5 Mẫu quyền là hình thức tổ chức xã hội trỏng đó người đàn bà giữ vai trò quyết định trong nền kinh tế, trong đời sống xã hội và gia đình.
2.1.1. Sự chủ động của người phụ nữ trong hôn nhân
Như trên đã nói, sự chủ động của người phụ nữ trong hôn nhân dẫu không phải là đặc điểm sống còn, là bản chất của xã hội mẫu hệ, nhưng nó vẫn xứng đáng được xem là một dấu hiệu nhận biết của thiết chế xã hội này, bởi cái hiện tượng vốn trái khoáy với nhiều người “cọc đi tìm trâu” lại không hề hiếm hoi nếu không muốn nói là rất phổ biến trong xã hội mẫu hệ. Vì lẽ đó, sự chủ động của người phụ nữ trong hôn nhân được thể hiện đậm nét ở hình ảnh người-phụ-nữ-cưới-chồng.
a. Trong tác phẩm Dăm Săn, Hơ Nhí và Hơ Bhi6 mồ côi từ nhỏ. Thời
gian thấm thoắt trôi qua, khi “bầu vú của người con gái đã lớn”, “khi vú ngà trên ngực đã tròn”, cũng là lúc hai chị em cần có một người đàn ông trông rẫy, phát bờ, hét đuổi chim két, chim xanh. Được ông Diê báo mộng nhiều lần rằng, nếu lấy Dăm Săn thì hai người sẽ có một cuộc sống giàu có, sung sướng, Hơ Nhí đã cho gọi sáu người anh của mình đến để bàn việc đi dạm hỏi Dăm Săn về làm chồng. Lần lượt các anh của nàng đến nhà Dăm Săn ngỏ lời nhưng tất cả đều bị Dăm Săn thẳng thừng từ chối. Phải đợi đến khi có sự thúc ép của gia đình, dòng họ hai bên cũng như sự can thiệp của ông Du, ông Diê thì Dăm Săn mới bằng lòng chịu lấy Hơ Nhí, Hơ Bhi làm vợ. Và để được lấy Dăm Săn, hai nàng đã phải trả cưới theo đúng tập tục mẫu hệ: “Nếu Dăm Săn đòi bằng bò, chúng ta phải đưa bò, chàng đòi óc trâu, chúng ta phải đưa óc trâu, chàng đòi chiêng thì chúng ta đưa chiêng. Người
ta giàu thì mua knah, người ta sang thì mua voi. Còn chúng ta nhà nghèo thì
chỉ mua chồng thôi!” (lời Hơ Nhí, Hơ Bhi).
b. Hbia Sun trong khan Mdrong Dăm là một phụ nữ mạnh mẽ, táo
bạo. Ngay từ lần đầu tiên gặp Mdrong Dăm, nàng Sun không chút e dè, ngần
6 Trong các bản kể khác nhau, tên các nhân vật trong sử thi Dăm Săn được phiên âm theo những cách khác nhau (Đam Săn, Dăm Săn; Hơ Nhị, Hơ Nhí, H’Ni; H’Bhi, Hơ Bhi). Để thống nhất và tiện theo dõi, trong nhau (Đam Săn, Dăm Săn; Hơ Nhị, Hơ Nhí, H’Ni; H’Bhi, Hơ Bhi). Để thống nhất và tiện theo dõi, trong
ngại, đã bộc lộ tình cảm của mình: “Chàng và con, chồng bằng mặt, vợ bằng trán, mẹ ạ! Chàng và con đẹp đôi, con muốn chàng và con thành vợ chồng, cùng đi trên đường lên rẫy thì xứng biết bao! Và, khi Mdrong Dăm ngỏ ý muốn sánh đôi cùng Hbia Sun, nàng đã thẳng thắn đáp lời: “Đối với anh,
trầu cau em đã têm sẵn từ đêm hôm trước (…) Em thương anh từ ngày anh
đuổi theo bắt con quay chạy đến nhà em. Từ ngày đó lòng em xốn xang, tim em run rẩy, em như đàn mối lắc đầu. Em đã nói với mẹ em là anh và em rất vừa nhau, rất đẹp vợ, đẹp chồng, như đường rãnh của ná vừa ống tên, như
ché ba cùng lò, ché tuk bằng nhau, cùng buộc chung một cột”. Kể từ đó, họ
thề nguyền kết thành đôi lứa.
Vài ngày sau, nàng Sun cùng các anh đến nhà Mdrong Dăm thăm dò tình hình. Để đám cưới trở thành hiện thực, nhà gái cũng phải trả cưới theo đúng tục lệ. Điều ấy được thể hiện qua lời của Suh Sah anh của nàng Sun
nói với Mdrong Dăm: “Knai nói đúng, tôi không cãi lời knai, cũng không
tiếc của, tôi sẽ giao đủ đồ cưới chồng cho em gái tôi”.
Theo quy ước, thoạt đầu Hbia Sun phải ở lại nhà Mdrong Dăm ba tháng, gùi củi, múc nước cho cha mẹ Mdrong Dăm. Hết thời gian đó, gia đình nhà gái cử người đến nhà Mdrong Dăm bàn chuyện cưới xin. Như vậy, trong lễ cưới chính thức thì nhà gái mới thực sự là người chủ động. Chẳng thế mà những chữ “đón chồng”, “cưới chồng” được nhắc đi nhắc lại ở nhiều
trang sách: “Ngày hẹn đón chồng cho Hbia Sun đã đến (tr. 761); “Ơ chim
chích một ngàn, chim cu một trăm, trẻ già, trai gái, họ hàng gần, chị em ruột;
mọi người đã lo đến đâu; bao nhiêu ché rượu để ta cưới chồng cho Hbia Sun
(tr. 762); “Họ gọi chim chích một ngàn, chim cu một trăm, nô lệ, trai gái đi đông như đàn hươu, kẻ trước, người sau như đàn mối bay, nhi nhúc như đàn
c. Trong hơmon Giông cứu nàng Rang Hu, dẫu Rang Hu được chàng Giông cứu thoát khỏi tay quái vật, dẫu Rang Hu là kẻ phải mang ơn thì trong hôn nhân, cô gái ấy - chứ không phải người hùng kia - mới thực sự là người “đi trước”. Dưới đây là đoạn đối thoại thú vị giữa cha con Rang Hu:
“…Một hôm Bok Rơh gọi con gái:
- Con gái cưng quý ơi
Nay con đã đến tuổi trưởng thành rồi Con đã để ý đến chàng trai nào chưa? Năm nay con lấy chồng tốt lắm
Rang Hu:
- Thế con phải lấy ai? Chàng Giông nhé! Bok Rơh:
- Con tìm người mai mối đi; còn đợi gì nữa.”
Còn đây là những điều mà hai người chú của Rang Hu phải khẩn khoản nói khó với chàng Giông: “Chàng Giông ơi! Không biết phải nói thế nào. Bây giờ xin chàng hãy vì chúng tôi, thương giùm hai chúng tôi mà nghe theo, gần như hơi ép chàng một chút, không thì Rang Hu giận chúng tôi lắm. Nàng nhất định muốn chuyện của nàng với chàng phải thành và dứt điểm trong đêm nay. Nếu không thành, nàng sẽ trách mắng chúng tôi một cách thậm tệ”.
d. Ở một hơmon khác, chúng ta còn bắt gặp tục con gái bắt chồng. Yêu mến, hâm mộ các chàng trai khoẻ đẹp nhà Đăm Noi, hai chị em Bia Chăm đã ra lệnh cho người đi giữ thuyền của các chàng lại: “Hai chú hãy đánh trống đồng mặt bạc, báo cho lũ làng (…), báo cho tù trưởng của làng có bảy con sông chảy qua biết để đi bắt các chàng trai về cho chúng tôi!”
Còn đây là cảnh đoàn người làng Bok Rơh bài binh bố trận để bắt rể - hừng hực khí thế chẳng kém gì một đoàn hùng binh đang lăm lăm xung trận:
“Đoàn người làng Bok Rơh rầm rập kéo nhau đi bắt thuyền của anh em Noi. Họ đi đông như con ròi đất, nhiều không đếm được. Họ nối nhau dài như mây, cao như núi để chắn dòng sông (…). Lại nghe thấy tiếng của chú Dông, chú Wắt gọi lũ làng:
- Hỡi lũ làng, tôi tớ của ta, hãy chạy cho nhanh, chạy ngược dòng sông đón bắt thuyền của các chàng trai!”
e. Trong ot ndrong Bing con Măch xin làm vợ Yang, sự việc còn thú vị
hơn. Gặp Yơng, Yang trong giấc mơ, Bing, Jông con Măch ngày đêm tương tư, thương nhớ đến mức bỏ cả ăn uống. Hai nàng kể cho hai anh trai biết rõ đầu đuôi câu chuyện và van xin hai anh đi cướp Yơng, Yang về làm chồng:
“Tim chúng em bây giờ đang đập Gan chúng em bây giờ đang run Làm thế nào cướp được Yơng, Yang Chúng em van xin anh Ting giúp Chúng em van xin anh Mbong giúp Các anh giúp cướp anh Yơng về Các anh giúp cướp anh Yang về
Cướp Yơng về làm chồng cho em Jông Cướp Yang về làm chồng cho em Bing”.
Đáp lại lời cầu xin của Bing và Jông là cái lắc đầu của hai người anh và thậm chí họ còn khuyên hai em gái của mình nên từ bỏ ý định. Bing, Jông dứt khoát không nghe. Quyết tâm tìm Yơng, Yang về làm chồng không hề lay chuyển trong họ. Đến buôn làng Tiăng, Bing và Jông đã được gia đình Tiăng, Tang đón tiếp nhiệt tình, chu đáo. Tiăng, Tang còn nhận lời giúp Bing, Jông cưới chồng. Họ sang nhà nói chuyện với hai em Yơng, Yang và hai người vợ của họ. Bing con Lông, vợ Yang bèn thách đồ cưới. Sau nhiều lần thách cưới mà Bing, Jông con Măch đều đã đáp ứng đầy đủ, hai người
vợ của Yơng, Yang đành phải đồng ý. Kết thúc cuộc hành trình kiếm chồng gian nan, vất vả của Bing, Jông là một đám cưới linh đình, vui vẻ.
Như vậy, câu chuyện về những người-phụ-nữ-cưới-chồng chính là những ví dụ minh họa sống động cho hiện tượng “cọc tìm trâu” vốn rất quen thuộc trong xã hội mẫu hệ.