Hình thái hôn nhân cư trú bên vợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân trong sử thi tây nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi ê đê, ba na, mơ nông) (Trang 38 - 40)

5 Mẫu quyền là hình thức tổ chức xã hội trỏng đó người đàn bà giữ vai trò quyết định trong nền kinh tế, trong đời sống xã hội và gia đình.

2.1.2. Hình thái hôn nhân cư trú bên vợ

Hình thái cư trú trong hôn nhân là một vấn đề quan trọng và mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nó không đơn giản chỉ mang tính hình thức là nói lên nơi cư trú của hai vợ chồng sau khi cưới mà nó thực sự là một thiết chế, một quy tắc được cả cộng đồng xác nhận và không ai có quyền xem nhẹ, không ai được phép tuỳ tiện làm theo ý kiến riêng của mình.

“Tầm quan trọng của hình thái cư trú trong hôn nhân là ở chỗ qua nó ta thấy được trình độ phát triển xã hội, hình thái hôn nhân và gia đình của đôi vợ chồng mới cưới. Ví dụ: Nếu là trường hợp hôn nhân vợ cư trú bên chồng, ta có thể đoán xã hội của đôi vợ chồng mới cưới là xã hội phụ quyền và gia đình của họ là gia đình phụ quyền (tiểu gia đình hay đại gia đình). Nếu đó là trường hợp hôn nhân chồng cư trú bên vợ thì đó là xã hội và gia đình mẫu quyền. Cũng có trường hợp, đó là xã hội và gia đình phụ quyền nhưng còn bảo lưu nhiều tàn dư của chế độ mẫu quyền” [14, 289]. Như vậy, có thể nói rằng, tính chất của xã hội và tính chất của gia đình đã quy định các hình thái cư trú trong hôn nhân. Hay nói cách khác, hình thái cư trú trong hôn nhân chính là con đẻ của chế độ xã hội.

Bởi thế, văn hóa mẫu hệ trong sử thi Tây Nguyên sẽ được phản ánh qua tục hôn nhân cư trú bên vợ mà chúng ta sẽ thấy rõ trong hai tác phẩm

Dăm Săn Mdrong Dăm.

a. Sau đám cưới linh đình với Hơ Nhí, chàng rể Dăm Săn theo đúng quy định đã theo vợ trở về nhà: “Đoàn người tiễn Dăm Săn đi về nhà vợ,

bốn con voi đi trước, ba con voi đi theo sau; ở giữa là con voi Dut ăn ngọn cây le, voi Dê ăn ngọn lô ô, chàng Dăm Săn cùng nàng Hơ Nhí, Hơ Bhi cưỡi. Một trăm, hai trăm người đi trước, một ngàn, hai ngàn người đi sau, ở giữa là bà con dòng họ Dăm Săn và Hơ Nhí, Hơ Bhi. Họ đi qua rừng núi sông suối. Chẳng bao lâu họ đã tới bến nước, tới nơi làm rẫy, dựng chòi của Hơ Nhí, Hơ Bhi.”

Chúng tôi trích dẫn dài dòng như trên để chứng tỏ rằng, việc chồng phải theo vợ về nhà vợ ở là một việc nghiêm túc và quan trọng. Việc đó không phải được tiến hành một cách hình thức cho qua chuyện mà thực sự đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng.

b. Ở rể là điều tất nhiên trong xã hội mẫu hệ. Nó là thiết chế, là quy tắc buộc mọi người phải chấp nhận và tuân thủ. Bởi thế, những người mẹ bao giờ cũng lo lắng về cuộc sống tương lai bên nhà vợ của con trai mình. Họ xem xét kỹ gia đình thông gia bởi họ không muốn con trai mình sẽ có một cuộc sống vất vả sau này. Đoạn đối thoại sau đây giữa hai mẹ con Mdrong Dăm cho thấy tục ở rể đã ăn sâu bén rễ rất tự nhiên vào đời sống hàng ngày, đời sống tinh thần, tình cảm của những con người trong xã hội mẫu hệ:

“Hbia Knhí:

- Ôi! Con đừng chọn Hbia Sun làm vợ, nàng là con của người giỏi khiên đao. Mẹ sợ con không lo nổi công việc nhà người ta đâu, con ạ! Mdrong Dăm:

- Con cầm chà gạc, con thử phát rẫy trong rừng già. Để con thử ngồi lên đầu voi của cha Hbia Sun, con thử dạy bảo nô lệ trong nhà, thử giữ gìn của cải trong nhà họ. Con muốn đốt đuốc bằng dầu chai, thử chia rượu, dọn cơm cho khách giàu nghèo nhà họ. Con sẽ chăm bò, nuôi trâu cho cha Hbia Sun thêm giàu có” .

Việc Mdrong Dăm về nhà vợ cũng đã được chuẩn bị và thực hiện cẩn thận, chu đáo, thậm chí rất linh đình: “Sáng hôm sau, mặt trời vừa ló, rồi cho đến sáng ngày kia, việc ăn năm, uống tháng, lễ cúng cho Mdrong Dăm về ở nhà vợ mới chấm dứt. Mọi người cởi chiêng, tháo dây, cột ché cất đi”. Còn bản thân chàng rể mới cũng rất sốt sắng với việc về nhà vợ ở: “Hỡi chim chích một ngàn, hôm nay tôi lấy vợ và về ở nhà vợ đấy. Tôi bước đi muốn

chân không vấp ngã, nước trong nồi kbung, nồi bang không bị lắc rơi ra

ngoài”; “Các ngươi hãy tiễn tôi về ở nhà vợ, nàng Hbia Sun xinh đẹp”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân trong sử thi tây nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi ê đê, ba na, mơ nông) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)