Sự có mặt và dấu ấn của tình yêu trong hôn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân trong sử thi tây nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi ê đê, ba na, mơ nông) (Trang 82 - 85)

5 Mẫu quyền là hình thức tổ chức xã hội trỏng đó người đàn bà giữ vai trò quyết định trong nền kinh tế, trong đời sống xã hội và gia đình.

4.1.1. Sự có mặt và dấu ấn của tình yêu trong hôn nhân

a. Trong thời kì chế độ quần hôn, trong thời kì mà phụ nữ của thị tộc này lấy chung những người đàn ông của thị tộc khác làm chồng và ngược lại, thì tình yêu hẳn là một thứ tình cảm xa xỉ. Điều đó cũng có nghĩa là chế độ quần hôn không có lí do chính đáng nào để mặn mà với thứ gia vị lạ miệng ấy. Có lẽ lần đầu tiên loài người cảm nhận được sự tồn tại thực sự của nó là trên bàn tiệc cưới của một cuộc “hôn nhân đối ngẫu”.

Như vậy, có thể nói rằng, sự có mặt của tình yêu là một đặc điểm của chế độ hôn nhân đối ngẫu. Bởi lẽ, tình cảm ấy chỉ có thể nảy sinh khi con người đã bắt đầu có ý thức về sự phân rã của “cái cá thể”, mà điều này thì hoàn toàn không dễ tìm được một chỗ đứng trong thời kì chế độ quần hôn, thời kì mà “con người ta sinh ra là đã thành hôn rồi - thành hôn với tất cả một nhóm người thuộc giới tính khác” [3,114]. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy hôn nhân được phản ánh trong sử thi Tây Nguyên có sự tham gia của

tình yêu với không ít những cung bậc xúc cảm.

Lần đầu tiên gặp Hbia Sun, Mdrong Dăm (trong sử thi khan cùng tên) đã rung động trước vẻ đẹp của người con gái ấy. Trở về nhà, chàng ngày

đêm tơ tưởng: “Mdrong Dăm mặt mũi như dài thêm, người gầy nhom như cụ già. Chàng ăn cơm không ngon, ăn canh không vị, lời nói, tiếng cười

không như xưa… vì nhớ thương Hbia Sun xinh đẹp”. Chính những rung

động đầu tiên ấy đã dẫn lối đưa đường Mdrong Dăm đến với nàng Hbia Sun và thôi thúc chàng bày tỏ tình cảm chân thành với người con gái mà mình thương nhớ: “Ơ em Hbia Sun xinh đẹp! Anh thích em như thích quả chua trên cành, anh thèm em như muốn ăn quả ngọt. Anh thương em từ ngày đầu

chúng ta gặp mặt (…), anh nhìn em thấy xinh đẹp, ngực nở nang, đôi vú mới

nhú, miệng em cười xinh, anh nghĩ dù có nát thịt xương tan, anh cũng lấy em. Anh ăn cơm không vào, uống nước không trôi, đêm cứ bồn chồn, thương nhớ em.

Dù thân đèn dầu chai của mẹ ở nhà có gãy, anh dù da rách, xương tan,

anh cũng phải lấy bằng được em, để có người nấu cơm, nấu canh (…). Anh

chỉ một lòng thương em Hbia Sun xinh đẹp! Nếu cái bụng em ưng, cái lưng em thuận, lời nói, tiếng cười em thích thì em phải đến gùi nước, chẻ củi, dọn

bếp cho mẹ anh…”.

Trong ot ndrong Tiăng cướp Djăn, Dje, Tiăng, Tang đã có cảm tình

với Ngo, Nge - hai cô gái xinh đẹp ngay từ lần gặp đầu tiên. Sau khi chia tay với Tiăng, Tang, hai nàng đem lòng thương nhớ, khiến đêm ngày không ngủ được. Từ thương nhớ, họ suy nghĩ vu vơ, lo lắng, băn khoăn, trăn trở:

“Mải nhớ đến anh Tiăng con Rong

Mải nhớ đến anh Tang con Rong

Ngo suy nghĩ một mình trong đầu

Nge suy nghĩ một mình trong đầu

Nghĩ đến Tiăng đêm ngủ không yên

Anh Tiăng hứa cưới mình làm vợ Anh Tang hứa cưới mình làm vợ

Tiăng cưới con cậu, con bác

Tiăng hứa cưới em Ngo con Briăng Tang hứa cưới em Nge con Briăng Chắc anh Tiăng nói đùa vui miệng Hay anh Tiăng đánh lừa chúng mình?”

Rồi những lo lắng, thấp thỏm đã trở thành hành động. Suy nghĩ mung lung, hai nàng đã làm ngải để chài, giữ Tiăng, Tang cho riêng mình:

“Lo sợ Tiăng đi cưới vợ khác Lo sợ Tang đi cưới vợ khác Chị em ta biết làm thế nào

Ta dựng nêu mời thần lúa xuống Ta nhổ trộm củ ngải anh Tông Ta nhổ trộm củ ngải anh Siăng Ta thổi ngải khiến người anh hùng Ta thổi ngải khiến anh Tiăng, Tang Ta thổi ngải anh Tiăng con Rong Ta thổi ngải anh Tang con Rong”.

b. Tuy nhiên, tình yêu được phản ánh trong sử thi Tây Nguyên vẫn còn đơn giản, thô phác. Trong sử thi Tây Nguyên chưa thể có những câu chuyện tình mãnh liệt mà ở đó những người yêu nhau sẵn sàng vượt qua mọi thử thách, ngăn trở, sẵn sàng xả thân vì nhau và dám liều mình vì tình yêu - bởi lẽ sự phân rã các cá thể trong mỗi con người lúc bấy giờ chưa thể đạt được đến mức độ sâu sắc và triệt để; và còn bởi lẽ những câu chuyện tình kiểu như vậy không phải là mối quan tâm của sử thi. Sự giản đơn, thô phác của tình yêu được thể hiện ở chỗ con đường từ tình yêu đến hôn nhân trong nhiều trường hợp là không dài nếu không muốn nói là quá ngắn, quá dễ. Nhiều khi chỉ mới gặp nhau lần đầu, trai gái đã nảy sinh những rung động, rồi ân ái, tự

tình, trao vòng đính ước với nhau. Câu chuyện của Giông trong Giông đi tìm

vợ là một ví dụ: Giông đến làng Tang Năr được mọi người đón tiếp nồng

hậu. Họ làm cơm, mở ghè rượu tiếp đãi Giông. Chàng và Tang Năr cùng uống và trao đổi tâm tình, sau đó cả hai quyết định đính hôn. Tôi tớ giúp việc nhà cho gia đình Bok Rơh để làm mai mối, tác hợp cho hai người thành vợ thành chồng. Cuộc hôn nhân của Giông với Dreng Kơ Nom cũng diễn ra dễ dàng tương tự như vậy. Sự dễ dàng ấy đôi lúc khiến chúng ta phân vân liệu đó có phải là tình yêu hay không? Có thể coi đó là những rung động - những rung động hé mở một tình yêu - dù vẫn còn giản đơn, thô phác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân trong sử thi tây nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi ê đê, ba na, mơ nông) (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)