Nâng cao chất lượng nội dung báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tổ chức kinh doanh của các cơ quan báo chí trong nền kinh tế thị trường (Trang 86 - 88)

7. Kết cấu của luận văn

3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

3.3.2 Nâng cao chất lượng nội dung báo chí

Khơng giống với các ngành nghề kinh doanh khác, báo chí là một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt. Khởi đầu của hoạt động kinh doanh báo chí ở Việt Nam cũng là khi một tờ báo làm tốt về mặt nội dung, có uy tín với độc giả thì bắt đầu nghĩ đến việc kinh doanh.

Hiệu quả kinh doanh của tờ báo phụ thuộc vào nội dung của tờ báo đó. Một lẽ hiển nhiên là nếu một tờ báo có nội dung hấp dẫn, lơi cuốn được độc giả thì sẽ có lượng phát hành lớn, cũng như tầm ảnh hưởng lớn đến độc giả….

Khi nội dung tờ báo đủ hấp dẫn để độc giả phải tìm đến, thì tờ báo đó đã có thể sống được mà không cần lệ thuộc quá nhiều vào quảng cáo.

Từ đó, tờ báo có thể thu hút quảng cáo, tài trợ… cũng như triển khai các hoạt động kinh doanh khác.

Thơng thường, tờ báo nào có nội dung càng hấp dẫn, càng có uy tín với độc giả thì thường thu hút được nhiều quảng cáo, giá quảng cáo cao hơn với các tờ báo khác.

Nội dung và tầm ảnh hưởng của tờ báo cũng là căn cứ để các doanh nghiệp quyết định có quảng cáo hay khơng, sẽ rót bao nhiêu tiền để quảng cáo, quảng cáo trong bao lâu…

Nhiều doanh nghiệp mới ra đời, nhưng sẵn sàng chi một khoản tiền rất lớn để quảng cáo trên các tờ báo có danh tiếng, để nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp mình và được nhiều độc giả biết đến.

Trái lại, nếu nội dung của một tờ báo không hấp dẫn, không tiêu thụ được trên thị trường, thì đương nhiên khơng có doanh nghiệp nào bỏ tiền ra để quảng cáo trên đó. Bởi vì, chắc chắn hiệu quả mà họ thu được sẽ khơng cao.

Chính vì thế, việc khơng ngừng nâng cao chất lượng nội dung của tờ báo, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng của độc giả… thì sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu để tờ báo đó phát triển được doanh thu.

Trong nền kinh tế thị trường, để kinh doanh hiệu quả, người bán hàng phải bán những thứ mà người ta cần chứ không phải những cái mà mình có. Trong kinh doanh báo chí, các tịa soạn cũng cần phải tính đến điều này. Đó là đưa những thơng tin mà độc giả quan tâm, gần gũi, thiết thực với người dân, đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, cần giữ vững thế mạnh và bản sắc của tờ báo.

Nhiều tờ báo hiện nay, đã cố tăng lượng phát hành bằng cách đưa các thơng tin giật gân, gây sốc… . Hay có những tờ báo điện tử bằng mọi cách tăng lượng truy cập (hits, view) lên cao nhất để đi mời quảng cáo. Tăng lượng truy cập, tăng phát hành trong tình huống này lại chính là con dao hai lưỡi, bởi nó sẽ làm giảm uy tín của tờ báo trong mắt độc giả và doanh nghiệp.

Mặc dù các doanh nghiệp thường dựa vào số lượng phát hành của tờ báo để quyết định chi tiền quảng cáo, nhưng chỉ lượng phát hành khơng thì chưa đủ. Với những người làm PR chuyên nghiệp ngày nay, uy tín của tờ báo mới quyết định.

Có một hiện tượng đã xảy ra trong làng báo thời gian qua. Đó là một số tờ báo lợi dụng có tên gọi “na ná” giống tên gọi của một tờ báo có uy tín trên thị trường để mời chào doanh nghiệp quảng cáo trên báo mình. Có tờ báo nhỏ,

lượng phát hành thấp, song với chiêu kinh doanh thiếu lành mạnh này mà doanh thu lên tới vài chục tỷ đồng một năm.

Tuy nhiên, chắc chắn hình thức kinh doanh chụp giật này không thể tồn tại được lâu.

Ngồi ra, có tình trạng một số tờ báo chạy theo những thị hiếu tấm thường, khai thác những câu chuyện giật gân, bới móc đời tư của người nổi tiếng…. cốt để bán được báo. Hiện nay, nhiều tờ báo thuộc dạng này bán khá chạy, thậm chí ăn khách hơn nhiều tờ báo chính thống khác.

Bộ trưởng Lê Dỗn Hợp từng nhận xét, có nhiều tờ báo đưa những thông tin dung tục, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, làm suy giảm tính định hướng, tính giáo dục và tính thẩm mỹ của báo chí.

"Đây là xu hướng đáng lo ngại trong hoạt động báo chí hiện nay. Những bức ảnh hở hang thiếu thẩm mỹ, những câu chuyện phịng the và những hành vi phạm tội được mơ tả một cách tỉ mỉ; những vấn đề tâm linh được phản ánh trở thành mê tín dị đoan", Bộ trưởng nêu ví dụ. [20]

Nhưng dễ dàng nhận ra một điều rằng, người ta mua báo đọc vì tị mị, nhưng khơng hề coi trọng tờ báo đó. Khảo sát một số tờ báo thuộc diện này cho thấy, hầu hết đều khơng có quảng cáo.

Vì thế, con đường kinh doanh hiệu quả nhất của một tờ báo là khơng ngừng nâng cao chất lượng nội dung của mình. Để làm được điều đó, cần có đội ngũ làm báo chuyên nghiệp, sắc bén… cũng như cần đầu tư tài chính để nâng cao chất lượng tác nghiệp của phóng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tổ chức kinh doanh của các cơ quan báo chí trong nền kinh tế thị trường (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)