Chính sách công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippin từ năm 1898 đến năm 1946 (Trang 45 - 49)

9. Bố cục của luận văn

2.2. Chính sách công nghiệp

Dưới thời cai trị của Tây Ban Nha, khoáng sản của quần đảo không được chú ý đến nhiều, bởi nền công nghiệp của Tây Ban Nha rất yếu ớt. Không có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng để khai thác khoáng sản ở thuộc địa mà chỉ dừng lại ở việc cướp bóc vàng bạc và đặt ra các loại thuế .Chỉ có các mặt hàng thủ công như thuốc lá, đồ thêu, dây thừng là được các lái buôn Tây Ban Nha quan tâm, nhưng đây lại không phải là mặt hàng mà nền công nghiệp Tây Ban Nha cần nhiều. Các lái buôn thường phải tiêu thụ các mặt hàng này ở các nước Châu Âu như Anh, Đức.

Trong thời gian chiếm đóng Philippines, Mỹ đã đầu tư mở mang xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho mục đích khai thác tài nguyên và tìm kiếm lợi ích kinh tế. Mỹ tiến hành xây dựng, làm mới các bến tàu, đường xá, hải cảng và các nhà máy chế biến nông phẩm.

Mặc dù muốn khai thác thuộc địa một cách triệt để nhưng các nhà tư bản Mỹ lại không muốn bỏ tiền đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo bởi các ngành này đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, lợi nhuận vốn quay vòng lại lâu. Hơn nữa, các sản phẩm làm ra có thể làm ảnh hưởng đến nền công nghiệp chính quốc. Bởi vậy, phần lớn nguồn vốn đầu tư của họ là vào các ngành sản xuất mía đường, thuốc lá và gai dầu. Ban đầu, những mặt hàng được Mỹ chú ý là những mặt hàng thô, chưa qua chế biến do đó các nhà máy chế biến chưa được chú trọng xây dựng. Bởi vậy, vốn liếng mà Mỹ đầu tư vào Philippines chỉ nhỏ giọt “ số vốn đầu tư

của Mỹ vào Philippines chỉ 140 triệu USD, chiếm khoảng 0,2% tổng sản phẩm quốc dân của Mỹ” [ 13; tr.89].

Bước sang đầu thế kỷ XX, do nhu cầu của thị trường Mỹ, trong nền công nghiệp Philippines đã bắt đầu xuất hiện một số cơ sở sản xuất bơ, nấu đường, sản xuất thuốc lá, xẻ gỗ, xay xát, bện dây thừng. Để phục vụ cho các dự án đầu tư ở thuộc địa, Mỹ đã thành lập các ngân hàng. Năm 1902, Mỹ bắt đầu thành lập các ngân hàng ở thủ đô Manila. Cùng với sự xuất hiện của các ngân hàng, hoạt động thương nghiệp và bảo hiểm cũng đi vào hoạt động để phục vụ cho các công ty tài chính.

Có thể nói, trong vòng hai mươi năm đầu sau khi Mỹ tiến hành xâm lược, Philippines vẫn là một nước thuộc địa lạc hậu về công nghiệp “Thống kê cho biết năm 1903 ở Philippines mới có 3259 “xí nghiệp sản xuất”mà năm 1918 là 8354, hơn nữa trong khoảng 15 năm này, tư bản tổng quát của chúng tăng 4 lần, còn giá trị sản phẩm – gấp 8 lần” [36; tr.42 – 43]. Tuy nhiên, các xí nghiệp ở Philippines không được trang bị nhiều về kỹ thuật, số lượng công nhân cũng không nhiều, chỉ đủ để người chủ không phải tham gia vào quá trình sản xuất. Vì vậy, số lượng tư bản dân tộc người Philippines ít, và tư bản lớn người Philippines hầu như không có. Nếu như trước Chiến tranh thế giới thứ Nhất, tư bản Mỹ không dám đầu tư vào các xí nghiệp ở

Philippines thì sau chiến tranh với sự tăng giá của một số mặt hàng như đường và dầu dừa, tư bản Mỹ “ đã mạnh dạn hơn tính cả những vốn đầu tư riêng của Mỹ ở Philippines, đến năm 1923 đạt tới 145 triệu USD, có nghĩa là tăng lên hơn hai lần so với thời gian trước chiến tranh” [36; tr.43]. Để đáp ứng nhu cầu trong sản xuất công

nghiệp, hoạt động của các ngân hàng cũng gia tăng nhanh chóng.

Nhiều xí nghiệp được xây dựng từ nguồn kinh phí của chính phủ Mỹ mà khoản kinh phí này cũng là nguồn thuế thu được của nhân dân Philippines. Nhưng nhờ đó mà các công ty của tư bản người Philippines có điều kiện phát triển hơn, tuy rằng để được vay vốn của chính phủ thì phải ―được lòng‖ quan toàn quyền. Khoảng thời gian sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất, từ năm 1919 đến năm 1922, nhiều đại tư sản Philippines xuất hiện trong các ngành than, đường, tàu thuỷ…là các ngành trực tiếp phục vụ cho nhu cầu của tư bản Mỹ và gắn chặt với Mỹ. Ngoài các nhà đại tư sản, ở Philippines còn có tầng lớp tiểu tư sản. Đó là chủ của các xưởng đóng giày, xưởng nấu xà phòng và nấu rượu… quản lý từ 2 đến 3 công nhân làm thuê.

Trong cuộc đại khủng hoảng tài chính thế giới 1929 – 1933, mà Mỹ là nơi khởi nguồn, Mỹ chịu hậu quả nặng nề. Là thuộc địa của Mỹ nên Philippines cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng “Giá sợi chuối trong khoảng 1928 –

1933 đã hạ 70%, cùi dừa giảm xuống 58%, dầu dừa 67%...Trong điều kiện chuyên môn hoá độc canh đủ để làm sụt giá những sản phẩm chính tới hai ba lần làm suy yếu toàn bộ nền kinh tế đất nước. Giá trị xuất nhập khẩu Philippines hạ từ 329 triệu pê xô vào năm 1929 đến 191 triệu trong năm 1933” [36; tr.147]. Để vượt qua khủng hoảng, tư bản Mỹ và địa chủ Philippines đã không ngừng trút gánh nặng lên vai người dân Philippines bằng cách tăng tô thuế, giảm lương công nhân làm thuê và kéo dài thời gian làm việc của họ. Điều đó khiến họ phải đối mặt với vô số khó khăn như đồng lương sụt giảm trong khi chi phi sinh hoạt tăng nhanh chóng, nạn thất nghiệp gia tăng trong khi việc làm và lương ít đi. Tất cả những điều đó làm cho mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, ngoài mâu thuẫn thường trực là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Philippines với thực dân đế quốc thì mâu thuẫn xã hội cũng nổi lên giữa giai cấp công nhân và tư sản. Đây là những vấn đề

vô cùng nóng hổi, bức thiết, và cũng là nguyên nhân bùng nổ cao trào đấu tranh của công nhân và nông dân chống lại chế độ cai trị của Mỹ và tay sai diễn ra sôi nổi trong giai đoạn này.

Để tiếp tục củng cố địa vị của mình ở Philippines, Mỹ đã thay đổi hình thức cai trị sang chế độ tự trị, vì vậy việc xuất khẩu hàng hoá của Philippines vào Mỹ đã tăng lên, nhưng chủ yếu là hàng nông nghiệp. Còn các ngành công nghiệp khai thác mỏ và công nghiệp chế biến thì có phần sụt giảm so với các năm trước. Cụ thể, vào năm 1938 chỉ còn khoảng 20% giá trị tổng sản lượng kinh tế quốc dân. Những năm trước Chiến tranh thế giới thứ Hai, Mỹ tập trung phát triển các ngành khai thác dầu và khai thác vàng, sản lượng các ngành này tăng lên rõ rệt, trong vòng từ năm 1931 đến năm 1940 sản lượng các ngành này tăng khoảng 10 lần.

Các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước như dệt, xi măng, xà phòng…không được Mỹ chủ trọng đầu tư, nên sản lượng không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Các mặt hàng xà phòng, xì gà, cá hộp đều nhập từ Mỹ, Philippines trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa lớn của Mỹ.

Về mặt đầu tư, cho đến năm 1939, Mỹ đầu tư vào Philippines 310 triệu USD,

chủ yếu là đầu tư vào các ngành then chốt là khai thác khoáng sản, trồng và sơ chế các sản phẩm từ dừa, mía và chuối sợi. Còn về công nghiệp khai thác mỏ Mỹ để cho các công ty sản xuất trong nước tự kiểm soát. Các xí nghiệp sơ chế nguyên liệu được các nhà kinh doanh Mỹ sử dụng một cách rất hiệu quả để thu lợi nhuận bổ sung.

Khác với người Mỹ, đầu tư vốn vào các ngành công nghiệp thuộc địa dưới dạng vốn cho tư bản bản địa tự kiểm soát. Đối với thuộc địa Đông Dương, người Pháp lại chú trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tác, khai thác mỏ và giao thông vận tải. Các cơ sở kỹ nghệ trong các lĩnh vực này chủ yếu do tư bản Pháp trực tiếp kiểm soát. Số vốn đầu tư vào công nghiệp thuộc địa khá lớn ― Giai đoạn 1919 – 1929, số vốn đầu tư của Pháp tăng lên 7 lần, bình quân hàng năm đạt tới 540 triệu franc. Nhưng nếu tình hình thế giới hoặc khu vực biến động, Pháp sẽ rút vốn khỏi thuộc địa đầu tư trong nước hoặc vào các khu vực khác.

ỏi, cho tư bản người bản địa quản lý thì người Anh ở Mã Lai lại coi đây là ngành công nghiệp mũi nhọn. Do chú trọng đầu tư, cải tiến về công nghệ mà người Anh ở Mã Lai đã sớm vượt qua người Hoa, vốn kinh doanh lâu đời trong lĩnh vực khai mỏ tại Mã Lai đặc biệt trong ngành thiếc.

Nhìn chung, chính sách về công nghiệp của Mỹ ở Philippines so với thời cai trị của Tây Ban Nha có nhiều điểm tích cực hơn. Mỹ đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu từ Philippines. Việc lập ra các đồn điền và thuê công nhân vào làm việc góp phần đưa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào nền kinh tế Philippines, làm cho kinh tế Philippines trên phương diện nào đó có bước phát triển tiến bộ và hội nhập với xu thế phát triển của thế giới khi đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippin từ năm 1898 đến năm 1946 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)