Chuê nuê một tập tục độc đáo trong văn hoá mẫu hệ Ê Đê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân trong sử thi tây nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi ê đê, ba na, mơ nông) (Trang 43 - 45)

5 Mẫu quyền là hình thức tổ chức xã hội trỏng đó người đàn bà giữ vai trò quyết định trong nền kinh tế, trong đời sống xã hội và gia đình.

2.1.4. Chuê nuê một tập tục độc đáo trong văn hoá mẫu hệ Ê Đê

Nội dung của tục chuê nuê (nối dòng) ở người Ê Đê được người bản địa diễn đạt như sau: “Amai djiê mcuê (cuê) adei, adei djiê mcuê amai, ayong djiê mcuê adei, adei djiê mcuê ayong, amiêt djiê mcuê amuôn, aduôn djiê mcuê kcô…” (dịch là: Chị chết em thay, em chết chị thay, anh chết em thay, em chết anh thay, cậu chết cháu thay, bà chết cháu thay)” [62, 64]. Còn nếu cần thể hiện một cách bóng bẩy hơn, khúc chiết hơn thì có lẽ không gì bằng là mượn lại lời một nhân vật: “Rầm sàn gãy phải thay rầm sàn khác, giát sàn nát phải giậm lại cho lành” [31, 220]. Và, phong tục đặc sắc ấy đã

được thể hiện khá đầy đủ và rõ nét qua kiệt tác Dăm Săn.

Trong khan Dăm Săn, tục chuê nuê được thể hiện qua những cuộc hôn

nhân nối nòi giữa Mtao Kla với Hơ Nhí, giữa Hơ Nhí với Dăm Săn, và giữa Dăm Săn cháu với Hơ Nhí.

Mtao Kla và Hbia Klu là vợ chồng. Sau khi Hbia Klu chết, Hơ Nhí (cháu cùng trực hệ với bà Hbia Klu) đã thay thế bà để làm vợ của ông. Khi

Mtao Kla đã già, theo phong tục, cháu ông Mtao Kla là Dăm Săn sẽ phải lấy Hơ Nhí. Vì Hơ Nhí và Dăm Săn vẫn còn nhỏ, chưa thực hiện được việc kế tiếp giống nòi nên ông Mtao Kla đã chăm sóc Dăm Săn và Hơ Nhí như những đứa cháu khác. Điều ấy đã được phản ánh qua chính lời Hơ Nhí: “Khi bà Hbia Klu chúng ta qua đời, tôi là người đã được họ hàng đem chắp nối

với ông Mtao Kla chúng ta, làm nuê dành sẵn cho ông. Ông bế tôi trên đùi

còn Dăm Săn ông cõng trên lưng. Ông giết trâu làm lễ cầu phúc và ông bảo tôi rằng: “Nay ông đã mắt mờ tóc bạc, như tàu thuốc lá đã héo hon, không mong gì rồi đây ông còn lấy cháu ông được. Khi nương đã cằn, rẫy đã cỗi, khi cây đã đổ, gỗ đã mục, khi ông đã già mà hai cháu đã lớn khôn thì hai cháu sẽ lấy nhau.” Cho dù ban đầu Dăm Săn không chấp nhận cuộc hôn nhân ấy nhưng do tác động của ông Trời, do sự vun vén của gia đình và trước sự chủ động, táo bạo của một cô gái xinh đẹp, giàu có như Hơ Nhí,

cuối cùng Đăm Săn đã phải bằng lòng làm chồng nuê của Hơ Nhí.

Đến khi Dăm Săn chết, Dăm Săn cháu - con của Hơ Âng (chị ruột Dăm Săn) - đã phải thay cậu lấy Hơ Nhí: “Cậu chết thì ghép cháu cậu, bà chết thì ghép cháu bà. Chết người này thì ghép người kia”. Đến một thằng bé còn đang tuổi vọc đất, còn đang tuổi bám thang như con của Hơ Âng dường như cũng phần nào hiểu được cái quy định chắc như đinh đóng cột ấy để thưa với mẹ rằng: “Mẹ ơi, con đến ở vậy. Nhưng của dẫn cưới họ phải đem giao, tiền bạc ông bà xưa họ phải đem nộp đủ”.

Từ những chi tiết ấy, từ những lời tự bạch của những người trong cuộc ấy, chúng ta có thể sơ đồ hoá quan hệ hôn nhân chuê nuê giữa các nhân

vật trong sử thi Dăm Săn:

vợ chồng

Mtao Kla Hbia Klu

trực trực

hệ hệ

chị em vợ chồng nuê

Hơ Âng Dăm Săn Hơ Nhí

mẹ con

Dăm Săn cháu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân trong sử thi tây nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi ê đê, ba na, mơ nông) (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)