7. Kết cấu của luận văn
1.3 Định hƣớng hoạt động kinh doanh báo chí trong
1.3.2 Xu hướng tự chủ tài chính của các cơ quan báo chí
Quyết sách “Đổi mới” năm 1986 đã tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ. Trong đó, nổi bật nhất là sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước.
Nhưng trái với sự sôi động của nền kinh tế, cho đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX, hầu hết các cơ quan báo chí ở Việt Nam vẫn còn lạ lẫm với cơ chế tự chủ tài chính. Phần lớn hoạt động của các tờ báo vẫn sống dựa vào bao cấp của Nhà nước.
Tuy nhiên, cũng rất nhanh chóng sau đó, nhiều tờ báo lớn trong nước đã nắm bắt được cơ hội để tăng doanh thu, hướng tới tự chủ tài chính.
Cho đến thời điểm hiện nay, rất nhiều cơ quan báo chí đã hồn tồn tự chủ về tài chính, tự đảm bảo được nguồn lực cho các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, cũng như phát triển quy mơ của tờ báo.
Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy trong xã hội đang hình thành một nền kinh tế báo chí.
Xã hội càng phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ thì nhu cầu thơng tin cũng càng tăng lên. Nhu cầu về thơng tin trên báo chí ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Do đó, báo chí cũng được coi là một loại sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Tuy nhiên, đây là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt.
Bên cạnh đó, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và sôi động cũng dẫn đến nhu cầu quảng cáo ngày càng lớn của các doanh nghiệp để giới thiệu sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Từ đó, báo chí tham gia vào thị trường quảng cáo một cách mạnh mẽ. Doanh thu quảng cáo chiếm phần chủ yếu trong tổng thu của các tòa soạn.
Cơ quan báo chí có nguồn thu vào loại lớn nhất hiện nay là Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt xấp xỉ 2.000 tỉ đồng/năm. [18]
Năm 2007, từ đề nghị của Bộ Tài chính và báo cáo kết quả thanh tra tài chính các cơ quan báo chí, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao Bộ Văn hóa - thông tin phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật quảng cáo (thay thế Pháp lệnh quảng cáo) để bảo đảm cho các cơ quan báo chí hoạt động quảng cáo đúng định hướng và phù hợp với cơ chế thị trường. Khuyến khích các cơ quan báo chí tăng cường tự chủ về tài chính, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Cũng trong năm này, Thủ tướng giao Bộ Tài chính hướng dẫn các cơ quan chủ quản báo chí chỉ đạo các cơ quan báo chí thuộc quyền bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện qui chế chi tiêu nội bộ. Tạo điều kiện phát huy hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính, thực hiện dân chủ, cơng khai, minh bạch trong quản lý chi tiêu tài chính.
Nhà báo Phạm Công Thanh, báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Tự chủ tài chính là điều nên khuyến khích cho mọi tờ báo”. [39]
Ơng Thanh lí giải, phương thức sự nghiệp có thu hoặc hành chính sự nghiệp mà các báo, đài đang hoạt động chỉ thích hợp với những đơn vị được ngân sách Nhà nước chi trả. Một số cơ quan báo chí đã phát triển theo mơ hình đa dạng sản phẩm báo chí trong hình thức sự nghiệp hoặc xây dựng doanh nghiệp vệ tinh xung quanh tờ báo. Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh rằng mơ hình thành lập cơng ty bên cạnh tịa soạn vẫn cịn nhiều bất cập, dường như đã có khoảng cách lớn giữa cơng ty và tòa soạn về mục tiêu hoạt động, sự phối hợp, lợi ích và đội ngũ. Trong khi đó, thực tế tất cả các tờ báo tự chủ tài chính hiện đều đang hoạt động dưới phương thức gần như doanh nghiệp.
“Tự chủ tài chính là điều cần tính đến cho mọi tờ báo nếu muốn đi tới chuyên nghiệp. Một tờ báo hoạt động theo mơ hình cơng ty khơng những khơng bao giờ thoát ly khỏi sự quản lý của các cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý Nhà nước. Nó thậm chí cịn được kiểm sốt chặt chẽ hơn bởi tính chất thị trường và khn khổ pháp lý”, ơng Thanh nói. [26]
Cịn Cục trưởng cục Báo chí Hồng Hữu Lượng cũng khẳng định: “Về vấn đề phát triển kinh tế báo chí, đó là một xu hướng tất yếu. Chúng ta phải tiến tới một nền báo chí tự chủ về tài chính. Cịn nhiều vấn đề nữa sẽ giải quyết trong thời gian tới, để tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí được làm kinh tế như một doanh nghiệp mà không vi phạm pháp luật”. [16]