Xu hƣớng phát triển kinh doanh của các cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tổ chức kinh doanh của các cơ quan báo chí trong nền kinh tế thị trường (Trang 73)

7. Kết cấu của luận văn

3.1 Xu hƣớng phát triển kinh doanh của các cơ quan báo chí

3.1.1 Nâng cao hiệu quả phát hành và quảng cáo

Như đã trình bày ở phần trên, Phát hành và Quảng cáo có vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một cơ quan báo chí.

Các tờ báo in ở Việt Nam thường phát hành chủ yếu qua 2 kênh: Tự phát hành và qua hệ thống Bưu điện (Cơng ty phát hành báo chí Trung ương).

Theo một số lãnh đạo cơ quan báo chí thì hiện nay, kênh phát hành qua hệ thống Bưu điện chiếm tới 2/3 số lượng phát hành của các tờ báo. Phát hành qua kênh này thường rất ổn định, và một lợi thế nữa là các cơ quan báo chí có thể thu tiền ngay.

Tuy nhiên, phát hành qua hệ thống Bưu điện thì sẽ khó có thể đến được mọi ngóc ngách. Do đó, việc tự phát hành qua các công ty tư nhân càng ngày càng chiếm vai trò quan trọng.

Với đội ngũ phát hành này, tờ báo có thể đến tay các chị bán hàng tạp hóa, các bà hàng rau, hàng nước, cánh thợ hồ, xe ôm, giới trẻ, công chức uống cafe buổi sáng…

Công tác phát hành được đặc biệt chú trọng ở các tờ nhật báo như: Thanh niên, Tuổi trẻ, Tiền phong…

Thách thức lớn nhất của các tờ nhật báo là phải xuất hiện trên các sạp báo từ 6 – 7 h sáng. Điều này rất đơn giản nếu phát hành ở các thị trường lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… Nhưng nếu muốn phát hành ở các tỉnh xa như Cao Bằng, Hà Tĩnh… thì đây lại là một thách thức không nhỏ.

Giả sử, báo được vận chuyển từ nhà in ở Hà nội từ 3h sáng, nếu suôn sẻ, tờ báo này sẽ xuất hiện trên các sạp báo ở Thanh Hóa vào lúc 7h sáng. Nhưng nếu tắc đường, hoặc gặp sự cố bất ngờ, thì có thể đến 10h sáng mới đến nơi. Như vậy, khả năng bị ế là rất lớn.

Một vấn đề nữa là khi vận chuyển đến các địa bàn xa, trừ đi chi phí vận tải tương đối lớn, số lượng báo tiêu thụ khơng đáng kể thì lãi mà tịa soạn thu được khơng đáng là bao, thậm chí là lỗ nặng.

Để giải quyết những vấn đề này, các tờ báo đã có nhiều cách khắc phục khác nhau, trên cơ sở tính tốn làm sao để đạt được hiệu quả cao nhất.

Cơng nghệ hiện nay cho phép có thể in ấn ở nhiều nơi trong cùng một thời điểm. Áp dụng phương án này, các tờ báo tiết kiệm được chi phí vận chuyển, nhưng lại phình thêm 1 bộ phận làm việc tại địa bàn đó. Chẳng hạn, báo Tiền phong có thể in ấn ở Nghệ An và nhiều nơi khác trên cả nước…

Điều quan trọng nhất là sự hiện diện của tờ báo tại những nơi đó sẽ có khả năng thu hút được quảng cáo của những doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu.

Tuy nhiên, khơng phải lúc nào phát hành rộng cũng có thể thu được hiệu quả cao. Và không phải tờ báo nào cũng muốn phát hành càng nhiều càng tốt.

Một tờ báo có thể khơng muốn tăng lượng phát hành ở khu vực miền Trung, vì chi phí vận chuyển quá tốn kém. Hoặc họ cũng có thể chỉ in các tờ quảng cáo đính kèm với báo tại các tỉnh, thành lớn trong cả nước (có thỏa thuận với các doanh nghiệp); cịn ở các địa bàn nhỏ hơn thì sẽ khơng có các tờ quảng cáo đính kèm theo báo nữa. Vì ở các địa bàn đó, hiệu quả mà tờ báo và doanh nghiệp quảng cáo thu được không cao, trong khi đó sẽ phải mất thêm chi phí giấy và in ấn…

Hoặc có tờ báo khơng muốn tăng lượng phát hành vì, với số tiền quảng cáo thu được, nếu phát hành ở con số hiện tại thì họ sẽ có lãi, nhưng nếu tăng

lượng phát hành thì các chi phí khác sẽ tăng lên, dẫn đến lợi nhuận thu được bị giảm.

Nâng cao hiệu quả phát hành và quảng cáo là ưu tiên của hầu hết các cơ quan báo chí hiện nay. Trong đó, với các Đài truyền hình và Đài Tiếng nói Việt Nam thì nâng cao hiệu quả phát hành chính là mở rộng tầm phủ sóng, từ đó thu hút quảng cáo.

3.1.2 Đa dạng hóa các ấn phẩm

Hiện nay, số lượng nhật báo đã lên đến trên 20. Một số tờ báo của ngành, đoàn thể ở trung ương hay các thành phố lớn cũng đã ra hàng ngày.

Một xu hướng hiện nay là các tờ báo in ra thêm nhiều ấn phẩm để mở rộng thương hiệu của mình, đồng thời thu hút quảng cáo.

Hầu hết các tờ báo in đều ra phiên bản điện tử. Ví dụ báo Khoa học và Đời sống có trang điện tử Bee.net.vn; Báo Nơng thơn ngày này có trang điện tử danviet.com.vn; Báo Sài gịn Tiếp thị có trang: sgtt.com.vn…

Việc ra các phiên bản điện tử khiến các tờ báo này cập nhật tin tức một cách nhanh nhất, bám sát mọi chuyển động của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, cịn gia tăng tiện ích cho độc giả của mình.

Chẳng hạn, khi truy cập báo điện tử Vneconomy (Thời báo Kinh tế Việt Nam), độc giả tờ báo này có thể cập nhật nhanh nhất diễn biến của giá vàng, chứng khoán, giá dầu mỏ… , hay tải được những báo cáo thống kê về chỉ số giá tiêu dùng, tình hình xuất nhập khẩu, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của từng tháng, từng quý… Những số liệu này thường khó có thể đăng tải trên báo giấy.

Hay trên trang Sài gòn Tiếp thị điện tử (sgtt.com.vn), Dân trí điện tử (dantri.com.vn) thì có đất cho những siêu thị trực tuyến…; trên Tuổi trẻ điện tử (tuoitre.com.vn) cũng có radio, truyền hình Tuổi trẻ…

Ngồi ra, các tờ báo cịn cho ra đời nhiều ấn phẩm phụ, nhắm đến những đối tượng độc giả chuyên biệt..

Số lượng ấn phẩm phụ của một tờ báo in càng ngày càng nhiều hơn. Chẳng hạn như báo Tiền phong có ấn phẩm “Người đẹp Việt Nam” phát hành ngày 1 và 15 hàng tháng, “Tiền phong cuối tuần” vào chủ nhật hàng tuần, “Tri thức trẻ” phát hành 1,10,20 hàng tháng; “Nam châm” (Tiền phong cuối tháng)…, và gần đây nhất, Tiền phong cho ra đời tạp chí Lửa ấm.

Cịn Báo Cơng an Nhân dân có ấn phẩm “An ninh Thế giới” phát hành thứ 4 & thứ 7 hàng tuần; “Cảnh sát tồn cầu”; “Văn nghệ Cơng an”…

Thời báo Kinh tế Việt Nam thì có “Vietnam Economic Times”; “Tư vấn tiêu & dùng”, “The Guide” (3 thứ tiếng)…

Có thể thấy, trong một số trường hợp, đơi khi các ấn phẩm phụ lại mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn ấn phẩm chính.

Có ấn phẩm chính chủ yếu là để làm thương hiệu cho tờ báo, đi vào những vấn đề dân sinh, các vấn đề nóng bỏng của xã hội… Cịn các ấn phẩm phụ mới là để kinh doanh và mang lại lợi nhuận.

3.1.3 Liên kết với các thành phần kinh tế

Thành công trong kinh doanh của nhiều cơ quan báo chí có sự đóng góp khơng nhỏ của các thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân.

Tư nhân tham gia vào rất nhiều khâu như: mời gọi quảng cáo, tài trợ, phát hành, tổ chức sự kiện…, thậm chí là tham gia vào q trình sản xuất nội dung ở các cơ quan báo chí.

Trong khâu phát hành, có thể nói vai trị của lực lượng phát hành tư nhân ngày càng quan trọng. Nhờ có họ, trong đó có cả các đội quan bán báo rong, mà các sản phẩm báo chí đến được mọi ngõ ngách của đời sống xã hội.

Chưa kể, trong một số trường hợp, nhiều tờ báo cạnh tranh và tồn tại vững vàng trên thị trường là nhờ có sự giúp sức của đội ngũ này.

Các công ty tư nhân cũng tham gia mạnh mẽ vào các hoạt động quảng cáo, truyền thơng trên báo chí. Ngay cả khi các cơ quan báo chí thành lập cơng ty cổ phần, thì vẫn có sự đóng góp của tư nhân (tờ báo sẽ giữ cổ phần chi phối).

Theo thống kê thì có khoảng 70 tờ báo, tạp chí đã ra đời nhờ sự liên kết báo chí như Cơng ty Hoa Mặt Trời với Tạp chí Tiếp thị và Gia đình, Thành đạt, Phong cách…; Cơng ty Ấn phẩm (Tập đồn Galaxy) với Nhịp cầu đầu tư, Mốt và Cuộc sống; … [27]

Nhiều tờ báo, ấn phẩm có hình thức đẹp và bắt mắt, nhất là các ấn phẩm trong lĩnh vực giải trí, mỹ phẩm, làm đẹp… hiện nay đều có sự tham gia của các cơng ty truyền thơng, quảng cáo tư nhân.

Tạp chí Cẩm nang mua sắm - sản phẩm “liên kết” giữa Công ty PHI với Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, nhưng toàn bộ nội dung của ấn phẩm là do công ty PHI thực hiện.

“Người của họ, quan hệ của họ, các khâu đều do họ thực hiện, chúng tôi chỉ là người cuối cùng kiểm duyệt nội dung. Nói chung, hai bên hợp tác với nhau rất tốt đẹp, chưa bao giờ có mâu thuẫn xảy ra”, Bà Trần Thị Sinh, Trưởng ban Biên tập Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, đồng thời là Tổng biên tập tạp chí này cho biết. [27]

Ở các Đài truyền hình, xu hướng “xã hội hóa” nở rộ hơn so với lĩnh vực báo in và phát thanh.

Sự có mặt của tư nhân trong xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình đã manh nha từ lâu và ngày càng nở rộ.

Theo nhà báo Ngọc Lan (Thời báo Kinh tế Sài gịn) thì: Kinh doanh trên thị trường truyền hình hơn 10 năm trước bắt đầu bằng hình thức mà dân trong nghề gọi là “bán ngang” (liên kết sản xuất hay “mua” sóng theo giờ, theo chương trình). Sau này có thêm loại “bán dọc” (đài chuyển giao tồn bộ quyền

sản xuất chương trình, quyền kinh doanh trên kênh phát sóng cho đối tác và nhận lại một khoản tiền lớn tính theo năm hoặc nhiều năm). [18]

Số lượng các kênh truyền hình, chương trình truyền hình liên kết với các công ty tư nhân ngày càng nhiều. Chẳng hạn như “Vượt lên chính mình” của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh có sự đầu tư của công ty Lasta, hay game show “Ơ cửa bí mật” có sự đầu tư của cơng ty truyền thông BHD…

Hay xu hướng các công ty tư nhân đầu tư hẳn vào một kênh truyền hình. Ví dụ: Quỹ đầu tư IDG đầu tư kênh YAN TV trên truyền hình cáp SCTV; Lasta đầu tư vào kênh VTC9 (kênh truyền hình Let’s Viet), Cơng ty IMC (với các cổ đơng Habubank, Tân Hiệp Phát, Kinh Đô) đầu tư xây dựng VTC 7 (Today TV), Công ty cổ phần Thiên Phú Hưng đầu tư cho kênh VTC2… Còn trên truyền hình cáp Việt Nam (VCTV) có Info TV của Ocean Media, O2TV của S - Media, Astro Cảm xúc của BHD, Invest TV của BHD, Fansipan TV của Le Group….

Theo định nghĩa của thông tư 19/2009/TT – BTTTT (có hiệu lực từ 1/8/2009), khái niệm “liên kết sản xuất tồn bộ kênh truyền hình” được quy định là: “các hoạt động liên kết nhằm thực hiện việc sản xuất các chương trình phát thanh truyền hình mà trong đó quyền lợi của đối tác liên kết được trả bằng quyền lợi từ hoạt động quảng cáo, tài trợ hoặc từ nguồn thu phí phát thanh - truyền hình theo một phương thức nhất định khi phát sóng chính sản phẩm liên kết của đài phát thanh – truyền hình”.

Cũng theo quy định này thì dù dưới hình thức liên kết nào thì các đài cũng là nơi chịu trách nhiệm về nội dung của các chương trình phát sóng.

Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp, các nhà đài không đủ người nên đã “khốn trắng” cho các cơng ty tư nhân.

Ông Lê Mạnh Hà – Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: "… Vấn đề lớn nhất, nghiêm trọng nhất vẫn là chuyện

"bán" kênh truyền hình cho tư nhân dẫn đến chất lượng và nội dung ngồi tầm kiểm sốt của các đài truyền hình". [14]

Nhiều kênh truyền hình liên kết hoạt động một cách lộn xộn. Điển hình là trường hợp của HTV3 (Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh liên kết với Cơng ty Truyền thơng Trí Việt) đã phải đột ngột ngừng chiếu một số bộ phim đang phát sóng kể từ ngày 8/8/2010. Bởi tuy được đăng ký ban đầu là kênh truyền hình thiếu nhi, nhưng các bộ phim trên kênh này không phải là phim dành cho thiếu nhi, mà HTV3 được biết đến như là kênh phim Hàn Quốc nhiều hơn.

Một trường hợp nữa là kênh truyền hình VBC (Đài truyền hình kĩ thuật số VTC liên kết với Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam). Hồi tháng 7/2010, Sở Thơng tin - Truyền thơng Thành phố Hồ Chí Minh đã phải kiến nghị lên Bộ Thông tin - truyền thông xem xét chấn chỉnh kênh VBC để kênh này hoạt động đúng nội dung tơn chỉ, mục đích theo giấy phép; đồng thời, chấn chỉnh việc hợp tác, liên kết, xã hội hóa sản xuất chương trình giữa Đài truyền hình kỹ thuật số VTC với Công ty cổ phần Truyền thơng Việt Nam.

Lí do mà Sở Thơng tin - Truyền thơng Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra là, kênh VBC (VTC5) của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC có nhiều chương trình dạng tin tức, chính trị, xã hội, điều tra. Trong khi đó, theo công văn của Bộ Thông tin - truyền thông ngày 17-6-2009 khi cho phép VTC đổi tên kênh VTC5 thành VBC (Vietnamese Best Movie Channel) thì kênh VBC chỉ là kênh phim truyện…

Được biết, doanh thu của một đài truyền hình lớn cỡ VTV hay HTV (Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh) những năm gần đây xấp xỉ 2.000 tỉ đồng/năm. Trong đó, hơn một phần ba số thu đó là từ việc liên kết, đổi quảng cáo lấy chương trình trên sóng mà dân truyền hình gọi là “tiền khơ”. [18]

Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả và chất lượng, cũng như bảo đảm việc “xã hội hóa” trong lĩnh vực truyền hình phát triển đúng hướng, địi hỏi cơ quan Nhà nước cần có biện pháp để quản lý tốt hơn.

3.2 Kinh nghiệm của một số thƣơng hiệu truyền thông quốc tế

“Tập đồn báo chí” hay “tập đồn truyền thơng” có thể hiểu là là một tổ hợp kinh doanh chủ yếu về lĩnh vực truyền thơng-báo chí và có thể kinh doanh một số lĩnh vực khác ngồi truyền thơng-báo chí.

Bao lâu nay thế giới vẫn coi báo chí Mỹ là tiêu chuẩn vàng về chất lượng cũng như trong các hoạt động kinh doanh.

Đặc biệt kinh nghiệm, tổ chức quản lý cũng như kinh nghiệm làm kinh tế báo chí của Mỹ đã có truyền thống lâu đời, bởi ngay từ những năm đầu thế kỉ XX, ở đây đã hình thành các “tơ – rớt” báo chí. Hoạt động kinh doanh của các tổ hợp truyền thông ở Mỹ cũng hết sức năng động và đạt hiệu quả cao.

Tuy vậy, nó cũng bộc lộ một số hạn chế. Mục đích kinh tế, lợi nhuận giữ vai trị chủ chốt trong q trình hình thành và hoạt động của các tập đồn báo chí ở Mỹ. Nước Mỹ chủ trương tự do hóa tối đa lĩnh vực kinh tế báo chí. Những xu hướng phát triển của các tập đồn báo chí Mỹ hiện nay đều có nguy cơ dẫn đến tình trạng độc quyền ngày càng gia tăng, ảnh hưởng tới sự dân chủ, minh bạch trong hoạt động báo chí.

Trong khi đó, đường lối chính trị, chính sách kinh tế - xã hội của Việt Nam và Mỹ có sự khác biệt một cách rõ rệt. Vì vậy, khi học tập kinh nghiệm phát triển tập đồn truyền thơng ở Mỹ thì cần chú trong đến tính chun nghiệp trong điều hành kinh tế báo chí và rút kinh nghiệm về mặt hoạch định chính sách.

Với nhiều điểm tương đồng trong điệu kiện chính trị (theo đuổi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội) và xã hội, thì kinh nghiệm quản lý, định hướng

phát triển các tập đồn báo chí, truyền thơng của Trung Quốc rất có giá trị tham khảo đối với Việt Nam.

3.2.1 Kinh nghiệm quản lý tập đoàn báo chí ở Trung Quốc

Tập đồn báo chí đầu tiên của Trung Quốc là tập đoàn Nhật báo Quảng Châu, ra đời vào năm 1996. Như vậy, trên phương diện quản lý, Trung Quốc đã có 15 năm kinh nghiệm.

Khi cịn ở cương vị Phó cục trưởng cục Báo chí, Bộ Văn hóa – Thơng tin (nay là Bộ Thông tin – Truyền thông), ông Trần Thế Tuyển trong bài viết “Vài suy nghĩ về thí điểm xây dựng tập đồn báo chí ở nước ta” đã chỉ ra 3 kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tổ chức kinh doanh của các cơ quan báo chí trong nền kinh tế thị trường (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)