7. Kết cấu của luận văn
3.2 Kinh nghiệm của các thƣơng hiệu truyền thông quốc tế
3.2.2 Mơ hình tổ chức kinh doanh và kinh nghiệm thành công của một số
thương hiệu truyền thông quốc tế
Thực tế trong hoạt động của các tập đồn truyền thơng ở Trung Quốc cho thấy, họ có những nghiên cứu và điều tra kĩ về thị trường, đối thủ cạnh tranh… cũng như căn cứ trên thực lực, thế mạnh của mình để lựa chọn các lĩnh vực kinh doanh.
Theo một phóng sự của tác giả Nguyễn Đức (Sài gòn Giải phóng) vào năm 2005 về các tập đồn báo chí ở Trung Quốc thì tập đồn Văn hối tân dân báo (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở thành phố Thượng Hải) chủ trương kinh doanh bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào có hiệu quả kinh tế và phù hợp với điều kiện của tập đoàn.
Ngoài việc kinh doanh tới 30 ấn phẩm của mình, tập đồn này cịn kinh doanh bất động sản, hay thậm chí bán cả vé máy bay... [6]
Tập đoàn Văn hối tân dân tổ chức theo mơ hình cơng ty “mẹ - con”. Mỗi ấn phẩm trực thuộc đều có một bộ máy tổ chức xuất bản và kinh doanh riêng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị của tập đoàn. Quyết định đầu tư lĩnh vực nào là quyền chủ động tuyệt đối của Hội đồng quản trị tập đoàn. Hoạt động và hiệu quả hoạt động như thế nào là tùy thuộc Hội đồng quản trị tập đoàn và người đại diện tập đồn điều hành cơng việc đó.
Tuy nhiên, mặc dù được hoạt động tự chủ như một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, làm sao để kinh doanh hiệu quả nhất, nhưng không hề làm mất đi vai trị là cơ quan ngơn luận của Đảng và chính quyền.
Doanh thu của các ấn phẩm trong tập đoàn chủ yếu lấy từ hai nguồn bán báo và quảng cáo, trong đó quảng cáo chiếm tới 70% - 75%.
Ở Singapore, Tập đoàn Singapore Press Holdings (SPH) cũng đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như: đầu tư vào nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động MobileOne, đầu tư cao ốc thương mại và trung tâm mua sắm..
Trong khi đó, tập đồn báo chí Phương Nam (Trung Quốc) lại chủ trương khơng đầu tư, kinh doanh ngồi lĩnh vực truyền thơng – báo chí.
Ngồi ra, để thành cơng trong kinh doanh, các tập đồn, các cơ quan báo chí ở Trung Quốc nói riêng và trên thế giới nói chung rất chú ý đến khâu tiếp thị, quảng cáo, cũng như định vị và quảng bá thương hiệu.
Có thể lấy Nhật báo El Ps (thuộc Grupo Prisa - Tây Ban Nha) làm ví dụ. Bí quyết thành cơng của thương hiệu này là coi trọng vai trị của cơng tác tiếp thị cho tờ báo.
Để bán được báo, những nhà tiếp thị của El País đã tiếp thị nội dung tin tức qua quảng cáo phát thanh và truyền hình. Cứ vào cuối ngày, tờ báo sẽ họp để xác định những bài viết sẽ có mặt trên số báo tiếp theo.
Sau đó, họ sẽ dàn dựng những đoạn quảng bá bằng cả hình ảnh và âm thanh để gửi đến phát trên các đài truyền hình và đài phát thanh. Các quảng cáo trên truyền hình sẽ được phát từ lúc 7h30 – 9h30 vào buổi sáng sớm hôm sau dựa trên một kết quả khảo sát của El Ps. Đó là người dân Tây Ban Nha có thói quen bật ti vi trước khi đi làm, và thời điểm tiêu thụ báo nhiều nhất ở Tây Ban Nha là trước 10h sáng.
Còn tờ tuần san The Economist – tạp chí kinh doanh nổi tiếng nhất nước Anh ra đời vào năm 1843 lại sử dụng chiến lược tiếp thị chủ đạo là các poster quảng cáo với những câu hỏi dí dỏm màu trắng viết trên nền đỏ. The Economist đặt mục tiêu ln “hiện diện trong tâm trí” của giới doanh nhân.
Chiến dịch này của The Economist đã thành công vang dội, song chi phí lại tương đối rẻ so với các thương hiệu truyền thông khác, hiệu quả quảng cáo của The Economist tăng 250% trong giai đoạn 1988 – 2000 và tờ báo này chưa từng có tiền lệ giảm giá quảng cáo…
The Economist là tờ báo đứng vững được trong bối cảnh nhiều thương hiệu truyền thông hàng đầu thế giới lao đao vì suy thối kinh tế trong những năm vừa qua. Năm 2008, tờ The Economist đã có mức doanh thu quảng cáo và số lượng phát hành tăng kỉ lục. Tờ báo này có thể “sống” mà khơng cần phụ thuộc vào quảng cáo.
Kinh nghiệm của The Economist là: tập trung vào nội dung và quan tâm tới nhu cầu của độc giả - khách hàng. Đó là đưa tới cho độc giả cái họ thực sự muốn đọc, không phải cái mà các tờ báo nghĩ rằng họ nên đọc.