7. Kết cấu của luận văn
3.2 Kinh nghiệm của các thƣơng hiệu truyền thông quốc tế
3.2.1 Kinh nghiệm quản lý tập đoàn báo chí ở Trung Quốc
Tập đoàn báo chí đầu tiên của Trung Quốc là tập đoàn Nhật báo Quảng Châu, ra đời vào năm 1996. Như vậy, trên phương diện quản lý, Trung Quốc đã có 15 năm kinh nghiệm.
Khi còn ở cương vị Phó cục trưởng cục Báo chí, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Thông tin – Truyền thông), ông Trần Thế Tuyển trong bài viết “Vài suy nghĩ về thí điểm xây dựng tập đoàn báo chí ở nước ta” đã chỉ ra 3 kinh nghiệm về định hướng, tổ chức, quản lý tập đoàn báo chí ở Trung Quốc.
Thứ nhất, Trung Quốc xác định hoạt động kinh tế là một mục tiêu quan trọng của các tập đoàn báo chí Trung Quốc và chủ trương xí nghiệp hoá các cơ quan báo chí.
Thứ hai, Đảng Cộng sản Trung Quốc giữ vai trò định hướng phát triển thông tin thông qua việc quản lí nhân sự. Cán bộ quản lý và hoạt động báo chí trước hết phải quán triệt và nhất trí cao đường lối của Đảng trên cơ sở Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông. Tuyển cán bộ phải đạt 4 mục tiêu: cách mạng hoá, trẻ hoá, tri thức hoá và hiện đại hoá, trong đó cách mạng hoá là quan trọng nhất.
Thứ ba, Trung Quốc “bật đèn xanh” cho liên kết giữa các cơ quan báo chí trong nước và nước ngoài, trong một số lĩnh vực không liên quan đến chính trị. Trung Quốc đã cho phép tập đoàn báo chí Quang Minh hợp tác với một công ty của Mĩ thành lập công ty quảng cáo và hợp tác với tập đoàn báo chí Phương Nam (Quảng Đông) xuất bản một tờ báo thuần tuý kinh doanh mang tên Tân Kinh.
Hồi đầu tháng 10 năm 2009, Trung Quốc đã công bố kế hoạch, thành lập các công ty giải trí, thông tin – truyền thông và văn hóa với “định hướng thị trường”, độc lập về phương diện tài chính.
Các công ty nhà nước sẽ được tái cơ cấu để tiếp nhận nguồn tài chính từ bên ngoài để “có thể tự sinh tồn, thay vì bám vào các cơ quan nhà nước như vật ký sinh”. [37]
Với động thái này, có thể Trung Quốc đang muốn xây dựng nên những tập đoàn truyền thông lớn mạnh ở tầm cỡ thế giới như Bloomberg, Time Warner hay Viacom.
Một trong những công ty đầu tiên được hưởng lợi từ chính sách mới là Tập đoàn truyền thông Thượng Hải (SMG) - một trong những công ty truyền thông lớn nhất Trung Quốc, đạt doanh thu gần 1 tỉ USD và lợi nhuận 100 triệu USD trong năm 2008, có quan hệ đối tác với những tập đoàn truyền thông tầm cỡ trên thế giới.
Đồng thời, Bắc Kinh cũng sẽ cho phép các công ty tư nhân và nước ngoài đầu tư vào mọi lĩnh vực truyền thông và giải trí, từ âm nhạc, phim, truyền hình cho đến nhạc kịch, khiêu vũ... chủ yếu thông qua các công ty nhà nước.
Dù vậy, các chuyên gia cho rằng các công ty nước ngoài đến Trung Quốc sẽ phải đối phó với nhiều rào cản hành chính, bởi các công ty truyền thông ở Trung Quốc trực thuộc nhiều cơ quan nhà nước khác nhau.