Chính sách thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippin từ năm 1898 đến năm 1946 (Trang 51 - 55)

9. Bố cục của luận văn

2.4. Chính sách thƣơng mại

Khi đặt được ách thống trị ở Philippines, người Tây Ban Nha đã ra sức biến nơi đây thành thị trường riêng bằng các chính sách thuế ưu đãi nhất cho hàng hóa của Tây Ban Nha và các tàu buôn Tây Ban Nha nhập nguyên liệu của Philippines. Nhưng người Tây Ban Nha không hoàn toàn kiểm soát được các hoạt động thương mại này. Bởi, Tây Ban Nha không có nhiều hàng hóa để tiêu thụ ở thị trường Philippines, đồng thời cũng không có nhu cầu nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ thuộc địa do sự phát triển chậm chạp của nền công thương nghiệp chính quốc. Sự già cỗi của kinh tế Tây Ban Nha đã khiến nước này bị các đế quốc tiên tiến hơn như Anh, Đức.v.v.qua mặt.

Cũng với chính sách thương mại đó, nhưng dưới thời cai trị của Mỹ, quan hệ thương mại Mỹ - Philippines không ngừng phát triển nhanh chóng. Tư bản Mỹ thu được nhiều lợi nhuận, đạt được địa vị thống trị nền thương mại Philippines, vượt qua tất cả các nước tư bản khác đã có chỗ đứng vững chắc ở thị trường Philippines. Ngoài việc có một nền kinh tế phát triển mạnh, thì việc đề ra, áp dụng các chính sách ngoại thương một cách linh hoạt với thuộc địa của các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cũng là lí do khiến Mỹ thống trị nền thương mại ở thuộc địa.

Vào thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, đã có sự thay đổi quan trọng trong chính sách khai thác thuộc địa của các nước thực dân ―Bước vào thời kỳ này, những trường hợp

cướp bóc của cải thuộc địa bằng bạo lực thô bạo ngày càng ít dần. Để thay thế sự cướp giật dựa trên cơ sở bạo lực thô bạo, người ta đặt ra “những quan hệ buôn bán văn minh”, nhưng sự “buôn bán văn minh” đó lại càng phá hoại phúc lợi xã hội của các thuộc địa nghiêm trọng hơn là thủ đoạn bạo lực thô bạo‖ [7; tr.42].

Nhìn tổng quát, chính sách thương mại của Mỹ ở Philippines chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Một mặt, Mỹ là quốc gia tư bản hiện đại, có nền kinh tế mở nên muốn theo đuổi chính sách tự do thương mại, cho phép các nước tư bản nước ngoài và người dân bản địa tham gia vào công cuộc khai thác, phát triển thuộc địa. Nhưng chính sách này có vẻ mạo hiểm vì Mỹ cũng không muốn dẫm lên vết xe đổ của người Anh trước đó ở 13 bang thuộc địa ở Bắc Mỹ. Mặt khác, Mỹ cũng muốn độc

chiếm thuộc địa, muốn thuộc địa Philippines phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. ―Giới cai

trị Mỹ luôn có hai xu hướng giằng co, một mặt cho rằng Philippines giống như một bang của nước Mỹ, vì vậy cần phải đối xử như lãnh thổ của mình; mặt khác lại coi Philippines như một quốc gia nằm dưới sự bảo hộ của Mỹ, vì vậy cần đối xử theo kiểu một nước riêng theo thông lệ quốc tế” [34; tr.7]. Vì vậy, chính sách thương mại của Mỹ ở Philippines luôn thay đổi theo các thời kỳ.

Trong giai đoạn 1899 - 1909, Mỹ áp dụng chính sách thương mại mở cửa ở Philippines, hầu như không đưa ra chính sách cấm đoán đối với các thương nhân nước ngoài vào buôn bán ở Philippines. Hiệp ước Paris năm 1898 không có điều khoản nào thể hiện sự ưu đãi đối với Mỹ và phân biệt đối với người Tây Ban Nha và thương nhân các nước khác. Vì vậy, trong thời kỳ này, các thương nhân Mỹ hầu như chưa có ảnh hưởng nhiều đối với hoạt động xuất nhập khẩu ở Philippines. Hoạt động thương mại giữa hai nước còn hạn chế, chủ yếu là Mỹ xuất khẩu hàng tiêu dùng sang thuộc địa và nhập về số lượng ít ỏi các sản phẩm của Philippines được thị trường Mỹ ưa thích như cùi dừa, sợi gai, cây thuốc lá, hàng thủ công mỹ nghệ. Còn người Anh, đã ghi dấu ấn đậm nét đối với nền ngoại thương nước này, Anh đã kiểm soát tới hơn 90% sản phẩm nhập khẩu ở Philippines, đặc biệt đối với các mặt hàng là bông và vải sợi.

Trước tình hình đó, năm 1909, Mỹ đưa ra Đạo luật thuế quan Payne – Aldrich quy định chế độ tự do buôn bán giữa Mỹ và Philippines. Theo Đạo luật này, “ tất cả

các sản phẩm hàng hóa Mỹ, trừ gạo, đều được miễn thuế nhập khẩu vào Philippines. Còn các sản phẩm của Philippines, trừ gạo, cùng với một số hạn ngạch ít ỏi cho đường mía cũng được miễn thuế nhập khẩu vào Mỹ. trong lúc đó, hàng hóa của các nước khác vẫn phải tuân theo thuế quan cũ” [77; tr.6]. Với Đạo luật này, các công ty

tư bản Mỹ có điều kiện vơ vét tài nguyên trên quần đảo, đồng thời bán được các loại hàng hóa dư thừa sang thuộc địa với giá cao ―cắt cổ‖. Và, với việc được miễn thuế, hàng hóa của các công ty tư bản Mỹ hoàn toàn có khả năng cạnh tranh, chiếm ưu thế hơn nhiều so với các nước khác. “ Việc thực hiện từ năm 1909 chế độ buôn bán miễn

khẩu rất cao, gần như để ngăn cấm các nước khác, đã cho phép Mỹ thống trị trong ngoại thương của Philippines. Phần của Mỹ trong nhập khẩu từ Philippines tăng hẳn lên từ 10% năm 1901 đến 41% năm 1914, còn giá những hàng nhập khẩu của Mỹ trong thời gian đó gần như tăng tới 10 lần, xuất khẩu hàng của Philippines sang Mỹ cũng tăng theo giá trị từ năm 1901 đến năm 1914 gấp 8,5 lần và đạt tới gần một nửa giá trị xuất khẩu của Philippines” [36; tr.32].

Đến năm 1913, Mỹ đưa ra bản dự thảo thuế quan mang tên Simons – Underwood. Theo bản dự thảo này, Mỹ sẽ dỡ bỏ các quy định hạn ngạch đối với hàng hóa của Philippines nhập khẩu vào Mỹ. Từ đây, nền kinh tế Philippines chính thức phụ thuộc vào Mỹ, là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu nông sản, công nghiệp cho nền công nghiệp Mỹ với các mặt hàng quan trọng như đường, mía, gai dầu, thuốc lá, dừa. Đồng thời là nơi tiêu thụ các sản phẩm của nền công nghiệp Mỹ.

Các mặt hàng Mỹ xuất sang Philippines gồm các loại mặt hàng tiêu dùng như: hàng may mặc, dệt, thuốc lá, sữa hộp, cá hộp…Còn nhập từ Philippines các mặt hàng mà thị trường Mỹ ưa thích đó là: sợi gai, cây thuốc lá, cùi dừa và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ…Lợi nhuận mà các thương nhân Mỹ thu được là vô cùng lớn do mua được với giá ―bèo bọt‖ và bán được với giá ―cao ngất trời‖. ― Một sản

phẩm mà nhà buôn Mỹ mua được ở Philippines với giá chưa đầy 15 xu, khi về Mỹ sẽ bán được 1 USD‖ [17; tr.12]. Còn đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ thì ― Đem lại lợi nhuận cho tư bản Mỹ gấp 15 lần so với giá trị của nó‖ [1; tr.11]. Điều

này gây nên những bất cập và khó khăn với đời sống người dân Philippines, các mặt hàng của họ xuất khẩu sang Mỹ với giá rẻ không đúng với giá trị thực của nó, trong khi họ lại phải mua các mặt hàng ế thừa từ Mỹ với giá cao. Trong khi đó, những mặt hàng tương tự của các nước tư bản khác giá hợp lí hơn thì không đến được tay người dân do bị đánh thuế quá cao.

Với mục đích biến Philippines thành nơi cung cấp nguyên liệu cho chính quốc, tư bản Mỹ đã tăng cường vơ vét tài nguyên từ thuộc địa làm cho sản lượng hàng hoá xuất khẩu của Philippines sang Mỹ tăng lên nhanh chóng “chiếm 33% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Philippines” [21; tr.11]. Để đáp ứng nhu cầu

của tư bản Mỹ về các sản phẩm từ cây công nghiệp phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến ở Mỹ, Mỹ khuyến khích nhân dân Philippines trồng các loại cây công nghiệp. Trong vòng 10 năm từ 1910 đến năm 1920 diện tích trồng các loại cây công nghiệp đã gia tăng nhanh chóng “diện tích trồng cây thuốc lá đã tăng tới 89%,

trồng mía tăng 137%, dừa tăng 142%” [22; tr.9].

Nhìn chung, từ sau năm 1909, vị trí của Mỹ trong nền thương mại Philippines được cải thiện rõ dệt. Điều này thể hiện trong giá trị xuất nhập khẩu giữa hai nước qua từng thời kỳ cụ thể “ Nếu như năm 1899, giá trị xuất khẩu của Mỹ sang Philippines mới đạt 1,5 triệu USD, sau đó tăng lên 5 triệu USD vào năm 1908, thì sau Đạo luật Payne – Aldrich năm 1909, thương mại song phương Mỹ - Philippines tăng lên rất nhanh. Giá trị xuất khẩu từ Mỹ sang Philippines lên tới 92,5 triệu USD vào năm 1929, tăng khoảng 19 lấn so với năm 1908; Còn hàng xuất khẩu từ Philippines sang Mỹ tăng từ 32 triệu USD năm 1908 lên 164,5 triệu USD vào năm 1929, chiếm tới 83% tổng sản phẩm xuất khẩu của Philippines. Từ năm 1818, nông sản xuất khẩu của Philippines tăng lên 50% so với năm 1902” [79; tr.117].

Trong những năm 1930, thời kỳ Philippines ở trong gian đoạn được gọi là quá độ hay thời kỳ “Philippines tự trị”, một chế độ thuế quan đặc biệt được thiết

lập. Tháng 12/1931, Quốc hội Mỹ thông qua dự luật Hare – Hawes – Cutting, luật mới với điều kiện hàng hóa của Mỹ sẽ được miễn thuế, hàng hóa của Philippines xuất sang Mỹ sẽ bị tăng mức thuế trong mười năm. Sau khi quyền phủ quyết của Tổng thống Hoover bị gạt bỏ, dự luật này chính thức trở thành luật. Theo đó, hàng hóa của Mỹ nhập vào Philippines vẫn được miễn thuế và hàng hóa Philippines xuất khẩu sang Mỹ thì vẫn phải chịu thuế, và tăng dần theo từng năm. Một số mặt hàng xuất khẩu cơ bản của Philippines như nguyên liệu đường, đường tinh chế, dầu dừa, sản phẩm bằng sợi…với hạn ngạch giới hạn. Tuy vậy, hàng hóa Philippines xuất khẩu sang Mỹ có tăng lên “ Năm năm trước chiến tranh về phần Hợp chủng quốc

có gần 80% xuất khẩu của Philippines, trong đó có 100% số đường chở đi, 100% vàng, 96% sản phẩm dừa” [36; tr.212].

đưa ra các điều khoản, hiệp định nhằm ràng buộc Philippines về các mặt kinh tế, chính trị và quân sự. Về mặt thương mại, ngày 30/4/1946, Mỹ đã ký với Philippines Hiệp định Thương mại Bell với nội dung: thời gian thực hiện tự do thương mại giữa hai nước là 8 năm từ năm 1946 đến năm 1954; sau thời hạn này hàng hóa nhập từ hai nước sẽ phải chịu thuế, mức thuế được tăng dần theo mỗi năm và đến năm 1974 thì phải thực hiện thuế quan theo quy định. Theo luật này, người Mỹ có quyền sở hữu, khai thác, phát triển và sử dụng các nguồn đất đai, tài nguyên như gỗ, than đá, dầu mỏ các nguồn khoáng sản khác cũng như dịch vụ công cộng ở Philippines. Mỹ còn quy định tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và đồng peso là: 2 peso bằng 1 USD, nếu muốn thay đổi tỷ giá này, phải được tổng thống Mỹ phê chuẩn. Ngoài ra theo luật này, thì Hiến pháp năm 1935 của Philippines phải thêm một số điều khoản quy định để bảo vệ quyền hạn của người Mỹ ở Philippines. Với hiệp định này, người Mỹ đạt được nhiều lợi ích, còn “Philippines phải chịu nhiều thiệt hại về kinh tế và

mất chủ quyền của một quốc gia độc lập. Về kinh tế 50% các vị trí then chốt của Philippines vẫn do các công ty của Mỹ nắm giữ” [33; tr.69].

Như vậy, chính sách thương mại của Mỹ ở Philippines được điều chỉnh qua từng giai đoạn có lợi cho tư bản Mỹ. Về cơ bản được chia như sau: từ thời kỳ thực hiện chính sách tự do thương mại, không phân biệt đối với các loại hàng hóa có xuất xứ từ các nước khác nhau (1899 – 1909) sang thời kỳ buôn bán tự do song phương theo hạn ngạch (1909 – 1913) và cuối cùng là thời kỳ tự do thương mại song phương (từ 1913 – 1946). Có thể nói, chính sách thương mại như trên đã tạo điều kiện làm giàu cho giới thương nhân người Mỹ và tầng lớp quý tộc Philippines, còn nhân dân lao động luôn là những người chịu nhiều thiệt thòi và khổ cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippin từ năm 1898 đến năm 1946 (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)