3.2.2 .Tác động đối với Mỹ
3.2.3. Tác động đối với quan hệ Mỹ Philippines
Chính sách cai trị về kinh tế của Mỹ ở Philipines thực hiện trong thời gian từ năm 1898 đến 1946 làm cho kinh tế Philippines phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Phụ thuộc về kinh tế dẫn đến phụ thuộc về chính trị và mọi lĩnh vực. Mối quan hệ Mỹ - Philippines thời kỳ này là quan hệ chính quốc - thuộc địa. Thuộc địa Philippines
cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu, nguồn nhân công giá rẻ và là nơi tiêu thụ sản phẩm của nền công nghiệp Mỹ.
Nhằm biến Philippines thành nơi cung cấp nguyên liệu cho chính quốc, Mỹ đã khuyến khích nhân dân Philippines trồng các loại cây công nghiệp cần thiết cho nền công nghiệp Mỹ, còn các loại cây lương thực phục vụ đời sống của nhân dân thì không được chú ý đến. Các mặt hàng của Philippines như cùi dừa, cây thuốc lá, sợi gai, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ…được thương nhân Mỹ đặc biệt ưa chuộng và thu được lợi nhuận cao. Các sản phẩm hàng tiêu dùng như: hàng may mặc, dệt, thuốc lá, cá hộp…là những mặt hàng dư thừa của nền công nghiệp Mỹ được các thương nhân Mỹ chuyên chở sang thuộc địa bán với giá rất cao. Trong khi đó, các mặt hàng khác với giá rẻ hơn lại không đến được với người dân bản xứ do chính sách độc chiếm thị trường của Mỹ. Việc trao đổi hàng hóa không công bằng, bằng cách đặt giá độc quyền cao cho hàng hóa chính quốc và đặt giá độc quyền thấp cho hàng hóa thuộc địa giúp Mỹ thu được lợi nhuận cao.
Chính sách đồn điền của Mỹ khiến cho hầu hết nông dân bị mất ruộng đất, một bộ phận nhỏ trở thành nông dân lĩnh canh, còn hầu hết trở thành công nhân nông nghiệp hoặc công nhân làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ và được trả đồng lương ít ỏi trong khi phải làm việc nhiều giờ. Ngoài ra, nông dân còn phải gánh vác nghĩa vụ tô, thuế, phu phen, tạp dịch nặng nề, còn công nhân thì thường xuyên phải đối mặt với đòn roi, cúp phạt, thậm chí họ phải nhận lương bằng chính những sản phẩm mà họ làm ra với giá cao hơn gấp nhiều lần bên ngoài. Mối quan hệ chính quốc - thuộc địa trong suốt thời kỳ 1898 – 1946 đã ràng buộc nền kinh tế Philippines phụ thuộc hoàn toàn vào chính quốc. Thuộc địa Philippines là nơi cung cấp nguyên liệu, nguồn nhân công giá rẻ, đồng thời là nơi chính quốc trút gánh nặng rủi ro sau các cuộc khủng hoảng.
Sau ngày Mỹ trao trả độc lập cho Philippines (4/7/1946), mối quan hệ giữa hai nước là đồng minh. Song, Mỹ vẫn đưa ra những ràng buộc về chính trị, kinh tế
và quân sự đối với Philippines. Cụ thể, về chính trị, Mỹ thiết lập ở Philippines một chính phủ thân Mỹ, theo mô hình chính trị của Mỹ - thể chế Cộng hòa Tổng thống, do Manuel A. Roxas làm Tổng thống. Ngay sau khi nhận chức, Tổng thống Roxas đã ký với Mỹ Hiệp ước chung Mỹ - Philippines. Trong đó, điều I của Hiệp ước quy định ―Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đồng ý từ bỏ tất cả các quyền sở hữu, giám sát, kiểm
soát chủ quyền hiện tại ở quần đảo Philippines ngoại trừ một số quyền liên quan bằng cách thỏa thuận với Cộng hòa Philippines về mục đích bảo vệ cho Mỹ và Cộng hòa Philippines‖ 9. Thực chất của điều khoản này là nhằm đảm bảo cho người Mỹ có mặt ở Philippines sau khi tuyên bố trả độc lập cho nước này.
Về kinh tế, Mỹ yêu cầu Philippines phải sửa đổi Hiến pháp, quy định người
Mỹ có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Philippines như người Philippines. Mỹ quy định tỉ giá đồng peso, các vị trí then chốt trong kinh tế Philippines vẫn do Mỹ nắm giữ. Mỹ thông qua đạo luật bồi thường chiến tranh, theo đó Philippines sẽ nhận được khoảng 500 triệu USD nếu chấp nhận các điều trên. Kinh tế Philippines chịu nhiều tổn thất và phụ thuộc chặt chẽ vào Mỹ.
Về quân sự, trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, Philippines đóng vai trò quan
trọng trong việc đánh bại phát xít Nhật. Trong Chiến tranh Lạnh, Philippines được ví như ―những tàu sân bay không chìm‖ của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khi Mỹ thực hiện chính chiến lược ―ngăn chặn cộng sản‖, ―bảo vệ thế giới tự do‖ với thuyết Domino của Tổng thống Eisenhower thì Philippines đóng một vai trò là căn cứ quân sự quan trọng. Với mục tiêu ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, tháng 9/1954, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) được thành lập tại thủ đô Manila, Philippines cũng trở thành thành viên của tổ chức này. Trước năm 1967, ở Philippines có tới 23 căn cứ quân sự của Mỹ trong đó có hai căn cứ lớn, quan trọng là căn cứ không quân Clark Field và căn cứ hải quân Vịnh Subic. Chính phủ
9
Xem thêm ―Treaty of General Relations Between the United States of America and the Republic of the Philippines Signed at Manila, on 4 July 1946‖, Treaty Series – Treaties and international agreements registered or filed and recorded with the Secretariat of the United Nations, United Nations, pp.4.
Philippines không chỉ ủng hộ Mỹ bằng tinh thần, lời nói mà còn bằng những việc làm cụ thể. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), quân đội Philippines đã sang giúp Mỹ. Họ cũng có mặt ở Lào những năm 1960 – 1961 và ở chiến trường Việt Nam những năm 1966 - 1969.
Sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, Mỹ đã rút hết lực lượng của mình ở Khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, những năm gần đây, ―sự trỗi dậy mạnh mẽ‖ của Trung Quốc đe dọa đến quyền lợi của Mỹ tại khu vực châu Á. Trước tình hình đó, Mỹ đã đưa ra những sách lược nhằm đối phó với Trung Quốc mà trọng tâm là chiến lược ―trở lại châu Á‖ được đề ra trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama. Philippines lại một lần nữa đóng vai trò quan trọng trong chiến lược ―trở lại châu
Á‖ của Mỹ, điều đó được thể hiện qua các Hiệp định hợp tác tăng cường quốc
phòng giữa hai nước được ký kết giữa Tổng thống Obama và Tổng thống Philippines Benigno Aquino trong thời gian gần đây. Trong đó có điều khoản cho phép Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự tại Philippines có thời hạn trong vòng 10 năm 10. Mối quan hệ đồng minh giữa hai nước này hứa hẹn sẽ còn kéo dài trong tương lai.
3.3. So sánh chế độ cai trị của Mỹ với Tây Ban Nha và các nƣớc thực dân khác
Về mục tiêu: Cũng giống như Tây Ban Nha và các thực dân khác, Mỹ muốn
biến quần đảo Philippines thành thị trường riêng với các chính sách ưu đãi cho hàng hóa, tàu bè Mỹ nhập nguyên liệu từ Philippines. Đồng thời, Philipines là nơi tiêu thụ hàng hóa dư thừa từ chính quốc. Trong thời gian cai trị Philippines, Tây Ban Nha không kiểm soát được hoạt động ngoại thương, bởi Tây Ban Nha không có nhiều hàng hóa để tiêu thụ ở thuộc địa và cũng không có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu do sự phát triển chậm chạp của nền sản xuất trong nước. Còn Mỹ, cùng với chính sách đó, nhưng đã thật sự mang lại hiệu quả, khi Mỹ đạt địa vị thống trị về mặt ngoại thương.
10
Các chính sách về chính trị, văn hóa, giao thông vận tải…đều nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế, phục vụ lợi ích của các nước thống trị khiến kinh tế thuộc địa phụ thuộc vào chính quốc. Ở Philippines, cả Tây Ban Nha và Mỹ cùng theo đuổi mục tiêu này, nhưng so với Tây Ban Nha, Mỹ có sự thành công hơn. Tây Ban Nha thực thi chính sách ép buộc nông dân trồng các loại cây phục vụ cho xuất khẩu, nhưng nông dân Philippines vẫn có thể tự túc lương thực và có một phần để xuất khẩu. Đến thời Mỹ, với chính sách cưỡng bức trồng trọt, ép nông dân trồng các loại cây có lợi cho nền kinh tế Mỹ, diện tích trồng các loại cây phục vụ xuất khẩu tăng lên nhanh chóng, trong khi cây lương thực giảm. Nền nông nghiệp Philippines phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, đời sống người nông dân khổ cực, bị mất tư liệu sản xuất, đói kém triền miên.
Về phương thức, việc Mỹ sử dụng đồng thời phương thức bóc lột phong kiến
và tư bản chủ nghĩa, đã đem lại cho các tập đoàn lũng đoạn Mỹ những lợi nhuận khổng lồ. Thuộc địa Philippines trở thành nơi cung cấp nguyên liệu cho nền công, nông nghiệp chính quốc và là nơi tiêu thụ nguồn hàng hóa dư thừa từ Mỹ. Các nước Anh, Pháp, Hà Lan cũng áp dụng các phương thức này, nhưng về cơ bản sự phát triển vượt bậc về kinh tế của Mỹ là nguyên nhân giải thích những Tây Ban Nha, cũng từng áp dụng phương pháp bóc lột phong kiến song, chính sự phát triển trì trệ của nền công thương nghiệp Tây Ban Nha đã khiến nguồn lợi thu được từ thuộc địa ít dần, thậm chí thuộc địa còn trở thành gánh nặng cho triều đình.
Về mặt tự do hóa thương mại, giai đoạn đầu Mỹ thực hiện chính sách mở
của, tự do hóa thương mại ở Philippines, chính sách này khiến Mỹ bị Anh qua mặt. Thương nhân Mỹ chưa có ảnh hưởng nhiều đối với thương mại ở Philippines trong khi người Anh đã ghi dấu ấn đậm nét ở thuộc địa này. Từ sau năm 1909, Mỹ bắt đầu đưa ra các đạo luật quy định thuế đối với các mặt hàng của thương nhân nước ngoài vào buôn bán ở Philippines, nhằm độc chiếm thị trường thuộc địa. Chính sách mở cửa được người Anh thực hiện trong suốt quá trình cai trị thuộc địa Mã Lai, Miến Điện, chế độ miễn thuế, chào đón tàu buôn dưới mọi sắc cờ. ― Chính sách thương mại mở cửa, không chỉ bao gồm tự do buôn bán, mà còn được mở rộng đến
hầu hết các mặt của đời sống xã hội. Mỗi cá thể, thành viên trong xã hội được tự do lựa chọn, theo đuổi một cách tương đối những sở thích kinh doanh của trong khuôn khổ mà pháp luật thuộc địa cho phép‖ [ 33; tr.205]. Trái ngược với chính sách tự do thương mại thời kỳ đầu của Mỹ ở Philippines và của Anh ở Mã Lai và Miến Điện thì Hà Lan ở Indonesia và Pháp ở Đông Dương lại thực hiện chính sách độc quyền thương mại bằng cách đánh thuế cao đối với các mặt hàng của thương nhân các nước khác.
Điểm khác biệt trong chính sách cai trị của Mỹ với Anh, Pháp là ― Nếu như việc bóc lột thuộc địa của thực dân Anh và Pháp đem lại nguồn lợi rất lớn cho cả hai nhưng lại làm cho nền kinh tế của các nước này ngày càng phát triển thụ động, mang tính chất ăn bám và mất tính cạnh tranh‖ [7; tr.327]. Mỹ thì ngược lại, Mỹ
không bị lệ thuộc vào thuộc địa của mình mà dựa vào nguồn nguyên liệu và nhân công rẻ mạt ở thuộc địa để phát triển năng động. Điều đó cho thấy ưu điểm vượt trội của chính sách khai thác thuộc địa kiểu mới của Mỹ so với chính sách thực dân kiểu cũ của Anh và Pháp.
Về mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng, hầu hết chính sách đầu tư của các nước thực
dân ở Đông Nam Á đều tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, vào hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thành lập các ngân hàng… để phục vụ cho công cuộc khai thác tài nguyên từ thuộc địa. Tuy mức độ đầu tư có thể nhiều ít khác nhau, nhưng đề giống nhau về mục đích khai thác kinh tế.
Có thể nói ― Tuy có sự khác nhau nào đó trong chính sách khai thác và bóc
lột thuộc địa (như mức độ mở cửa, tự do hóa thương mại, hình thức cung cấp tín dụng, mức độ đầu tư hạ tầng.v.v..) nhưng mục tiêu kiếm lợi nhuận bằng các hình thức thuế, tước đoạt ruộng đất của người nông dân và bắt họ trồng các loại cây để xuất khẩu, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, xây dựng cơ sở hạ tầng tối thiểu như cầu cống, đường xá, sử dụng nguồn vốn và công nghệ hiện đại để chèn ép, cạnh tranh với các đối thủ khác, trong đó có tư bản người bản địa là nét đặc trưng trong chính sách kinh tế của phương Tây ở các nước Đông Nam Á thời thuộc địa‖ [33; tr.205].
Về mối quan hệ sau khi độc lập: Sau khi trao trả độc lập cho Philippines vào năm
1946, khái niệm thuộc địa – chính quốc không còn nhưng mối quan hệ giữa hai nước vẫn rất đặc biệt. Philippines trở thành đồng minh truyền thống của Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai. Cụ thể: hai nước đã ký hiệp định phòng thủ chung vào năm 1951; Philippines ủng hộ các chính sách của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh; Philippines đóng vai trò hỗ trợ Mỹ trong hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam. Philippines là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) tồn tại cho đến năm 1977. Sau khi chiến tranh chống khủng bố bắt đầu năm 2001, Philippines cũng là một phần trong tổng liên minh hỗ trợ Mỹ tại Iraq11. Mỹ công nhận Philippines là đồng minh lớn phi NATO, vừa làm nghĩa vụ đối với một đồng minh với Mỹ, vừa là hậu phương giúp Mỹ tham chiến chống lại các cuộc xung đột trên khắp thế giới. Còn Mỹ giúp Philippines phát triển an ninh – quốc phòng chống nội loạn, phát triển kinh tế, Philippines trở thành một quốc gia công nghiệp mới, là đối tác lớn của Mỹ.
Khác với quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines, trong một thời gian dài, mối quan hệ giữa Pháp với Việt Nam sau năm 1954 luôn ở hoàn cảnh tế nhị. Một phần bởi mối quan hệ ―thù cũ bạn mới‖, hơn nữa, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 có tác động cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc làm tan dã hệ thống thuộc địa của đế quốc Pháp. Cho đến năm 1993, hai nước mới có những bước tiến mới trong quan hệ ngoại giao song phương. Hiện nay, xu thế hòa bình hợp tác giữa các nước trên thế giới được đẩy mạnh, quan hệ Pháp – Việt cũng có xu hướng gia tăng hợp tác về các mặt kinh tế, chính trị.
Sau cuộc Chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975), Mỹ đã cấm vận Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1994. Trong thời gian này, hai nước có cuộc đàm phán về việc bình thường hóa quan hệ nhưng không thành. Đến năm 1993, Mỹ mới tuyên bố không ngăn cấm các nước khác cho Việt Nam vay tiền trả nợ các tổ chức tài chính quốc tế. Năm 1994, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam. Tháng 7/1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, gác lại quá khứ và mở ra một chương mới trong lịch sử hai nước.
11 Xem thêm tại: http://georgewbush-whitehouse.archives.gov/news/releases/2003/03/20030327-10.html truy cập ngày 22/6/2015.
Tiểu kết chƣơng 3
Như vậy, chính sách kinh tế mà Mỹ thực hiện ở Philippines đã đem lại những tác động hai mặt đến nền kinh tế của cả hai nước thuộc địa và chính quốc. Đối với Philippines, những chính sách này đã làm cho nền kinh tế bị phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, nền kinh tế phát triển phiến diện, đồng thời làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Nhưng bên cạnh đó là những tác động tích cực đối với nền kinh tế Philippines đồng thời cũng tác động đến sự lựa chọn con đường phát triển của Philippines sau khi đất nước này được trao trả độc lập vào năm 1946. Đối với Mỹ, Philippines là thuộc địa xa xôi ngoài châu Mỹ, nhưng Mỹ đã thu được nhiều thành quả từ thuộc địa này, trước hết là nơi cung cấp nguyên liệu, nguồn nhân công giá rẻ, thứ hai là thị trường tiêu thụ hàng hóa từ Mỹ, thứ ba là vị trí chiến lược của quần đảo này giúp Mỹ tiến gần hơn đến ―tham vọng toàn cầu‖.
So với các nước thực dân cùng thời, chính sách thực dân mới mà Mỹ áp dụng ở Philippines đã để lại những dấu ấn trên nhiều lĩnh vực. Việc Mỹ đầu tư tư bản vào một số ngành ở Philippines làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa sớm