Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyê n nấcthang quá độ từ hôn nhân mẫu hệ đến hôn nhân phụ hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân trong sử thi tây nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi ê đê, ba na, mơ nông) (Trang 54 - 59)

5 Mẫu quyền là hình thức tổ chức xã hội trỏng đó người đàn bà giữ vai trò quyết định trong nền kinh tế, trong đời sống xã hội và gia đình.

2.3. Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyê n nấcthang quá độ từ hôn nhân mẫu hệ đến hôn nhân phụ hệ

mẫu hệ đến hôn nhân phụ hệ

Trở lên, chúng tôi đã chứng minh, trong sử thi Tây Nguyên, bên cạnh những đặc điểm của hôn nhân mẫu hệ còn có những báo hiệu của hôn nhân phụ hệ. Vậy, sự cùng chung sống giữa hai thái cực (vừa phủ định nhau, vừa tiếp nối nhau) ấy sẽ nói lên điều gì nếu không phải là sự phản ánh một nấc- thang-quá-độ từ hôn nhân mẫu hệ đến hôn nhân phụ hệ?

Để làm sáng rõ hơn vấn đề này, chúng tôi sẽ chứng minh sự tồn tại

song hành của những đặc điểm hôn nhân mẫu hệ và những báo hiệu của hôn

nhân phụ hệ trong cùng một đơn vị (tác phẩm) sử thi. Chúng tôi lựa chọn

mỗi dân tộc một tác phẩm để phân tích, đó là Dăm Săn (Ê Đê), Giông cứu

nàng Rang Hu (Ba Na) và Bing con Mach xin làm vợ Yang (Mơ Nông).

a. Trong tác phẩm Dăm Săn, những đặc điểm của hôn nhân mẫu hệ

thể hiện ở: (1) Sự chủ động của Hơ Nhí trong việc cưới Dăm Săn về làm chồng, (2) Vai trò quan trọng của những người anh trai - những người đàn

ông thân thiết nhất trong thị tộc của người phụ nữ - trong việc đi dạm hỏi

chồng cho em gái mình, (3) Hình thái hôn nhân cư trú bên vợ, (4) Sự quản lý về mặt kinh tế của người phụ nữ thể hiện gián tiếp qua việc Dăm Săn phải lao động phục vụ cho nhà vợ, (5) Sự tuân thủ tục chuê nuê - một luật

tục tồn tại dai dẳng, vững bền gắn liền với phương thức sản xuất thời kì chế độ thị tộc mẫu hệ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó là những báo hiệu của hôn nhân phụ hệ, và điều thú vị là, những dấu hiệu ấy đã nảy sinh từ chính trong lòng xã hội mẫu

hệ. Để hiểu rõ hơn điều này, chúng ta hãy trả lời câu hỏi: Dăm Săn có chống

lại tục chuê nuê - một đặc trưng quan trọng của hôn nhân mẫu hệ hay không?

Theo tổng kết của TS. Đỗ Hồng Kỳ, xung quanh vấn đề này, từ trước đến nay có ba loại ý kiến:

1. Dăm Săn là tác phẩm thuyết minh cho sự khuất phục tục chuê nuê.

2. Dăm Săn chống đối quyết liệt tục chuê nuê.

3. Dăm Săn không có tư tưởng chống đối hoặc bảo vệ chuê nuê.

Bản thân TS. Đỗ Hồng Kỳ thì kết luận: “Bản chất của Dăm Săn

không chống chuê nuê mà nhiều khi còn bảo vệ nữa là khác”. Ở một chừng mực nhất định, chúng tôi đồng tình với ý kiến trên của TS. Đỗ Hồng Kỳ. Một vài chi tiết thường gây tranh cãi trong tác phẩm này đã được lý giải khá thỏa đáng. Chẳng hạn, về tình tiết đi khèo hoa đa hoa sung, TS. Đỗ Hồng Kỳ đã viết: “Thực tế, đa và sung là hai loại cây không có hoa. Hoa đa, hoa sung chỉ là hoa biểu tượng về một sự may mắn và giàu có của người Ê Đê. Hay nói theo cách nói của chúng ta thì đó là “bông hồng tâm linh” (chữ dùng của

R. Assagioli) của người Ê Đê (…) Chắc hẳn nghệ nhân sử thi tin tưởng vào

điều này nên để cho Dăm Săn lại thêm một lần mặc cả với Hơ Nhí, Hơ Bhi: “Tìm thấy (hoa) thì thành vợ thành chồng, bằng không thì chồng thôi vợ để vậy.”

Dăm Săn, Hơ Nhí và Hơ Bhi cùng tìm hoa nhưng không thấy. Dăm Săn đã không chịu về nhà vợ khi không tìm thấy hoa đa, hoa sung. Hơ Nhí, Hơ Bhi phải quay về nhà trong tình trạng hoàn toàn không muốn. Nhưng rồi

họ cũng đã thấy hoa ngay trong túi áo của mình. Như vậy, biểu trưng của sự giàu có đã hiện hữu trong gia đình Hơ Nhí, Hơ Bhi, trong đó có Dăm Săn. Từ đó thái độ và tình cảm của Dăm Săn đối với vợ đã thay đổi hẳn. Chàng mặn mà và thương yêu vợ hơn. Cũng từ đó, Dăm Săn đã dồn tài năng, sức mạnh của mình vào việc bảo vệ và làm giàu cho gia đình” [45, 24].

Về tình tiết Dăm Săn chặt cây smuk và đi bắt nữ thần Mặt Trời làm vợ, TS. Đỗ Hồng Kỳ cũng có phần có lý khi cho rằng đó không phải là những biểu hiện chống chuê nuê. Dăm Săn chặt cây smuk - cây bản mệnh của Hơ Nhí - không phải là có ý giết vợ mà tình tiết ấy chỉ “biểu hiện hành động siêu phàm, thể hiện khát vọng vô bờ của nhân vật này mà thôi.” Và việc Dăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời cũng vậy, hành động đó chỉ nói lên “khát vọng giàu có, sức mạnh và uy danh hơn người của nhân vật sử thi: đã giàu có mong giàu có hơn nữa, đã hùng mạnh muốn hùng mạnh hơn nữa, vợ đã đẹp thích đẹp hơn nữa” [45, 24].

Vì thế, chúng tôi có phần đồng tình với TS. Đỗ Hồng Kỳ khi tác giả cho rằng bản chất của Dăm Săn là không chống chuê nuê. Nhưng mệnh đề

Dăm Săn không chống chuê nuê liệu có hoàn toàn đồng nghĩa với mệnh đề

Dăm Săn tuân thủ tuyệt đối tục nối dây hay không? Câu trả lời hẳn không thể !

Cuộc hôn nhân giữa Dăm Săn và Hơ Nhí được cả thần linh lẫn con người vun vén, bởi đó là cuộc hôn nhân theo đúng lệ tục. Tuy nhiên, việc Dăm Săn chấp nhận lấy Hơ Nhí không phải là điều nghiễm nhiên giống như việc phải răm rắp tuân theo một quy định bất di bất dịch, mà là kết quả của một quá trình suy nghĩ, đắn đo, trăn trở. Trong khi Hơ Nhí và hai bên dòng họ sẵn sàng chờ đón và “nóng lòng thực hiện chuê nuê” thì một mình Dăm Săn vẫn “đủng đỉnh như không”, bởi người chàng thích là Hbia Diet Kluich chứ không phải Hơ Nhí. Để đi đến quyết định lấy Hơ Nhí, Dăm Săn đã phải

trải qua một cuộc đấu trí không đơn giản với chính bản thân mình. Chính sự hoài nghi, đắn đo, dùng dằng, lưỡng lự ấy là những bằng chứng đủ sức thuyết phục để kết luận rằng Dăm Săn không hoàn toàn phục tùng tục chuê nuê.

Ngoài ra, chi tiết Dăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời, bên cạnh ý nghĩa thể hiện khát vọng cao cả phi thường của người anh hùng, còn nói lên một ý nghĩa khác - nếu chưa hẳn là ẩn ý chống chuê nuê thì ít nhất cũng là sự tuyên ngôn cho ước muốn đa thê của những người chồng. Điều đó cũng dễ hiểu vì trong Dăm Săn, bên cạnh hình ảnh người anh hùng, còn tồn tại một người

đàn ông theo đúng nghĩa cuộc sống đời thường…

Như vậy, có thể nói rằng, bản chất của Dăm Săn dẫu chưa hẳn là chống chuê nuê nhưng những hành động của chàng, những suy tư của chàng, tự nó đã nói lên sự phản ứng của Dăm Săn đối với tục nối dây vốn ăn sâu bền gốc trong đời sống xã hội mẫu hệ. Và vì thế, sẽ không hoàn toàn vô cớ khi nói đến những báo hiệu của hôn nhân phụ hệ trong kiệt tác này.

b. Trong tác phẩm Giông cứu nàng Rang Hu (Ba Na), Bing con

Măch xin làm vợ Yang (Mơ Nông), bên cạnh những yếu tố của hôn nhân mẫu hệ như sự chủ động của người phụ nữ trong hôn nhân (Rang Hu muốn cưới Giông, Bing con Măch tìm cách cướp Yang làm chồng), hay vị thế của

người phụ nữ trong gia đình (uy quyền của Rang Hu đối với các anh trai…);

là những tín hiệu của hôn nhân phụ hệ, thể hiện ở hình thái hôn nhân cư trú không hoàn toàn theo bên vợ (sau khi sống ở nhà vợ một thời gian, hai vợ chồng Giông kéo nhau về quê nội ở thượng nguồn), ở dấu hiệu của hôn nhân đa thê (Yơng, Yang lấy nhiều vợ, hay câu chuyện về chiếc cườm đã không

Tóm lại, trong ba tác phẩm sử thi trên đều có sự tồn tại song hành của

những yếu tố của hôn nhân mẫu hệ những báo hiệu của hôn nhân phụ hệ.

Sự cùng chung sống ấy khiến chúng ta có cơ sở để nghĩ đến một nấc thang quá độ từ hôn nhân mẫu hệ đến hôn nhân phụ hệ được phản ánh trong sử thi Tây Nguyên. Ở đây, chúng tôi chú ý đến hai chữ “quá độ” bởi rõ ràng xã hội Tây Nguyên được phản chiếu qua sử thi về cơ bản vẫn là mẫu hệ chứ chưa thực sự chuyển hẳn sang phụ hệ. Sự “đổi chất” ấy sẽ diễn ra khi và chỉ khi chế độ huyết tộc theo mẫu quyền bị đánh đổ và cùng với nó là sự xoá sổ của quyền thừa kế mẹ. Nghĩa là, chừng nào người đàn ông chưa giành được quyền lực thực sự từ tay người phụ nữ thì loài người vẫn còn phải tiếp tục ngóng chờ một cuộc cách mạng xã hội. Trong sử thi Tây Nguyên, người phụ nữ chưa hề bị “truất ngôi”, “thất thế” mà trái lại địa vị vẫn còn rất vững vàng. Dù vậy, cũng không thể không thừa nhận rằng, người đàn ông trong thời đại sử thi Tây Nguyên đang cố gắng, nỗ lực khẳng định sức mạnh và củng cố vị thế của mình. Chính họ đang dần dần từng bước giành lấy quyền

lực từ người phụ nữ, từ chính người vợ, người mẹ của mình… Như vậy,

những mầm mống của chế độ hôn nhân phụ hệ đã “phát lộ”, và chính sự “thoát thai” ngay trong lòng xã hội mẫu hệ của những tín hiệu mới ấy đã khiến cho chúng ta có cơ sở để tin rằng, về đại thể, hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên là một nấc thang quá độ từ hôn nhân mẫu hệ đến hôn nhân phụ hệ.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hôn nhân trong sử thi tây nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi ê đê, ba na, mơ nông) (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)