Đặc điểm của chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippin từ năm 1898 đến năm 1946 (Trang 59 - 61)

9. Bố cục của luận văn

3.1. Đặc điểm của chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines

Hình thức bóc lột siêu lợi nhuận bằng tô thuế, dùng vàng bạc để đổi lấy các sản phẩm nông phẩm và hương liệu quý từ thuộc địa của Tây Ban Nha được thay bằng hình thức đầu tư vốn và công nghệ để khai thác nguồn tài nguyên thuộc địa với quy mô lớn của Mỹ. Các luật lệ thương mại tự do dần được Mỹ áp dụng để thay

thế các luật lệ cũ của người Tây Ban Nha. Các nhà tư bản Mỹ được khuyến khích đầu tư vào Philippines. Hệ thống các ngân hàng được thiết lập, cung cấp quỹ tín dụng cho công cuộc kinh doanh đường mía, thuốc lá và gai dầu để phục vụ xuất khẩu. Chính quyền Mỹ cũng quan tâm hơn phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong đó có mạng lưới đường sắt, hạn chế sự bành trướng của chủ đất, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ. Nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu tư bản, Mỹ cũng tăng cường đầu nguồn vốn vào xây dựng các sân bay, bến cảng, các nhà máy, xí nghiệp sơ chế nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. Kinh tế Philippines thời thuộc Mỹ, có nhiều chuyển biến mới, tiến bộ nhưng về cơ bản, nguồn đầu tư của tư bản Mỹ chủ yếu vào ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến. Các ngành công nghiệp nặng, sản xuất hàng tiêu dùng không được Mỹ quan tâm nhiều. Nông nghiệp còn lạc hậu, kỹ thuật canh tác hầu như không được Mỹ áp dụng, cải tiến. Nhìn chung, kinh tế Philippines phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, Philippines là nơi sản xuất các mặt hàng nông phẩm để xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng dư thừa từ Mỹ.

Chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines trong những năm 1898 – 1946, kết hợp hình thức cai trị cũ và mới, vừa duy trì quan hệ bóc lột phong kiến vừa du nhập phương thức tư bản chủ nghĩa, giúp Mỹ thu được lợi nhuận cao và khai thác thuộc địa có hiệu quả. Hình thức này được sử dụng phổ biến trong các đồn điền trồng cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Hình thức kinh doanh đồn điền xuất hiện ngày càng

phổ biến và được các nước tư bản áp dụng cho thuộc địa. Từ thời Tây Ban Nha đã hình thành hệ thống các đồn điền trồng chuối, mía, thuốc lá, gai dầu…phục vụ xuất

khẩu và áp dụng việc thuê khoán các tá điền và trả công cho họ. Đến thời thuộc Mỹ, chính sách thuê khoán tá điền vẫn được áp dụng đặc biệt ở các đồn điền trồng abaca, đay và mía đường. Sản lượng thu được từ các đồn điền ngày càng tăng nhưng không phải do sự đầu tư lớn về khoa học kỹ thuật mà do khai thác được nguồn nhân lực giá rẻ với số lượng lớn. ― Tuy có sự đầu tư vào cải tiến kỹ thuật, áp

dụng khoa học trong việc trồng mía, nhưng sản lượng mía và lợi tức thu được tăng nhanh chủ yếu là do tuyển dụng và kiểm soát chặt chẽ một lượng lớn công nhân khai hoang, làm việc cật lực và giá nhân công rẻ‖ [33; tr.280].

Các chính sách kinh tế được Mỹ đề ra, áp dụng một cách linh hoạt, luôn thay đổi theo từng giai đoạn mang lại lợi nhuận cao cho Mỹ. Trong giai đoạn từ 1898

đến 1909, Mỹ áp dụng chính sách thương mại mở cửa, chào đón tất cả các thương nhân ngoại quốc dưới mọi sắc cờ. Nhưng từ sau năm 1909, với Đạo luật Payne – Aldrich và năm 1913 là bản Dự thảo Thuế quan Underwood thì chính sách thương mại của Mỹ đã có sự thay đổi. Hàng hóa của Mỹ nhập vào Philippines không phải chịu thuế, hàng hóa của Philippines (trừ gạo, một số ít đường mía và thuốc lá) cũng được miễn thuế nhập khẩu vào Mỹ. Còn hàng hóa của các nước khác vào Philippines phải chịu thuế cao. Điều này khiến ―Philippines nhanh chóng trở thành

thị trường cung cấp nông sản và một số khoáng chất cho chính quốc và là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp từ Mỹ‖ [33; tr.236].

Về cơ bản, dưới thời thuộc Mỹ, tình hình đầu tư tái sản xuất và mở rộng thị trường có được cải thiện, nhưng Philippines vẫn là một nước có nền kinh tế mang tính nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Các tầng lớp cũ từ thời Tây Ban Nha vẫn được

duy trì gồm tư sản quan liêu, giới chủ đất phong kiến câu kết chặt chẽ với các tầng lớp tư sản mới hình thành và giới tư bản nước ngoài, tạo nên một dạng tư bản độc quyền thao túng nền kinh tế của Philippines. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của Philippines khi nước này được trao trả độc lập vào năm 1946.

Chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines góp phần quy định việc lựa chọn con đường phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa của Philippines sau khi giành

độc lập. Dưới thời thuộc Mỹ, kinh tế Philippines có được những tiền đề về kinh tế, xã hội phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng tư bản. Thứ nhất, về kinh tế, kinh tế Philippines sớm được tiếp cận quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Philippines là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp Mỹ. Việc mua bán, trao đổi giữa thương nhân Mỹ với người dân bản địa xuất hiện, quan hệ tiền – hàng phát triển trong nông nghiệp nông thôn. Việc lập các đồn điền trồng cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu đã khiến người nông dân bị mất hoặc bị chiếm ruộng đất. Họ được thuê vào trồng, chăm sóc và thu hoạch sau đó được giới chủ trả lương. Cùng với những công nhân làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp được trả lương theo giờ, ở Philippines xuất hiện quan hệ mới trong sản xuất, quan hệ chủ - thợ. Cùng với đó là hệ thống các nhà máy, xí nghiệp, xưởng chế biến, hệ thống giao thông đi lại…phục vụ việc sơ chế, chế tác, vận chuyển các nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. Thứ hai, về mặt xã hội,việc hình thành các giai tầng mới như công nhân nông nghiệp, giai cấp tư sản ngày càng đông đảo. Giai cấp công nhân, tư sản ngày càng trưởng thành về số lượng, chất lượng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Philippines…Đây là những tiền đề kinh tế, xã hội phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế tư bản ở Philippines sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippin từ năm 1898 đến năm 1946 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)