Chính sách thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippin từ năm 1898 đến năm 1946 (Trang 49 - 51)

9. Bố cục của luận văn

2.3. Chính sách thủ công nghiệp

Nhìn chung, dưới thời thuộc Mỹ, nền thủ công nghiệp của Philippines không có nhiều cơ hội phát triển. Hàng hoá Mỹ không phải chịu thuế nên tràn lan khắp thị trường Philippines, các sản phẩm thủ công của Philippines không có khả năng cạnh tranh với hàng hóa Mỹ. Hàng loạt công trường thủ công bị phá sản trên quy mô lớn đặc biệt là ngành dệt vải bằng tay. Đối với một số mặt hàng thủ công như mũ, chiếu hoa mành mành, thêu… là những mặt hàng đang được tiêu thụ mạnh ở Mỹ thì tư bản Mỹ ưu tiên phát triển. Những mặt hàng phục vụ cho sự phát triển của những ngành công nghiệp này như vải vóc được tư bản Mỹ đưa sang Philippines rồi phân phát cho các làng nghề thêu. Các mặt hàng thêu, thủ công mỹ nghệ được đưa về Mỹ bán với giá rất cao, đem lại lợi nhuận rất lớn cho giới tư bản Mỹ.

Ngoài ra, các thương nhân Mỹ còn tận dụng nguồn nhân công lao động dồi dào với giá rẻ là phụ nữ và trẻ em. Những người làm nghề thủ công nghiệp là vợ, con của những người nông dân, thu nhập của họ rất thấp do bị thương nhân bóc lột, thậm chí còn thấp hơn lương công nhân làm việc trong nhà máy gấp nhiều lần. Các công trường thủ công, các xưởng thủ công nghiệp vẫn còn thô sơ nhưng lại thu hút một lượng công nhân khá lớn, lớn hơn gấp nhiều lần các xí nghiệp hiện đại. Nhưng điều kiện làm việc thì lạc hậu, vẫn tồn tại chế độ phường hội cổ lỗ.

Nhiều công trường thủ công được Mỹ duy trì, đặc biệt là trong ngành sản xuất thuốc lá. Cho đến thời điểm này, hầu hết các sản phẩm vẫn được sản xuất bằng tay, bởi các công nhân chủ yếu là những phụ nữ và các bé gái với số lượng rất đông, có khi lên tới vài nghìn người. Ở các ngành thủ công nghiệp này vẫn duy trì mối quan hệ theo kiểu chủ nghĩa gia trưởng truyền thống giữa chủ và thợ. Chủ của các công trường thủ công trả lương cho công nhân rất thấp đặc biệt là trẻ em“ trẻ em

trong các nhà máy chỉ được trả 0,5 – 1 pê xô một tuần” [36; tr.53].

Khác với các xí nghiệp sản xuất thuốc lá thuê một lượng lớn lao động phụ nữ và trẻ em “ có những nhà máy chế biến thuốc lá mà ở đó sử dụng tới 5.000 phụ nữ

làm việc”8, các xí nghiệp sản xuất những mặt hàng như giày, xà phòng, nước khoáng, cúc áo…lại có lượng công nhân rất ít ― Ở Philippines tính được (vào những

năm 30) 350 xưởng đóng giày, 200 xưởng nấu xà phòng và nấu rượu, 150 nhà máy nước khoáng và số lượng tương tự những xí nghiệp gỗ, cúc áo và các xí nghiệp nhỏ khác, phần lớn chúng chỉ có từ 2-3 công nhân làm thuê” [36; tr.58].

Philippines thời thuộc Mỹ vẫn tồn tại những công trường thủ công, những nhà máy xí nghiệp nhỏ do tư bản tư nhân người Philippines trực tiếp quản lý nhưng dưới sự kiểm soát của Mỹ. Trong khi, đối với ngành thủ công nghiệp ở Đông Dương lại do các tư bản tư nhân người Pháp độc quyền hoạt động, được đầu tư một lượng vốn lớn trong sản xuất xi măng, dệt vải, …thành lập các công ty lớn do tư bản Pháp trực tiếp quản lý.

Mỹ đã thành công trong mục đích biến Philippines thành nơi tiêu thụ hàng hóa dư thừa và là nơi cung cấp nguồn nhân giá rẻ. Trong lĩnh vực thủ công nghiệp, một mặt Mỹ duy trì các phương pháp bóc lột phong kiến từ thời Tây Ban Nha, một mặt áp dụng hình thức bóc lột tư bản chủ nghĩa. Tất cả các chính sách cai trị của Mỹ đối với Philippines đều nhằm mục đích thắt chặt thêm sự phụ thuộc của nền kinh tế thuộc địa vào chính quốc.

8

Xem thêm : Yoshihama Kunio, ―The Rise of Esartz Capitalsm in Southeast Asia”. Singapore. Oxford University Press, Oxford New York, 1988, p p 9 -14. Số 5.000 phụ nữ ở đây có thể bao gồm cả người trồng,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippin từ năm 1898 đến năm 1946 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)