Tạo môi trường phù hợp cho hoạt động kinh doanh báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tổ chức kinh doanh của các cơ quan báo chí trong nền kinh tế thị trường (Trang 92 - 104)

7. Kết cấu của luận văn

3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

3.3.5 Tạo môi trường phù hợp cho hoạt động kinh doanh báo chí

Trước thực tế kinh doanh của nhiều cơ quan báo chí hiện nay, cần bổ sung và hồn thiện các văn bản pháp luật của nhà nước để tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các cơ quan báo chí, tạo ra một mơi trường cạnh tranh lành mạnh và phát triển đúng hướng.

Câu chuyện về bản quyền giải bóng đá ngoại hạng Anh năm 2010 tại Việt Nam đã cho thấy công tác quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh, liên kết của cơ quan báo chí cần phải được chặt chẽ hơn.

MP&Silva – đơn vị nắm giữ bản quyền giải bóng đá ngoại hạng Anh tại Việt Nam đã thu về ít nhất 12 - 13 triệu USD tiền bán lại bản quyền cho một số kênh như K+, HTV Hà Nội, HTV2, SCTV, VTC, VCTV… . , cao hơn nhiều so với mức giá tại thị trường một số nước khác.

Mức giá này đã bị đẩy lên quá cao so với các mùa giải trước, mà nguyên nhân bắt nguồn từ sự thiếu đoàn kết của các hãng truyền hình trong nước. Nếu như bản quyền giải bóng đá ngoại hạng Anh chỉ có thể bán được ở Campuchia với giá 300.000 USD/mùa, thì ở Việt Nam, Đài truyền hình kĩ thuật số VTC đã bỏ ra đúng khoản tiền này chỉ để được phát sóng các trận đấu của ngày thứ 7 và thứ 2 (trong khi các trận đấu tối chủ nhật mới nhiều người xem) trên kênh truyền hình trả tiền độ nét cao chuẩn HD (với mức phí thuê bao và giá bán đầu thu khá cao so với các gói cước khác của VTC, chưa kể người xem phải mua ti vi LCD mới có thể xem được hình ảnh sắc nét ).

Còn K+ là kênh truyền hình có được bản quyền phát sóng tồn bộ giải bóng đá này khi bỏ ra cả triệu USD tiền bản quyền cho mỗi mùa giải.

Điều đáng nói ở đây là K+ lại là một đơn vị liên doanh giữa VTV và một đối tác nước ngồi. Trong khi đó, chính kênh truyền hình cáp Việt Nam VCTV cũng khơng thể tiếp sóng K+ dù cơ quan chủ quản của mình là VTV nắm giữ cổ phần chi phối 51% tại K+.

Trước đó, cách đây vài năm, VTC đã giành bản quyền giải bóng đá ngoại hạng Anh từ VTV khi trả tiền bản quyền cao hơn. Khi đó phần đơng khán giả truyền hình ở Việt Nam vốn được xem miễn phí trên VTV đã đã khơng được tiếp tục xem giải bóng đá này. Cịn VTC lấy đó là lợi thế cạnh tranh để bán các đầu thu kĩ thuật số của mình. Nhưng sau khi bị K+ giành mất bản quyền, những người đã trót mua đầu thu kĩ thuật số của VTC (với lời hứa mang đến những trận đấu bóng đá, thể thao hấp dẫn nhất hành tinh) vài năm về trước lại phải chịu thiệt.

VTV, VTC đều là các cơ quan sự nghiệp của Nhà nước, phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí của người dân, song với câu chuyện K +, thì Nhà nước đã “thiệt” khơng ít, mà người dân – những người đóng thuế để ni bộ máy Nhà nước lại vẫn không thể xem được giải bóng đá được ưa thích nhất tại Việt Nam

Câu chuyện này đã đặt ra nhiều vấn đề đối với lĩnh vực quản lý báo chí ở nước ta như: các cơ quan báo chí quan trọng sẽ được làm kinh tế đến đâu? Quản lý ra sao để không gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người dân? Làm sao để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh truyền hình trả tiền…

Tình trạng này cũng gần giống với thị trường báo chí của Trung Quốc những năm trước. Số lượng đầu báo và tạp chí của các tập đồn truyền thơng Trung Quốc quá nhiều, do đó họ phải cạnh tranh hết sức khốc liệt. Các tòa báo dốc mọi nguồn lực để cạnh tranh dưới nhiều hình thức như khuyến mãi, tặng quà… Chưa kể, giá báo bị định giá một cách tùy tiện theo xu hướng ngày càng giảm đã tạo nên tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh trên thị trường báo chí Trung Quốc. Tài sản nhà nước đã bị tổn thất nặng nề trong những cuộc “đại chiến” phát hành như thế.

Một vấn đề nữa để thúc đẩy thị trường, đồng thời giảm gánh nặng cho nhà nước là tiếp tục giảm bao cấp.

Đối với vấn đề thành lập các tập đồn báo chí, truyền thơng, cơ quan quản lý cần đưa ra và thí điểm một vài mơ hình sau khi đã tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Đặc biệt là kinh nghiệm của Trung Quốc khi để cho các tập đoàn truyền thơng được tự chủ hồn tồn, trao quyền cho người đứng đầu tập đoàn, nhưng vẫn bảo đảm hoạt động đúng theo đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Về tình trạng phóng viên đi “xin” quảng cáo, tài trợ hiện nay cũng cần có cơ chế cụ thể để điều chỉnh. Trong đó, việc cho ra đời một bộ quy chuẩn đạo đức nghề báo là rất cần thiết.

Riêng đối với hoạt động “xã hội hóa”, cho các thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào hoạt động sản xuất, khai thác quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, cần tạo điều kiện và môi trường pháp lý đầy đủ để phát huy tiềm năng của đội ngũ này. Đồng thời, không để hoạt động “xã hội hóa” đi chệch hướng.

Luật pháp Việt Nam hiện nay khơng cho phép có báo chí tư nhân. Nếu nhìn vào danh mục các tờ báo, các đài phát thanh, đài truyền hình thì thấy rằng khơng có hệ thống báo chí ngồi khu vực nhà nước. Nhưng nếu nhìn sâu hơn, sẽ thấy rằng tiềm lực thực hiện hoạt động truyền thơng - báo chí ngồi khu vực nhà nước hiện rất lớn:

- Số lượng rất lớn các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quảng cáo - truyền thơng, có nhân lực được đào tạo và nhanh nhạy trong nhìn nhận các cơ hội của thị trường.

- Nhiều ấn phẩm của các đơn vị kinh doanh ngoài nhà nước được thực hiện có chất lượng cao.

- Nhiều cơng ty truyền thơng có cơ sở vật chất kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình khá hồn thiện và chuyên nghiệp.

- Nhiều chương trình truyền hình, kênh truyền hình, ấn phẩm… có sự hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân có chất lượng tốt, được cơng chúng ưa thích.

Do đó, nếu cầm trịch tốt, thì có thể tận dụng tiềm lực mạnh này của khu vực bên ngồi phục vụ cho sự lớn mạnh của báo chí - truyền thơng nhà nước, và bản thân các doanh nghiệp cũng thu được lợi ích kinh doanh.

KẾT LUẬN

Theo thống kê của Cục Báo chí, riêng lĩnh vực báo in, tính đến tháng 5/2009, cả nước có 687 cơ quan báo chí với 896 ấn phẩm, trong đó khối cơ quan báo chí TW có một hãng thơng tấn quốc gia, 77 báo, 416 tạp chí, 105 ấn phẩm phụ; khối báo chí địa phương có 103 báo, 101 tạp chí, 104 ấn phẩm phụ.

Còn theo Báo cáo đánh giá về báo chí Việt Nam của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương tại Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Thông báo kết luận số 162- TB/TƯ ngày 1/12/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về cơng tác lãnh đạo, quản lý báo chí diễn ra đầu tháng 1/2007 thì: cả nước có 620 tờ báo in (172 báo, 448 tạp chí) với 803 ấn phẩm các loại; 67 đài truyền hình; trên 600 đài phát thanh; 88 tờ báo điện tử; trên 15.000 nhà báo được cấp thẻ...

Hiện đã có rất nhiều tờ báo lớn có số tia-ra xuất bản lên đến hàng chục vạn bản/kỳ, doanh số quảng cáo là hàng trăm tỷ đồng/năm...

Mặc dù trên thế giới khái niệm “kinh tế báo chí” hoặc kinh doanh báo chí khơng hề mới bởi nó ra đời gắn liền với những tờ báo đầu tiên của nhân loại với mục đích bán thơng tin kinh tế cho các doanh nghiệp để lấy tiền và mục đích này ngày càng phát triển . Tuy vậy, việc coi thông tin trên báo chí ở Việt Nam là một loại hàng hóa vẫn cịn là một vấn đề mới mẻ và có nhiều ý kiến trái chiều.

Các cơ quan truyền thông đại chúng đều là cơ quan của Đảng, của Nhà nước, là công cụ trên mặt trận tư tưởng văn hố, có trách nhiệm tun truyền, định hướng, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến người dân.

Nhưng mặt khác, “thông tin” - sản phẩm chủ yếu của ngành truyền thông đã và đang được coi là một thứ hàng hố, tức là có cung – cầu, có thể trao đổi, mua bán trong nền kinh tế thị trường.

Vì vậy, ở nước ta, các sản phẩm hàng hóa báo chí được coi là các sản phẩm hàng hóa loại đặc biệt.

Sự phát triển hoạt động kinh doanh ở các cơ quan báo chí thời gian qua đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Nhà nước không phải chi một số tiền khổng lồ để ni tất cả báo chí nữa. Cịn người dân, sẽ có thêm nhiều lựa chọn để đáp ứng nhu cầu thơng tin của mình. Trong khi đó, với nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh, các cơ quan báo chí có thể trang trải và nâng cao cơ sở vật chất, đầu tư hơn nữa cho nội dung, cũng như nâng cao thu nhập cho đội ngũ làm báo.

Khi nhìn nhận báo chí là ngành nghề có thể sinh ra lợi nhuận như một ngành kinh tế, thì đương nhiên các cơ quan báo chí cũng sẽ phải cạnh tranh theo đúng các quy luật của kinh tế thị trường. Ở thị trường Việt Nam, sự cạnh tranh giữa các tờ báo diễn ra khá quyết liệt, nhất là về nội dung thông tin. Sự cạnh tranh này, góp phần nâng cao chất lượng của các tờ báo. Song bên cạnh đó, cũng khơng ít “chiêu thức” kinh doanh thiếu lành mạnh trong phát hành và quảng cáo, nhất là nhóm các tờ báo có nội dung giải trí, câu khách…

Nhưng chắc chắn, những tờ báo biết chăm lo cho “thương hiệu” của mình, cạnh tranh lành mạnh và có uy tín với độc giả sẽ là những tờ báo tồn tại lâu dài và kinh doanh hiệu quả.

Mơ hình tổ chức hoạt động kinh doanh ở mỗi cơ quan báo chí hiện nay là khác nhau. Có tờ báo bán tồn bộ mảng quảng cáo cho đối tác; có cơ quan báo chí lại thành lập cơng ty cổ phần như: Công ty cổ phần Thanh Niên, công ty cổ phần Tiền phong… song vẫn nắm bộ phận phát hành, quảng cáo; cịn có tờ báo lại trực tiếp làm tồn bộ các dịch vụ kinh doanh của mình…

Có cơ quan báo chí “cấm tiệt” phóng viên khơng được dính líu tới các hoạt động quảng cáo, PR… Song cũng có nơi coi việc để phóng viên “kéo” hợp đồng về cho tịa soạn là cần thiết và trích % cho phóng viên nào làm được điều

đó. Số % có thể càng cao nếu doanh thu của hợp đồng truyền thông, quảng cáo càng lớn.

Trong cách lựa chọn nhân sự kinh doanh giữa các tờ báo cũng có sự khác biệt. Có nơi chỉ cần một lượng cộng tác viên nhỏ, khả năng ăn nói tốt để “kiếm” quảng cáo. Có nơi lựa chọn những nhà báo có đầu óc kinh doanh để làm kinh tế cho tịa soạn. Ngược lại, có tờ báo tuyển lựa những người được học về kinh tế, tài chính, quản trị doanh nghiệp một cách bài bản để làm quảng cáo, phát hành…. Có ý kiến cho rằng, với thu nhập ở các tờ báo hiện nay, khó có thể hút được những nhân viên kinh doanh giỏi. Do đó, giải pháp trước mắt là đào tạo nhân sự kinh doanh theo hướng: Thiếu gì, dạy đó. Tức là với những người không được đào tạo về kinh doanh, sẽ cần phải đào tạo họ thêm các kiến thức về quản trị, về đầu tư… Còn với những người được đào tạo về kinh doanh rồi thì cần được bồi dưỡng thêm về những đặc thù của báo chí và kinh doanh trên báo chí.

Rõ ràng, các tịa soạn báo sẽ lựa chọn những cách làm kinh doanh phù hợp với điều kiện của mình. Trong đó, cần cân nhắc cái được – cái mất, cũng như xác định những mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn.

Tuy nhiên, trong dòng chảy của nền kinh tế thị trường, khơng có mơ hình nào là đứng yên. Vì thế, cần thường xuyên có những điều chỉnh cho phù hợp để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Qua khảo sát, thực tế cho thấy ở những cơ quan báo chí nào có sự chủ động trong các hoạt động kinh doanh thì thường thu được hiệu quả cao.

Một vấn đề nữa trong kinh doanh báo chí ở Việt Nam hiện nay là sự nhập nhằng giữa nội dung và việc kinh doanh của tờ báo. Đặc biệt là khi có sự tham gia ngày càng nhiều của các công ty tư nhân vào việc sản xuất và khai thác kinh doanh trên báo chí. Nhiều sai phạm đã bị phát hiện và xử phạt trong thời gian qua, hầu hết đều có liên quan đến các đơn vị có liên kết với các cơng ty tư nhân.

Vấn đề này cho thấy, cơ quan quản lý Nhà nước cần theo sát các chuyển động trong hoạt động của các tờ báo để có sự quản lý phù hợp, tránh tình trạng “xã hội hóa” một cách bát nháo. Đồng thời, nếu quản lý tốt, chúng ta hồn tồn có thể huy động được thành phần kinh tế này đóng góp cho sự phát triển của báo chí trong nước.

Về quản lý Nhà nước, một vấn đề nữa đang được bàn luận nhiều đó là chủ trương thành lập các tập đồn báo chí, tập đồn truyền thơng. Sự phát triển các hoạt động kinh doanh của các tờ báo theo mơ hình tập đồn báo chí đang rất cần những chỉ dẫn cụ thể. Trong vấn đề này, cần thiết phải tham khảo có chọn lọc mơ hình tập đồn báo chí trên thế giới. Đặc biệt là kinh nghiệm quản lý của Trung Quốc, “mở cửa” cho hoạt động kinh doanh báo chí nhưng khơng làm tờ báo mất đi chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước Trung Quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường An (2007), Về chính sách tài chính đối với báo chí: Cần giao quyền hơn nữa cho các Tổng biên tập, Tạp chí Người làm báo, số 10/2007.

2. Mạnh Cường (2005), Sẽ thử nghiệm mơ hình tập đồn báo chí, Báo điện tử

Dân trí, http://dantri.com.vn/c20/s20-80518/se-thu-nghiem-mo-hinh-tap-doan- bao-chi.htm, cập nhật ngày 30/9/2005.

3. Lệ Chi (2010), Báo chí cũng là doanh nghiệp, Báo điện tử Vnexpress,

http://vnexpress.net/GL/Kinhdoanh/2010/06/3BA1D105/Default.asp?cboGuidpd a=0, cập nhật ngày 18/6/2010.

4. Hồng Văn Chung (2006), Thương mại hóa báo chí – Thách thức hiện hữu,

tạp chí Nghề báo điện tử,

http://www.nghebao.vn/oldBC/modules.php?name=News&op=viewst&sid=111 3, cập nhật ngày 24/10/2006.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 (khóa X), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.

6. Nguyễn Đức (2005), Văn Hối Tân Dân báo: Mơ hình tập đồn kinh tế truyền thông, Báo Sài gịn giải phóng online,

http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/nam2005/thang5/48538/, cập nhật ngày 4/5/2005.

7. Vũ Quang Hào (2007), Ngơn ngữ Báo chí, NXB Thơng tấn.

8. Hồng Hải (2005), Phải hình thành những tập đồn báo chí tự sống, tự phát triển… , báo VietNamNet

http://www.hanoimoi.com.vn/forumdetail/chinh_tri/56236/quotph7843i-hinh- thanh-nh7919ng-t7853p-273oan-bao-chi-t7921-s7889ng-t7921-phat-

9. Hoàng Hải (2006), Lý luận Kinh doanh báo chí, Giáo trình cho học viên cao

học, biên soạn 2006.

10. Hoàng Hải - Phạm Tất Thắng (2003), Vai trị của báo chí trong phát triển doanh nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội.

11. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, NXB ĐH

Quốc gia Hà Nội.

12. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thơng tấn, NXB ĐH Quốc gia Hà nội.

13. Lại Thị Hoa (2008), Phỏng vấn GS Tạ Ngọc Tấn: Sự hình thành các tập

đồn báo chí ở Việt Nam, vietnamjournalism,

http://www.vietnamjournalism.com/index.php?option=com_content&view=artic le&id=2549&catid=1:bao-chi-viet-nam&Itemid=104, cập nhật ngày 3/4/2008.

14. Như Hoa, Khánh Duy (2010), Truyền hình – 1 năm sơi động, Báo Sài gịn

giải phóng online, http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2010/1/215076/, cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tổ chức kinh doanh của các cơ quan báo chí trong nền kinh tế thị trường (Trang 92 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)