Sự chủ động của người đàn ông trong hôn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân trong sử thi tây nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi ê đê, ba na, mơ nông) (Trang 46 - 48)

5 Mẫu quyền là hình thức tổ chức xã hội trỏng đó người đàn bà giữ vai trò quyết định trong nền kinh tế, trong đời sống xã hội và gia đình.

2.2.1. Sự chủ động của người đàn ông trong hôn nhân

a. Trong ot ndrong Cướp Bung con Klết, Lêng con Rung là một chàng

trai trẻ đẹp và đầy sức mạnh. Ngay từ khi một nắng tuổi, cậu bé Lêng đã dám chém chân dê, lớn lên một chút thì nói chuyện như lửa cháy rừng, giận mẹ thì vùng vằng lội suối Dak Du, rượu không ngon thì đập vỡ ché đến nỗi không ai dám đụng lỗ rốn Lêng, rất ngại khi lại gần “ong klor Lêng”. Đến tuổi lấy vợ, cha mẹ bắt Lêng phải cưới con cậu, con bác theo lệ tục nhưng cả Bing con Phuh lẫn Bing con Jai - hai cô gái mà cha mẹ đã chọn cho Lêng - đều bị chàng chê sàng gạo còn để lộn hạt thóc, nhặt rau còn bị dính con sâu. Gạt sang một bên lời khuyên của cha mẹ, Lêng quyết định tự đi tìm vợ cho mình…

b. Tiăng trong sử thi Mơ Nông Tiăng cướp Djăn, Dje có vợ là nàng

Bing nức tiếng đảm đang, xinh đẹp. Ganh ghét với danh tiếng, sự giàu có và cuộc sống hạnh phúc của Tiăng, một con chim ác thần khổng lồ đã bắt cóc Bing rồi ăn thịt nàng, xác tan như tro như muối. Chàng lên đường tìm vợ nhưng rồi đau khổ trở về trong tuyệt vọng. Trên đường về nhà, Tiăng và

Tang em chàng đã ghé qua bon Rôch, bon Rong, bon Tông là những bon có ma lai ăn thịt người. Ở đó, Tiăng, Tang đã gặp hai nàng Ngo, Nge. Trước vẻ đẹp của hai cô gái trẻ, và đang trong tâm trạng buồn bã, Tiăng, Tang đã chủ động ngỏ lời muốn cùng Ngo, Nge nên chồng nên vợ:

“Em Ngo, Nge có còn son không Em còn sống với cha mẹ không Em còn sống với cậu, bác không Anh em tôi xin cưới được không?”

Trở về nhà, Tiăng cùng gia đình làm lễ tang cho vợ. Sau tang lễ, cha mẹ Tiăng khuyên chàng nên đi cưới Djăn, Dje về làm vợ nhưng Tiăng đã một mực từ chối, bởi vì người mà chàng và em chàng muốn lấy là Ngo, Nge. Cha mẹ đã ra sức khuyên ngăn vì Ngo, Nge là những cô gái có ma lai; nhưng bất chấp sự ngăn cản của gia đình, hai chàng vẫn quyết tâm lấy Ngo, Nge bằng được:

“Con chỉ hợp với Ngo con Briăng Con chỉ hợp với Nge con Briăng Ngo con Briăng cũng biết nhuộm chỉ Nge con Briăng cũng biết dệt vải Ngo con Briăng cũng giỏi nấu cơm Nge con Briăng cũng giỏi bổ củi Em Ngo, Nge đẹp như mùa nắng Em Ngo, Nge đẹp như mùa thu Ngo, Nge đẹp như hoa dưa tháng ba Ngo, Nge đẹp như măng le tháng sáu Con muốn cưới em Ngo con Briăng Con muốn cưới em Nge con Briăng”

c. Giông trong hơmon Giông đi tìm vợ cũng là một chàng trai mạnh mẽ. Cảm thấy buồn chán khi sống ở miền thượng nguồn quá lâu, Giông muốn rời khỏi làng đi chơi đó đây và cũng để tìm vợ. Mẹ chàng bà Hla Chem, em gái Bia Lui, em trai Gia và hai cậu Ma Dong, Ma Wắt đã hết lời khuyên giải nên ở nhà nhưng chàng dứt khoát không nghe. Trước sự cương quyết của Giông: “Chừng nào cháu tìm được người vừa ý để kết bạn đời thì cháu mới trở về nhà. Bằng không, cháu vẫn còn đi mãi, đi mãi không thôi”, bà Hla Chem, mẹ Giông đành ngậm ngùi khóc: “Thằng Giông, con trai yêu quý của mẹ ơi! Từ trước đến nay con vẫn ở trong nhà rông, vẫn quanh quẩn trong nhà mình, mà sao hôm nay con muốn ra đi, mẹ chẳng biết cản ngăn con thế nào. Mẹ buồn quá con ơi!..”

d. Trong khan Dăm Tiông, hai gia đình Dăm Tiông và Hơ Bia Điêt

Kluôc đã hứa hôn với nhau từ khi hai đứa trẻ còn trong bụng mẹ, vì thế, theo phong tục, Dăm Tiông phải lấy nàng Hbia Điêt Kluôc. Nhưng Dăm Tiông chê Hbia Điêt Kluôc đen, xấu và không chịu lấy người con gái ấy làm vợ: “Không thể, không thể được mẹ (…). Biết rằng quả dưa gang cùng lứa, quả dưa hấu cùng mùa (nhưng) con không ưng là con không ưng đâu, con không lấy nó làm vợ đâu”. Nghe thấy những lời chê bai ấy, Hbia Điêt Kluôc rất đau buồn, liền bảo mẹ và anh cùng dân làng rời buôn đến một vùng đất thật xa để sống và không bao giờ nhìn mặt chàng Dăm Tiông nữa, còn Dăm Tiông thì lấy hai nàng Hbli Dăng Guê và Kbuê Hrah xinh đẹp nhất buôn làm vợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân trong sử thi tây nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi ê đê, ba na, mơ nông) (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)