Đào tạo đội ngũ quản lý và làm kinh doanh báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tổ chức kinh doanh của các cơ quan báo chí trong nền kinh tế thị trường (Trang 88 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

3.3.3 Đào tạo đội ngũ quản lý và làm kinh doanh báo chí

Hiện nay đội ngũ nhân sự làm công tác kinh doanh ở các cơ quan báo chí hầu hết đều học nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Song, điểm dễ thấy là rất ít tịa soạn có đội ngũ nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và am hiểu về thị trường báo chí.

Có 2 xu hướng về nhân sự kinh doanh ở các cơ quan báo chí. Có cơ quan báo chí để một số nhà báo có chun mơn nghiệp vụ giỏi chuyển sang quản lý hoạt động kinh doanh của tờ báo.

Thực tế này rõ nét nhất ở báo điện tử VietNamNet. Các vị trí lãnh đạo chủ chốt của công ty cổ phần VietNamNet (VMC - Chủ tịch Hội đồng quản trị là Tổng biên tập của VietNamNet) hầu hết đều là các trưởng ban khối nội dung chuyển sang. Có ý kiến cho rằng, để những người đã từng làm báo chuyển sang làm kinh doanh (nếu có khả năng) là thích hợp, bởi họ thấu hiểu về nghề, từ đó sẽ dung hịa được giữa lợi ích kinh tế với nội dung thơng tin của tờ báo, khơng xảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa người tạo ra sản phẩm và người đi bán hàng.

Song cũng có cơ quan mời những người chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản về quản trị kinh doanh. Điều này thấy rõ nét nhất ở báo Tiền phong, giám đốc kinh doanh được đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh ở nước ngoài. Vị giám đốc này trước đó cũng chưa từng làm việc trong thị trường truyền thơng, mà là lãnh đạo kinh doanh có tiếng trong lĩnh vực ô tô nhập khẩu…

Kinh doanh báo chí cũng như nhiều lĩnh vực khác, ở Việt Nam cũng như ở trên thế giới đều đòi hỏi những người có năng khiếu.

Rất nhiều nhà báo giỏi, tuy không học về kinh tế những lại tổ chức hoạt động kinh doanh của tòa soạn cực tốt, hiệu quả cao. Song cũng rất nhiều nhà báo giỏi chuyên môn nhưng lại không thành cơng khi được giao phó cơng tác kinh doanh của tịa soạn.

Một thực trạng nữa hiện nay là nhiều tờ báo khó có thể tuyển được nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp. Nguyên nhân là do so với nhiều ngành kinh tế khác, thu nhập trong ngành báo chí chưa phải là cao. Do đó, khơng dễ thu hút được người giỏi.

Ngồi việc nâng cao các lợi thế cạnh tranh khác để hút người tài, thì cần có các chương trình đào tạo nguồn nhân lực làm các hoạt động kinh doanh cho tòa soạn.

Để đạt hiệu quả kinh tế cao thì người làm kinh doanh cần có những hiểu biết về kĩ năng kinh doanh, nắm bắt được các quy luật, các đặc tính của kinh tế thị trường, biết tính tốn để đầu tư, thậm chí biết chấp nhận những rủi ro…

Người lãnh đạo hoạt động kinh doanh của tịa soạn thì cũng phải biết các kĩ năng về tuyển dụng, đào tạo nhân sự, biết quản trị, khen thưởng để kích thích khả năng làm việc của nhân viên…

Còn đối với những nhân sự tốt nghiệp các ngành kinh tế thì cần được bồi dưỡng và tạo điều kiện cọ xát để hiểu và nắm được những đặc thù của hoạt động báo chí, cũng như của thị trường kinh doanh báo chí.

Về lâu dài, nhân viên kinh doanh của các cơ quan báo chí nên được đào tạo bài bản các chuyên ngành trong lĩnh vực kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình tổ chức kinh doanh của các cơ quan báo chí trong nền kinh tế thị trường (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)