9. Bố cục của luận văn
2.5. Chính sách đầu tƣ
Để khai thác nguồn nguyên liệu ở thuộc địa, các nước thực dân thường đầu tư nguồn vốn vào cơ sở hạ tầng để phục vụ cho công cuộc khai thác, chế biến. Nhưng đối với Tây Ban Nha - một nền kinh tế tụt hậu, một nền công nghiệp lạc hậu thì việc khai thác tài nguyên thiên nhiên từ thuộc địa Philippines, đặc biệt là khai thác mỏ còn quá xa lạ với họ. Bởi vậy, việc đầu tư tư bản ở thuộc địa Philippines
hầu như không có. Thực dân Tây Ban Nha bóc lột nhân dân Philippines bằng cách ép giá nguyên liệu và cưỡng bức tô thuế.
Đến thời Mỹ, lúc đầu các nhà tư bản Mỹ ngập ngừng khi đầu tư vào thuộc địa Philippines ― Năm 1914 những khoản đầu tư lẻ tẻ của Mỹ ở Philippines gộp vào
gần đến 64 triệu USD” [36; tr.33], bởi họ sợ rằng một ngày nào đó họ sẽ phải trả lại
độc lập cho quần đảo này. Sau đó, họ mạnh dạn đầu tư hơn vào thuộc địa song các nguồn đầu tư còn rất nhỏ giọt, chỉ đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến phục vụ cho xuất khẩu. Các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo không được chú trọng bởi các ngành này đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian quay vòng, thu hồi vốn lâu. Tư bản Mỹ cũng sợ rằng nếu đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng ở thuộc địa có thể ảnh hưởng lớn đến nền công nghiệp chính quốc “...
Phần lớn đầu tư của họ là của các tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực đường mía, thuốc lá và gai dầu” [33; tr.236]. Hệ quả là, các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và
công nghiệp khai thác không được Mỹ chú trọng, ngành công nghiệp khai thác là thế mạnh của Philippines hầu như Mỹ không đề cập đến.
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu tư bản, Mỹ đã tăng cường nguồn vốn đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng như sân bay, bến cảng, hệ thống các ngân hàng …
Trong ngành giao thông vận tải, tư bản Mỹ lại để tư bản Anh qua mặt, các tuyến đường sắt ở Philippines đều do tư bản Anh đầu tư, khai thác, Mỹ không thể cạnh tranh được với tư bản Anh trong lĩnh vực giao thông vận tải “ Cho đến giữa thế kỷ XX, hệ thống đường sắt của Philippines mới chỉ xây dựng được 866 dặm và chủ yếu tập trung ở đảo Luzon” [33; tr.238]. Nói chung, so với những gì mà các
nước tư bản thu được từ việc khai thác thuộc địa so với nguồn đầu tư mà các nước này bỏ ra để đầu tư vào thuộc địa luôn tỉ lệ nghịch với nhau. Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải của Philippines trong thời kỳ thuộc địa còn yếu kém, nên sau khi trao trả độc lập cho Philippines, Mỹ đã dành một khoản viện trợ lên tới 120 triệu USD để giúp quần đảo này xây dựng hệ thống đường sá, cầu cống…
sau chiến tranh và hệ quả của một thời gian dài chịu đô hộ, áp bức, Philippines vẫn chưa có khả năng tự tiến hành công nghiệp hóa đất nước. Thời gian này, Mỹ đã bỏ ra các nguồn đầu tư khá lớn vào các cửa hàng tổng hợp và các hãng nhập khẩu. Các xí nghiệp phục vụ công cộng, giao thông liên lạc được đầu tư đặc biệt. Các thành phố và xí nghiệp công nghiệp cũng được trang bị hệ thống kiểm tra.
Việc tăng dần nguồn vốn đầu tư tư bản vào thuộc địa Philippines giúp Mỹ thu được món lợi lớn và cũng giúp Mỹ duy trì được sự ảnh hưởng của mình ở quốc gia này, đây chính là kế hoạch ―ra đi nhưng vẫn ở lại” trong chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ.
Tiểu kết chƣơng 2
Những chính sách kinh tế về nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải mà Mỹ thực hiện ở Philippines trong suốt những năm 1898 - 1946 đã gắn chặt nền kinh tế Philippines vào nền kinh tế Mỹ. Nền kinh tế Philippines không có điều kiện phát triển theo con đường riêng của mình mà phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Nhìn chung, đây là nền kinh tế phát triển phiến diện. Nông nghiệp lạc hậu, các mặt hàng nông sản sản xuất ra chỉ để xuất khẩu phục vụ nhu cầu của chính quốc. Các mặt hàng phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân lại nhập khẩu từ nguồn hàng hóa ế thừa của Mỹ với giá cao. Điều này gây ra sự bất cập trong nền kinh tế, hàng loạt cơ sở sản xuất thủ công bị phá sản vì không thể cạnh tranh được với hàng hóa được miễn thuế từ Mỹ ồ ạt tràn sang.
Tuy nhiên, chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines vẫn đem lại những điểm mới, tiến bộ mà trước đó dưới thời kỳ thống trị của thực dân Tây Ban Nha chưa xuất hiện hoặc còn mờ nhạt. Đó chính là sự du nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế, việc thu mua nguyên liệu nông phẩm trong nền kinh tế nông nghiệp ở nông thôn cũng góp phần đưa mối quan hệ hàng hóa tiền tệ vào nền kinh tế nông nghiệp. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng có cơ hội phát triển. Hình thành các nhà máy, xí nghiệp, theo đó là các ngân hàng hoạt động nhộn nhịp. Giai cấp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản ngày càng trưởng thành, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Điều này đã định hướng cho con đường phát triển kinh tế sau này ở Philippines với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Chương 3
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ Ở PHILIPPINES THỜI KỲ 1898 - 1946