9. Bố cục của luận văn
3.2. Tác động đối với Philippines và Mỹ
3.2.1. Tác động đối với Philippines
3.2.1.1. Tác động tích cực
Mục đích chính của các nước thực dân nói chung và Mỹ nói riêng trong chính sách đối với thuộc địa là vơ vét tài nguyên, khai thác nguồn lao động giá rẻ làm giàu cho chính quốc. Các chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục, giao thông vận tải.v.v.đều nhằm phục vụ mục đích cuối cùng là khai thác tối đa các nguồn lợi về kinh tế. Nhưng những chính sách đó, bên cạnh việc phục vụ những tính toán lợi ích của các nước thực dân, đế quốc thì về mặt khách quan cũng để lại những tác động tích cực đối với thuộc địa.
Đối với Philippines, những chính sách mà Mỹ thực hiện ở quần đảo này đã góp phần phá vỡ từng mảng những quan hệ kinh tế lạc hậu vốn đã tồn tại lâu đời ở
đây, chấm dứt tình trạng chia cắt, cát cứ ở các địa phương và kìm chế quyền lực của các tiểu vương phong kiến, phần nào hạn chế được tàn tích của chế độ phong kiến, góp phần đưa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Philippines. Tuy rằng, các phương thức sản xuất tiên tiến không được Mỹ áp dụng nhiều vào nền kinh tế Philippines nhưng đã tạo nên một số thay đổi tích cực cho nền kinh tế thuộc địa. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng nhiều hơn với các công trình như nhà ga, bến cảng, đường sá, cầu cống.v.v.
Trong nông nghiệp, nền kinh tế tự cấp tự túc tồn tại trong suốt 3 thế kỷ dưới
thời thuộc địa của Tây Ban Nha đã có sự chuyển biến quan trọng chỉ trong vài thập kỷ dưới sự cai trị của Mỹ. Quan hệ sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa đã xâm nhập vào các thành phần kinh tế nông nghiệp, biến nền nông nghiệp Philippines từ chỗ mang đậm nét phong kiến sang nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa. Sự xuất hiện của các đồn điền, cùng với phương thức bóc lột của tư bản và địa chủ bằng cách thuê nhân công và trả lương cho họ, xã hội Philippines đã xuất hiện thêm một tầng lớp mới – tầng lớp công nhân nông nghiệp. Về mặt khách quan, việc xuất hiện thêm những giai tầng mới tạo ra những biến đổi to lớn về mặt xã hội và chính trị. Giai cấp công nhân ngày càng đông đảo về số lượng và chất lượng. Đây là lực lượng xã hội mới, tiến bộ, mang trong mình sứ mệnh lịch sử đối với dân tộc trong tương lai.
Việc xuất hiện quan hệ tiền hàng ở nông thôn cộng với việc đưa các sản phẩm nông nghiệp của nông dân Philippines vào nền thương nghiệp thế giới đã thúc đẩy quá trình phân hóa các tầng lớp nông dân. Những người nông dân làm ruộng trên những mảnh ruộng nhỏ bé không nuôi sống được gia đình họ nếu họ không kiếm việc làm thêm, phương thức lĩnh canh và phong trào di dân ở nông thôn góp phần đẩy nhanh quá trình phân hóa giai cấp nông dân. Một bộ phận lớn nông dân bị mất ruộng đất đi vào làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ trở thành công nhân. Vì điều kiện làm việc tập trung với số lượng lớn nên giai cấp công nhân Philippines sớm trưởng thành về ý thức hệ. Trong cuộc cách mạng 1898, vì số lượng ít, lạc hậu về chính trị, ý thức giai cấp chưa đầy đủ nên giai cấp công nhân Philippines chưa thể đóng vai trò độc lập trong cuộc cách mạng. Dưới thời cai trị của Mỹ, giai cấp
công nhân Philippines có điều kiện để phát triển ý thức của giai cấp mình. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá tư tưởng tiến bộ vào phong trào công nhân trong nước.
Về thương mại, nếu như quan hệ ngoại thương dưới thời còn là thuộc địa của
Tây Ban Nha là quan hệ ép buộc, nghĩa là chính quyền Tây Ban Nha ép nhân dân thuộc địa phải mua những mặt hàng ế thừa từ chính quốc. Còn chính quốc sẽ mua những mặt hàng mà họ không tự sản xuất được ở thuộc địa với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá trị thực của nó. Điều này gây ra những mâu thuẫn không thể điều hoà được của nhân dân trên đảo với chính quyền thực dân đô hộ. Đến thời Mỹ, với chính sách tự do thương mại, hàng hoá của Philippines có thể dễ dàng xuất khẩu sang Mỹ. Tuy vẫn ở địa vị phụ thuộc, nhưng thuộc địa Philippines đã dần trở thành ―đối tác‖ của Mỹ, có thể nói : nếu như khi còn là thuộc địa của Tây Ban Nha, Philippines chỉ được biết đến như là ― kho chứa đạn dược và kho hàng bán sỉ ‖ [76; tr.144], thì khi là thuộc địa của Mỹ ―Philippines trở thành một đối tác quan trọng
trong nền kinh tế của Mỹ ‖ [35; tr.9]. Tuy nhiên, với các loại hàng hoá nhập khẩu từ
các nước khác thì sẽ có những hạn ngạch riêng, tất nhiên là thuế hàng hoá của các nước khác khi muốn nhập khẩu vào Philippines sẽ cao hơn hàng hoá của Mỹ.
Nhìn chung, trên một vài khía cạnh, chính sách kinh tế mà Mỹ thực hiện ở Philippines làm cho nền kinh tế Philippines phát triển, hội nhập mạnh mẽ hơn với xu thế phát triển của thời đại. Có thể nói, Philippines chịu ảnh hưởng của Mỹ không chỉ trên phương diện kinh tế mà trên tất cả các lĩnh vực, văn hóa, xã hội ―Ở Philippines,
từ vựng về chính trị, việc bầu cử, hệ thống chính trị, đảng phái, luật pháp, các học thuyết về lập pháp, những lí thuyết về quản lí hành chính đều phản ánh một nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Trong một thời gian dài các nguồn thương mại, tài chính, đầu tư cũng vậy. Những khoa học kỹ thuật mà chỉ đến khi Mỹ vào thì Philippines mới có điều kiện tiếp xúc. Ngoài ra, còn có ngôn ngữ, tư tưởng về giáo dục, việc quản lý giáo dục, tiền tệ, các mặt hàng công nghiệp và mặt lối sống Mỹ. Thậm chí đến cả báo chí, các mốt ăn mặc, hàng tiêu dùng…tất cả đều chịu ảnh hưởng của Mỹ‖ [45; tr.85].
―bảo hộ‖ cho đất nước họ. Bởi vậy, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Philippines thực tế không diễn ra mạnh mẽ như ở các quốc gia Đông Nam Á khác. Thậm chí, một bộ phận không nhỏ người Philippines, chủ yếu là giai cấp tư sản, tiểu tư sản luôn mong muốn được duy trì sự ―bảo hộ‖ từ Mỹ.
3.2.1.2 . Tác động tiêu cực
Philippines là thuộc địa của một trong những cường quốc trong thế giới tư bản, nhưng Mỹ không đầu tư nhiều vào thuộc địa này, bởi mục đích của Mỹ là muốn biến nơi đây thành nơi cung cấp nguyên liệu, nhân công và là nơi tiêu thụ hàng hoá ế thừa của chính quốc. Tư bản Mỹ chỉ đầu tư, khuyến khích phát triển một số ngành, lĩnh vực có lợi cho Mỹ như trồng các loại cây công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu, lập các đồn điền. Khi thị trường thế giới yêu cầu thì Mỹ mới cho xây dựng một số cơ sở chế biến nông sản. ―Năm 1914 những khoản đầu tư lẻ tẻ của Mỹ
ở Philippines gộp vào gần đến 64 triệu USD…Những vốn liếng này phần lớn được đầu tư vào các xí nghiệp sơ chế nguyên liệu có giá trị kinh tế xuất khẩu (nhà máy đường và ép dầu), vào những xí nghiệp thương nghiệp bán buôn” [36; tr.33]. Chính
sách đó của Mỹ khiến cho nền kinh tế Philippines phát triển một cách thiếu cân đối. Với vị trí là nước thuộc địa, nền kinh tế Philippines bị phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Khủng hoảng là căn bệnh kinh niên của chủ nghĩa tư bản, khi ―chính quốc‖ bị khủng hoảng thì thuộc địa không những bị ảnh hưởng, mà là nơi chủ nghĩa đế quốc trút gánh nặng khủng hoảng. Sau cuộc khủng hoảng 1929 – 1933, ở Philippines, nạn thất nghiệp trở thành nỗi ám ảnh nghiêm trọng đối với cuộc sống nhân dân, trong suốt những năm chiến tranh, ở Philippines có tới hơn một vạn người thất nghiệp thường xuyên, đa số những người thất nghiệp là công nhân nông nghiệp. Để tồn tại, họ phải đổ dồn lên các thành phố để tìm kiếm việc làm. Nơi mà người thất nghiệp đổ xô đến chính là thủ đô Manila làm cho số người thất nghiệp ở thành phố này trong những năm 1935 – 1939 tăng lên tới 25 lần so với trước.
Trong những năm trước chiến tranh thế giới thứ Hai, mức sống của giai cấp công nhân Philippines rất thấp kém “ Ở Manila hơn 20 nghìn gia đình (nghĩa là gần 50
tr230]. Cuộc sống của họ rất khổ cực, mức sống tối thiểu không được đáp ứng. Họ phải sống trong các túp lều ẩm thấp, nạn đói, bệnh tật luôn rình rập. Ngoài ra, họ còn phải chịu đựng nhiều mặt trái của nền công nghiệp đó là ô nhiễm môi trường, bệnh tật ―
người nghèo khổ vẫn đành phải uống chính dòng nước hôi thối mà ông cha anh ta đã từng uống trước đây bao thế kỷ. Bệnh sốt rét, bệnh kiết lị, bệnh lao phổi vẫn đe dọa anh ta và gia đình anh ta từ bất kì góc tối nào‖ [355; tr.230].
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì quan hệ sản xuất phong
kiến lỗi thời, lạc hậu từ thời Tây Ban Nha. Những tàn tích phong kiến ở nông thôn, những phương pháp bóc lột, cổ hủ vẫn được áp dụng đối với nông dân và công nhân nông nghiệp, sau đó còn được áp dụng với cả thợ thủ công trong làng và trong những xí nghiệp khai thác mỏ.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có xuất hiện trong nông nghiệp nhưng còn yếu ớt, ruộng đất bị địa chủ thâu tóm, người nông dân bị mất ruộng đất trở thành người phá sản, phải đi làm thuê trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ. Vai trò của địa chủ ngày càng lớn còn người nông dân, tá điền thì ngày càng khổ cực, bần cùng. Điều này làm cho mâu thuẫn giữa các giai tầng trong lòng xã hội Philippines ngày càng sâu sắc, phong trào đấu tranh giai cấp diễn ra ngày càng nhiều gây nên những bất ổn trong lòng xã hội Philippines.
Công nghiệp Philippines cũng phát triển một cách chậm chạp do những năm
đầu của thời kỳ 1898 - 1946, Mỹ chỉ đầu tư vào các ngành công nghiệp không ảnh hưởng gì đến công nghiệp chính quốc “Công nghiệp khai mỏ hoàn toàn không có,
mặc dù Philippines có rất nhiều khoáng sản. Các nguồn năng lượng có công suất lớn hoàn toàn không được sử dụng” [23; tr.10]. Tư bản Mỹ chỉ cho phát triển ở
Philippines những ngành công nghiệp thu được nhiều lợi nhuận do nhu cầu của thị trường thế giới, Philippines xuất khẩu rất nhiều mặt hàng phục vụ cho nền công, nông nghiệp Mỹ và nhập khẩu những hàng hoá ế thừa từ Mỹ. Những hàng hóa mà Mỹ nhập vào Philippines hoàn toàn không bị đánh thuế, hoặc nếu có thì cũng rất ít. Bởi vậy, hàng hoá công nghiệp từ chính quốc tràn sang rất nhiều, làm cho các ngành sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp không thể phát triển được, đã có rất
nhiều các xưởng thủ công nghiệp phá sản. Điều đó nói lên rằng, dưới thời thuộc Mỹ, công nghiệp Philippines phát triển phiến diện, nội thương trì trệ, còn ngoại thương thì phát triển mạnh hơn và phụ thuộc hoàn toàn vào tư bản nước ngoài.
Chính sách ngoại thương của Mỹ làm cho Philippines ngày càng phụ thuộc
vào tư bản Mỹ, những hàng hóa thiết yếu ở Philippines đều được đưa từ Mỹ sang
“Năm 1916 nhập khẩu của Philippines gồm 32% lương thực, thực phẩm, 27% là hàng dệt, 9% là hàng kim loại [36; tr.33], điều này làm cho các sản phẩm công
nghiệp ở Philippines không có hoặc có rất ít cơ hội phát triển.
Tóm lại, dưới thời thuộc Mỹ, tình hình kinh tế Philippines có được cải thiện
về chính sách đầu tư, thị trường sản xuất và xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Nhưng, những chính sách khai thác thuộc địa của Mỹ đã làm cho Philippines về cơ bản vẫn là một nền kinh tế mang tính chất nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp, tính chất phong kiến càng nặng nề, giới chủ đất chủ yếu sử dụng phương pháp phát canh thu tô, với hình thức ―cấy rẽ‖ thì người nông dân bị phụ thuộc hoàn toàn vào giới chủ. Trong sản xuất công nghiệp, vấn đề cải tiến và áp dụng kỹ thuật mới không được Mỹ chú trọng. Sau khi được trao trả độc lập, kinh tế Philippines vẫn phụ thuộc vào Mỹ. Trong khi hơn 70% dân số sống bằng nghề nông nhưng diện tích trồng lúa chỉ có 38% diện tích canh tác còn lại là diện tích trồng cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Đa số đất đai nằm trong tay giới địa chủ, tư sản, nhà thờ Cơ đốc và các công ty tư bản Mỹ. Ngành công nghiệp khai thác nằm trong tay tư bản Mỹ hoặc do tư bản Mỹ đầu tư. Về cơ bản kinh tế Philippines sau năm 1946 vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ, điều này làm cho kinh tế Philippines lệ thuộc nhiều vào Mỹ.