Hệ thống hồ sơ địa chính huyện Lương Tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính sau khi thực hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 73 - 82)

Loại sổ

Số lượng (quyển)

Hồ sơ địa chính lưu trữ tại Văn phòng đăng ký đất đai huyện

Tình hình cập nhật

Sổ mục kê 47 Lưu tại cấp xã, huyện. Không Sổ địa chính 147 Lập theo QĐ 499 và TT1990/2001/ TT-

TCĐC lưu tại cấp xã, huyện.

Không Sổ cấp GCN 23

Lập theo Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 , lưu tại cấp huyện

Cập nhật thường xuyên Sổ theo dõi biến

động

21

Lưu tại cấp xã, huyện Ít cập nhật Nguồn: Báo cáo thống kê về hồ sơ địa chính huyện (2014) Trong khi các hồ sơ địa chính của huyện cũng ở trong tình trạng lạc hậu, phần lớn sổ địa chính lưu tại cấp xã được lập từ năm 1995 và 2002, mỗi xã được phát 1 quyển sổ địa chính theo Thông tư 29/2004/TT – BTNMT nhưng việc lập và cập nhật biến động sử dụng đất hầu như chưa được thực hiện. Sổ mục kê ruộng đất toàn huyện được lập kèm theo chỉ thị 299/TTg đến nay chỉ được bổ sung thêm địa giới hành chính dựa vào bản đồ nền, được lưu tại cấp xã cũng trong tình trạng số liệu đã cũ, không thể hiện đúng thông tin hiện trạng của các thửa đất. Sổ địa chính được lập theo Lập theo QĐ 499 và TT1990/2001/ TT-TCĐC, lưu tại cấp xã và cấp huyện. Lập theo TT29/2004/TT-BTNMT, lưu tại cấp huyện. Sổ cấp GCN Lập

theo Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009. sổ đăng k y biến biến động sử dụng đất, cũng ít được cập nhật. Theo báo cáo về thống kê Hồ sơ địa chính năm 2012 trên địa bàn huyện có 47 quyển sổ mục kê, 147 sổ địa chính, 23 sổ cấp GCN, và 21 quyển theo giõi biến động đất đai. Theo số liệu bàn giao tháng 02 năm 2012 giữa phòng TNMT và Văn phòng ĐKQSDĐ huyện Lương Tài, các loại sổ sách địa chính hiện lưu trữ phục vụ cho công tác DDĐT tại các xã trên địa bàn huyện được lưu tại Văn phòng ĐKQSDĐ cụ thể như sau:

Bảng 4.11. Hiện trạng hồ sơ địa chính tại các xã trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh STT Xã, thị trấn Năm lập sổ Sổ mục kê (quyển) Sổ địa chính (quyển) Sổ cấp GCN (quyển) Sổ đăng ký biến động (quyển) Ghi chú 1 TT Thứa 03 12 04 02 (01q sổ CGCN theo mẫu 09/ĐK) 2 An Thịnh 04 39 02 01 3 Bình Định 04 05 02 02 4 Lai Hạ 04 17 01 02 5 Lâm Thao 04 01 02 01 6 Tân Lãng 02 26 02 02 7 Minh Tân 02 02 01 01 8 Mỹ Hương 04 02 01 01 9 Phú Hòa 04 02 02 01 10 Phú Lương 04 01 01 02 11 Quảng Phú 01 13 01 02 12 Trung chính 04 03 01 02 13 Trừng Xá 03 01 01 01 14 Trung Kênh 04 23 02 02 Cộng 47 147 23 21

Nguồn: Báo cáo thống kê về hồ sơ địa chính huyện (2014) 4.3.2. Kêt quả lập hồ sơ địa chính sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa

4.3.2.1. Bản đồ địa chính

Từ năm 1995-1999, Tổng cục Quản lý ruộng đất nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đầu tư cho tỉnh Bắc Ninh cũng như huyện Lương Tài đo đạc bản đồ

địa chính, hệ thống toạ độ, độ cao nhà nước. Các xã đều có bản đồ địa chính thể hiện đất đai trên bản đồ phù hợp với hiện trạng, giúp cho công tác quản lý đất đai có hiệu quả. Bản đồ địa chính được lập ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000 trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 3 độ, kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và hệ độ cao quốc gia hiện hành. Thông số hệ quy chiếu và hệ tọa độ để lập bản đồ địa chính thực hiện theo quy định tại Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000. Công cụ đo đạc lúc này gồm máy toàn đạc điện tử, chụp ảnh viễn thám, công nghệ số với công nghệ đo đạc hiện đại, độ chính xác cao. Chi tiết hệ thống bản đồ địa chính các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lương Tài thể hiện như sau:

Bảng 4.12. Bản đồ địa chính tại các xã trên địa bàn huyện Lương Tài sau dồn điền, đổi thửa

Thứ

tự Tên xã

Hiện trạng trước dồn điền đổi thửa

(số tờ)

Sau dồn điền đổi thửa (số tờ) Chênh lệch sau DĐĐT (số tờ) Tổng số Tỷ lệ 1/1000 Tỷ lệ 1/2000 Tổng số Tỷ lệ 1/1000 1 TT Thứa 15 15 42 42 27 2 Xã An Thịnh 35 17 18 62 62 27 3 Xã Bình Định 38 20 18 54 54 16 4 Xã Lai Hạ 21 11 10 32 32 11 5 Xã Lâm Thao 26 17 9 37 37 11 6 Xã Minh Tân 31 21 10 35 35 4 7 Xã Mỹ Hương 22 13 9 32 32 10 8 Xã Phú Hòa 65 44 21 76 76 11 9 Xã Phú Lương 27 18 9 34 34 7 10 Xã Quảng Phú 35 18 17 62 62 27 11 Xã Tân Lãng 27 17 10 27 27 0 12 Xã Trung Chính 61 42 19 62 62 1 13 Xã Trung Kênh 31 16 15 41 41 10 14 Xã Trừng Xá 29 20 9 34 34 5 Cộng 463 274 189 630 630 167 Nguồn: Chi nhánh VPĐKQSDĐ huyện Lương Tài (2016)

Theo bảng 4.12: Sau công tác dồn điền đổi thửa, hệ thống bản đồ địa chính được thành lập theo hệ tọa độ Nhà nước VN2000 ở múi chiếu 30, kinh tuyến trục 1050 00’00’’, được biên tập có khuôn khổ giấy thực vẽ 70cm x 70cm cho toàn bộ khu vực đất nông nghiệp. Các yếu tố địa chính thể hiện đúng, đủ, rõ ràng và chính xác theo Quy phạm thành lập bản đồ địa chính năm 2008 và tập ký hiệu bản đồ địa chính 1999; Đồng thời bản đồ địa chính có sự thay đổi về số tờ và tỷ lệ. Trong đó tỷ lệ = 1/2000 chuyển sang tỷ lệ =1/1000. Do vậy, số lượng tờ bản đồ và số thửa đất của các xã đều tăng lên so với trước công tác dồn điền đổi thửa. Trong đó thị trấn Thứa, xã An Thịnh, Quảng Phú tăng 26-27 tờ; xã Lai Hạ, Lâm Thao, Phú Hòa, Mỹ Hương, Trung Kênh tăng từ 10-11 tờ; các xã còn lại tăng từ 1-7 tờ.

4.3.2.2. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Tài

a) Thực trạng dồn diền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp

Quá trình dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp luôn đảm bảo dân chủ, công khai, tự nguyện gắn chặt với sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng và chính quyền. Đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, thuyết phục làm chuyển biến nhận thức từ trong Đảng đến quần chúng nhân dân để cùng hưởng ứng thực hiện.

Quy trình thực hiện

- Bước 1: Tuyên truyền, học tập, quán triệt chủ trương và làm công tác chuẩn bị:

+ Họp Đảng bộ, HĐND, UBND xã, các đoàn thể, ban ngành, các khu hành chính và toàn thể nhân dân để tổ chức tuyên truyền và quán triệt chủ chương thực hiện ;

+ Thành lập Ban chỉ đạo dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp của xã; ban chỉ đạo xã có nhiệm vụ giúp Đảng uỷ, UBND xã xây dựng kế hoạch dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp của xã mình, trình UBND huyện phê duyệt và thực hiện phương án được duyệt;

+ Thu thập tài liệu: Tiến hành thu thập tài liệu bản đồ, sổ sách có liên quan, số hộ, số khẩu, diện tích, vị trí...Kiểm tra, đánh giá chất lượng, độ tin cậy

và hướng xử lý của từng loại tài liệu thu được;

+ Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật phục vụ cho công tác này như: thước giây, giấy can, bút..., đảm bảo đầy đủ so với khối lượng công việc.

- Bước 2: Xây dựng kế hoạch dồn điền, đổi thửa và lập phương án dồn điền, đổi thửa ở cấp huyện và cấp xã:

+ Cấp huyện căn cứ vào Chỉ thị của ban thường vụ huyện uỷ, kế hoạch thực hiện của UBND huyện tiến hành xây dựng kế hoạch dồn điền, đổi thửa trên địa bàn theo đúng nội dung và thời gian quy định.

+ Cấp xã căn cứ vào kế hoạch của UBND xã để tiến hành xây dựng phương án dồn điền, đổi thửa tại địa phương theo 2 phương án:

Phương án rút bù diện tích: điều chỉnh bổ sung hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng, quỹ đất công ích 5% của xã; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã mình. Từng khu dân cư thống kê phân loại ruộng đất hiện có theo 5 loại: rất thuận lợi cho sản xuất; thuận lợi, trung bình; khó khăn và rất khó khăn cho sản xuất.

Đất rất thuận lợi cho sản xuất: có chất đất tốt, cho năng suất, sản lượng cao; vị trí khu đất gần nơi cư trú của hộ (dưới 3km), địa hình bằng phẳng, điều kiện tưới tiêu chủ động, điều kiện đi lại bảo vệ thuận lợi.

Đất thuận lợi cho sản xuất: có chất đất khá, cho năng suất, sản lượng khá, vị trí cách nơi cư trú khoáng 3 - 4km; địa hình vàn cao, điều kiện tưới tiêu chủ động 70%; điều kiện đi lại, bảo vệ khá thuận lợi.

Đất trung bình: có chất đất, năng suất và sản lượng trung bình; vị trí cách nơi cư trú của hộ từ 4 - 5km; địa hình vàn cao; điều kiện tưới tiêu, bảo vệ, đi lại thuận lợi ở mức bình thường.

Đất khó khăn cho sản xuất: có chất đất kém, năng suất và sản lượng thấp; vị trí cách nơi cư trú của hộ 5 - 6km; địa hình vàn thấp, tưới tiêu không chủ động, điều kiện đi lại, bảo vệ ở mức khó khăn.

Đất rất khó khăn cho sản xuất: có chất đất kém, năng suất và sản lượng rất thấp; vị trí khu đất cách nơi cư trú của hộ trên 6km; địa hình cao hoặc trũng; tưới tiêu dựa vào nước trời (nắng thì hạn, mưa thì úng).

dẫn các khu hành chính xây dựng phương án dồn đổi ở khu mình.

- Bước 3: Thực hiện dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên thực địa. Sau khi phương án đã được duyệt, các thôn tổ chức giao nhận đất cho các chủ sử dụng đất trên bản đồ và ngoài thực địa theo phương án được duyệt. Căn cứ vào bản đồ, số khẩu, diện tích từng loại đất của từng khu dân cư đã được UBND xã xác nhận, tiến hành lập danh sách các hộ sử dụng đất của từng khu dân cư trên bản đồ theo thứ tự ưu tiên: ưu tiên ruộng gần, ruộng tốt cho các hộ chính sách, người có công, người già neo đơn,...khuyến khích các hộ có khả năng về vốn, kỹ thuật nhận phần đất ở xa hơn, khó khăn hơn; các hộ không thuộc đối tượng ưu tiên nói trên tham ra bốc thăm để xác định vị trí đất cụ thể của từng hộ.

Căn cứ đối tượng ưu tiên và kết quả bốc thăm, Ban chỉ đạo lập danh sách cụ thể về chủ sử dụng đất, diện tích, xứ đồng...,làm cơ sở cho việc giao nhận đất ngoài thực địa rồi lập biên bản giao đất tại thực địa...

- Bước 4: Tổng kết công tác dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp và hoàn thiện các nội dung về quản lý đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính như: chỉnh lý bản đồ, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau khi đã thực hiện dồn đổi xong.

Phương án tự thỏa thuận đổi thửa: Phương án này là do các hộ gia đình, cá nhân tự thỏa thuận để chuyển đổi ruộng đất cho nhau tạo ra những thửa có diện tích lớn hơn hoặc các thửa của từng hộ được quy gọn vào một, hai khu vực.

b) Kết quả thực hiện

Là một huyện đồng bằng với 13 xã, 01 thị trấn. Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu trồng cây hàng năm, chủ yếu là đất trồng lúa. Vì vậy, trong quá trình lập phương án dồn điền, đổi thửa huyện chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch và thực hiện dồn điền, đổi thửa đối với đất lúa. Kết quả có 14/14 xã, thị trấn lập phương án và được UBND huyện phê duyệt, cụ thể tại bảng 4.13.

Bảng 4.13. Kết quả cấp giấy chứng nhận sau dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp huyện Lương Tài

Thứ tự Tên đơn vị hành chính Số thôn

Sau khi dồn điền đổi thửa Số thôn thực hiện Số hộ Diện tích (ha) Số thửa Số giấy CN đã cấp Mật độ thửa đất (Thửa/ha) Số thửa/hộ 1 TT Thứa 8 6/8 1.839 343,9 8.966 8.966 26 4,9 2 Xã An Thịnh 7 7/7 2.798 467,3 7.484 7.484 16 2,7 3 Xã Bình Định 5 5/5 2.339 507,9 7.850 7.850 15 3,4 4 Xã Lai Hạ 4 4/4 1.141 141,9 3.435 3.435 24 3,0 5 Xã Lâm Thao 6 3/6 1.833 332,5 9.661 9.661 29 5,3 6 Xã Minh Tân 5 3/5 1.233 147,5 4.475 4.475 30 3,6 7 Xã Mỹ Hương 3 3/3 1.627 280,4 6.580 6.580 23 4,0 8 Xã Phú Hòa 14 14/14 2.601 585,9 8.162 8.162 14 3,1 9 Xã Phú Lương 6 6/6 1.092 234,2 4.681 4.681 20 4,3 10 Xã Quảng Phú 6 6/6 2.893 528,4 7.953 7.953 15 2,7 11 Xã Tân Lãng 7 7/7 1.208 197,4 5.432 5.432 28 4,5 12 Xã Trung Chính 18 18/18 2.160 489,3 7.306 7.306 15 3,4 13 Xã Trung Kênh 8 8/8 2.301 272,4 9.130 9.130 34 4,0 14 Xã Trừng Xá 5 5/5 1.091 214,4 4.431 4.431 21 4,1 Cộng 102 95/102 26.156 4743,40 95.546 95.546 20 3,7

Nguồn: Chi nhánh VPĐKQSDĐ huyện Lương Tài (2016) Qua bảng 4.13 cho thấy: Theo kết quả tổng hợp của huyện Lương Tài, diện tích đất tham gia thực hiện dồn điền, đổi thửa là 4.773,4ha/5.477,92 ha diện tích

đất sản xuất nông nghiệp (chiếm 87,14% tổng diện tích đất nông nghiệp). Số hộ thực hiện dồn điền đổi thửa là 26.156 hộ, Số thửa thực hiện dồn điền, đổi thửa là 95.546 thửa. Tổng số thửa đất sản xuất nông nghiệp giảm 35.462 thửa, giảm 27,05% so với số thửa tham gia thực hiện dồn đổi. Sau khi thực hiện dồn đổi, tổng số thửa đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện là 95.546 thửa, trong đó: Số hộ có từ 4-5 thửa là 10.991 hộ, chiếm 42,02% tổng số hộ nông nghiệp; Số hộ có trên 1-3 thửa là 15.165 hộ, chiếm 57,98% tổng số hộ nông nghiệp. Bình quân số thửa/hộ là 3,7 hộ/thửa, giảm 1,35 hộ/thửa .Như vậy sau khi thực hiện dồn đổi số thửa biến động là rất lớn. Đến nay, toàn huyện đã cấp 95.546 GCNQSDĐ cho các loại đất được 5.517,78 ha, đạt gần 100% diện tích cần cấp.

4.3.2.3. Hệ thống hồ sơ địa chính

Do yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH trên địa bàn huyện nói chung và từng địa phương nói riêng, trong những năm qua kể từ khi xây dựng hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính, và đặc biệt trong những năm gần đây, biến động đất đai xảy ra với tốc độ tương đối nhanh tại nhiều địa phương. Tại một số đơn vị có vị trí trung tâm hoặc thuận lợi trong phát triển công nghiệp, đô thị… mức độ biến động đất đai diễn ra với diện tích lớn trên đất sản xuất nông nghiệp như: Thị trấn Thứa, Trung Kênh, Lâm Thao, Quảng Phú. Tại các xã còn lại, mức độ biến động đất đai diễn ra chậm hơn với diện tích nhỏ, chủ yếu chuyển từ đất nông nghiệp sang đất dân cư, xây dựng công trình phúc lợi và biến động trong nội bộ đất sản xuất nông nghiệp.

Xu hướng biến động chung trên toàn địa bàn là đất nông nghiệp dần bị thu hẹp để chuyển sang mục đích phi nông nghiệp với mức độ khác nhau. Trong nội bộ đất nông nghiệp còn lại, do chủ trương phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá gắn với hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; trên địa bàn toàn huyện đã có 95/102 đơn vị cấp thôn tại 14/14 xã, thị trấn đã thực hiện công tác dồn điền, đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính sau khi thực hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 73 - 82)