1024 ha. Nhưng chính sách “mượn thuê đất công” đã thất bại do thủ tục quá phức tạp với nông dân trung bình và tín dụng không đủ” [9; tr.88].

Năm 1903, chính quyền Mỹ đã chuyển sang việc thông qua toà án để cấp chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất. Quyền sở hữu, không chỉ ở các thái ấp mà đối với cả ruộng đất. Dưới thời Tây Ban Nha, về hình thức, địa chủ chỉ được quyền thu thuế thì nay họ đã có được bằng văn bản. Việc này khiến hoạt động của địa chủ nhằm chiếm đoạt ruộng đất của nông dân diễn ra phổ biến, bởi người nông dân rất hiếm khi có thể đưa ra được những giấy tờ chứng nhận họ đã được thừa hưởng mảnh đất này từ cha mẹ họ. “Năm 1903 đã ra một đạo luật cho phép chiếm không

phải trả tiền những đất đai vỡ hoang bỏ không …chính quyền hành chính Mỹ đã cấm tự ý cày cấy ruộng đất tư nhân bỏ hoang” [36; tr.68]. Bốn năm trước đó Chính

phủ cách mạng của nhà nước Cộng hòa Philippines đã ra sắc lệnh xử lý những ruộng đất chưa được sử dụng. Những người nông dân, ngay cả khi Nhà nước cộng hòa tan vỡ vẫn tiếp tục sinh sống trên những vùng đất hoang, biến nó thành đất trồng hoa màu.

Tương tự như Mỹ, các nước thực dân khác cùng thời cũng đưa ra những chính sách về ruộng đất. Nhưng về cơ bản là tạo cơ hội cho giới đầu cơ và tầng lớp trên của xã hội. Còn người nông dân vẫn chịu nhiều thiệt thòi và phụ thuộc vào giới chủ, hầu hết trở thành người làm thuê trên chính mảnh ruộng của mình. Trường hợp người Anh ở Mã Lai, cũng đưa ra những chính sách nhằm chiếm đoạt ruộng đất của nông dân thuộc địa để lập các đồn điền trồng cây công nghiệp. Năm 1896, người Anh đưa ra Luật về ruộng đất, theo đó người Anh có quyền quyết định việc mua bán, chuyển nhượng đất đai trên toàn Mã Lai. Tuy nhiên, do đất đai rộng lớn và dân số thấp nên tình trạng người nông dân thiếu đất canh tác không nhiều như ở

Philippines và một số nước khác trong khu vực. Người dân Mã Lai vẫn có thể tự túc lương thực, bởi ―Phần đất trung bình mỗi hộ của người Malaya lúc đó làm 2,5 acre (xấp xỉ một ha), đủ cho họ trồng lúa và các loại hoa màu khác‖ [33; tr.207].

Cùng là thuộc địa của Anh, nhưng ở Miến Điện, người Anh lại khuyến khích người dân khai hoang để trồng lúa. Có thể nói, dưới thời thuộc Anh, Miến Điện trở thành ― Bát gạo của châu Á‖ [33; tr.209]. Chính quyền Anh cũng bảo vệ quyền lợi của người Anh và người Ấn thông qua việc cho phép người Miến chuyển chuyển nhượng đất đai cho người nước ngoài. Việc này gây ra những lo lắng, bất mãn cho nông dân Miến Điện.

Việc thiết lập và mở rộng hệ thống kinh doanh đồn điền của thực dân Pháp ở Đông Dương đồng nghĩa với việc tích tụ đất đai ở một nhóm người, đặc biệt là tư bản người Pháp. Tình trạng bị mất đất, bị chiếm đoạt đất đai của nông dân bản xứ ngày càng trầm trọng tạo nên một số lượng lớn nông dân bị bần cùng hóa.

Để bảo vệ quyền lợi của địa chủ, một mặt Mỹ cấm nông dân tự ý cày cấy ruộng đất tư nhân bỏ hoang, mặt khác đồng ý cho địa chủ sử dụng những mảnh đất đó. Sau này, chính quyền thuộc địa còn thông qua Đạo luật về cho vay lãi với nội dung ngăn cấm việc địa chủ cho vay nặng lãi nhưng trên thực tế đạo luật này lại giúp địa chủ tiếp tục thực hiện việc cho nông dân vay lãi nặng. Và Đạo luật về hợp đồng, nhằm ràng buộc nông dân lĩnh canh và công nhân công nhật làm thuê không được rời bỏ chủ khi không được chủ cho phép. Những đạo luật này càng làm gia tăng sự bóc lột của địa chủ đối với người nông dân và công nhân công nhật. ―Một

thực tế có ý nghĩa là trong khi số lượng nông dân tăng thêm khoảng 700.000 người thì số người xin thuê đất công được cấp đất chỉ khoảng 35.000 người. Các luật lệ chống lại việc cho vay nặng lãi đã không ngăn được việc nông dân mất đất do lúc đầu họ vay những khoản tiền nhỏ mà không trả đúng hẹn‖ [25; tr.1110].

Năm 1904, Chính phủ Mỹ chi 7 triệu USD để mua các khu đất của thầy tu và những khu đất mà Chính phủ Aguinaldo đã quốc hữu hoá. Nếu điều này được thực hiện thì đất đai sẽ được bán theo chế độ trả góp và người nông dân sẽ được sở hữu ruộng đất trên quy mô rộng và không phải trả địa tô. Nhưng do việc soạn thảo luật

pháp và do sức ép của địa chủ đối với các quan chức Philippines trong việc thực hiện các điều khoản này, nên việc sở hữu ruộng đất đã rơi vào tay địa chủ vừa và nhỏ chứ không phải là người nông dân như nội dung kế hoạch.

Chính quyền Mỹ còn đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế quyền sở hữu đất đai của địa chủ, nhà thờ như quy định quyền sở hữu tối đa cho mỗi cá thể là 350 mẫu, cho tập thể là 2.530 mẫu và khoán đất cho nông dân ít hoặc không có đất. Tuy nhiên, những biện pháp đó không được thực hiện. Trái lại, những người ít đất hoặc không có đất được cấp ít, còn địa chủ nhiều đất lại được bổ sung thêm đất khoán từ nhà nước.

Việc địa chủ cho nông dân vay nặng lãi và chiếm dụng đất của nông dân thông qua toà án đã làm cho phần lớn nông dân và tá điền bị phụ thuộc hoàn toàn vào địa chủ hoặc trở thành cố nông làm công cho địa chủ. Địa chủ thường bóc lột nông dân theo phương thức chia nhỏ ruộng đất của mình rồi chia cho nông dân canh tác sau đó thu thuế rất cao bằng 1/2 hoa lợi mỗi vụ ―chế độ Kasma là phổ biến nhất

đặc biệt trong lĩnh vực trồng lúa. Địa chủ cung cấp ruộng, giống và vốn, tá điền cung cấp sức lao động và trâu bò. Tá điền được hưởng 50% hoa lợi sau khi anh ta đã được thanh toán chi phí về trồng trọt. Ở những vùng có sự cạnh tranh về đất thì chế độ Inquilato, hay còn gọi là cho thuê đất bằng tiền mặt, là chế độ phổ biến. Cả hai chế độ này đều là nguồn gốc của sự bất công. Người tá điền phải trả hai bồ thóc vào vụ thu hoạch cho một bồ thóc vay, nếu trả không được thì vụ sau nợ sẽ tăng lên gấp đôi” [9; tr.90]. Người thuê đất phải trả cho chủ đất bằng tiền mặt, việc

dân số tăng nhanh sẽ làm ảnh hưởng đến việc tăng thuế đất, dân số càng tăng thì giá đất càng cao. Nếu người nông dân, tá điền không trả được tiền thuê đất thì sẽ bị đuổi khỏi mảnh đất hiện tại để người khác thuê và không được hưởng bất cứ khoản tiền bồi thường nào. Có rất nhiều kiểu phát canh tùy theo từng địa phương. Ở một số nơi, người nông dân, tá điền tự gieo trồng bằng lúa của mình sau đó nộp cho địa chủ 1/2 thu hoạch. Nhưng phổ biến hơn cả vẫn là hình thức địa chủ cung cấp súc vật và giống cho người lĩnh canh, sau đó đến vụ thu về 3/4 hoa lợi hoặc tính toán toàn bộ giá trị giống má gieo trồng và thuê súc vật sau đó phần hoa lợi còn lại sẽ được chia đều cho địa chủ và người lĩnh canh.

Đặc điểm chung của tất cả các hình thức phát canh đó là bóc lột theo kiểu nô dịch bằng nợ (có nghĩa là dùng tiền cho vay để biến người lĩnh canh phụ thuộc vào địa chủ). Địa chủ chỉ đồng ý cho người lĩnh canh thuê với điều kiện là phải thừa nhận đã vay vốn của địa chủ cho dù người lĩnh canh không nhận được ít vốn nào.

Cuối vụ, người lĩnh canh buộc phải trả cho địa chủ bằng hiện vật (tức là lúa) với giá thấp hơn so với ngoài thị trường rất nhiều ― Trong thời gian giáp hạt khi kaxama (người lĩnh canh) bao giờ cũng chẳng còn một đồng xu nào và chẳng còn một dúm lúa để ăn quà, kaxic (hay Kacuk – là người đứng đầu mỗi làng được chọn từ giới quý tộc công xã cũ được ủy nhiệm cho họ thu thuế và một vài trạm cảnh sát. Họ được miễn thuế cơ bản và không phải gánh nghĩa vụ lao động) sẵn lòng cho anh ta vay trước bằng tiền (“buk – noc”) và đồng thời hàng tháng hay hàng tuần một lượng lúa (nhưng chỉ vừa đủ để duy trì sự sống của người lĩnh canh và gia đình anh ta). Cuối mùa, địa chủ tính, rút trong phần thu hoạch trả cho người lĩnh canh, tương đương với số tiền ứng trước và toàn bộ khẩu phần ăn hàng tuần có thêm số lãi ăn cướp đến mức, thậm chí khi thu hoạch cao nhất kaxama không những chỉ còn hai bàn tay trắng mà còn là nợ của địa chủ” [36; tr47 - 48]. Bởi vậy, nông dân và

gia đình của họ bị trói chặt bởi nợ nần, quanh năm họ lao động chỉ để trả nợ cho địa chủ, thậm chí bị rơi vào bước đường cùng phải cho con cái mình đến hầu hạ cho địa chủ để trả nợ.

Ngoài ra, người lĩnh canh còn phải thực hiện những nghĩa vụ đối với địa chủ như: sửa chữa ruộng, đắp đường, làm kho chứa…Có nơi còn có những luật lệ hết sức vô lý chẳng hạn ―Kaxama bị bắt phải cống cho địa chủ nhân ngày sinh của hắn

ta “làm quà” – một kavan lúa = 75 lít, khoảng 75 kg lúa chưa sạch hoặc 44 kg lúa sạch rồi” [36; tr4.8]. Do lợi nhuận bóc lột từ nông dân theo hình thức phát canh và

nô dịch nên địa chủ không muốn áp dụng kỹ thuật hay thuê sức lao động công nhân theo hình thức tư bản chủ nghĩa. Kinh tế nông nghiệp vẫn hoàn toàn trì trệ, diện tích gieo trồng vẫn ít ỏi, việc áp dụng khoa học kỹ thuật dường như vẫn còn trong thời kỳ trung cổ. Ở vùng núi sâu, vẫn phổ biến hình thức canh tác theo kiểu làm nương rẫy, sử dụng công cụ duy nhất là cây gậy vót nhọn, không phân bón, hệ thống tưới

tiêu tồi tàn vì thế năng suất vô cùng thấp và có đến 10% dân số sống bằng phương thức này.

Từ khi Mỹ giao quyền tự trị cho người Philippines, các luật lệ đặt ra có phần bớt khắt khe hơn. Ngày 27/2/1933, Chính phủ tự trị thông qua Đạo luật số 4054, với một vài nhân nhượng với nông dân lĩnh canh. Ngày 13/11/1936, Đạo luật này chính thức được Hội đồng thông qua với tên gọi ―Điều luật số 178 về việc lĩnh canh các

đồng lúa‖. Theo Đạo luật này, hợp đồng thuê đất giữa địa chủ và người lĩnh canh

phải được viết bằng tiếng địa phương, mọi chi phí gieo trồng như: gặt, đập lúa, thủy lợi các bên phải chịu đều nhau. Sản phẩm thu hoạch cũng được chia đều, nếu người lĩnh canh ứng trước tiền để phục vụ chi nhu cầu sản xuất sẽ phải trả số lãi 10% một năm, và họ phải còn ít nhất 15% thu hoạch giữ lại cho mình, số nợ còn lại thì họ phải nộp bằng tiền, và họ không có quyền bỏ ruộng khi chưa hết hợp đồng, địa chủ thì có quyền đuổi người lĩnh canh nếu có ―nguyên nhân chính đáng”. Có thể nói, điều luật này không mang lại nhiều điểm tích cực“Nó không giải phóng người lĩnh

canh khỏi tình trạng nô lệ vì nợ bởi nó cho phép địa chủ thu bằng thóc, phần lãi của món nợ đã vay để ăn, không phải để gieo trồng. Bằng sự lộng quyền, địa chủ thực tế có thể đuổi những người cấy rẽ, những “nguyên nhân chính đáng” cho điều luật này là “hành động thô bạo”, “không làm tròn mệnh lệnh của địa chủ”…Điều luật số 178 sẽ có hiệu lực sau ngày 1/1/1937 nhưng chỉ ở các thị trường hợp, thêm vào đó sự thi hành điều luật có thể đình lại sau này” [36; tr.252].

Ngày 3/6/1939, Tổng thống Quezon thông qua Luật số 441 để tổ chức di chuyển nông dân từ Luzon và Negros sang Mindanao. Vài ngày sau, ngày 9/6 Hội đồng Dân tộc thông qua Luật số 461 khẳng định rằng người tá điền có thể bị đuổi khỏi ruộng chỉ với những lí do đã được chỉ ra trong Luật về phát canh và cày thuê. Nhưng giới địa chủ không chịu thực hiện theo đạo luật, không chịu cấp đất cho những tá điền nào đòi tuân theo đạo luật, dẫn đến việc những người nông dân không có ruộng cày cấy, gây ra nạn thiếu lương thực trầm trọng vào năm 1940 ở Luzon.

Nhìn chung, từ khi Mỹ trao quyền tự trị cho Philippines, nền kinh tế nông nghiệp của nước này đã có bước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa nhưng còn

rất chậm chạp. Với hình thức phát canh, cấy rẽ, nền kinh tế nông nghiệp được duy trì chủ yếu nhằm củng cố địa vị của giai cấp địa chủ. ― Tính đến năm 1939, diện tích

canh tác nằm trong tay địa chủ chiếm gần 50%. Năm 1918, người có ruộng đất làm ăn chiếm trên 80% toàn bộ các phần ruộng ở Philippines, trước năm 1934, những

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippin từ năm 1898 đến năm 1946 (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)