Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính sau khi thực hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 61)

Phần 4. .Kết quả nghiên cứu

4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh

4.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước và của tỉnh, huyện Lương Tài đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ huyện đề ra. Tuy nhiên cùng với bước phát triển kinh tế-xã hội là áp lực lớn đối với việc sử dụng đất đai trong huyện.

a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2012 đến năm 2016

Tình hình phát triển kinh tế của huyện thời gian qua liên tục duy trì được ở tốc độ khá cao, tăng trưởng bình quân đạt 13,3%. Trong đó:

+Nông nghiệp, lâm nghiệp tăng: 6,4%.

+Tiểu thủ công nghiệp-xây dựng cơ bản tăng: 18,3% +Thương mại-dịch vụ tăng: 14,8%.

Quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn đã đạt được những kết quả nhất định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực trong các khu vực và từng ngành kinh tế. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ tăng. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp- thủy sản giảm trong khi đó giá trị sản xuất tuyệt đối của nông nghiệp-thủy sản hàng năm đều tăng.

*Kinh tế nông nghiệp

Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển tương đối toàn diện và khá ổn định. Nhất là nâng cao hiệu quả chuyển dịch những vùng trũng thấp sang nuôi trồng thủy sản và chuyển đổi những khu vực lúa năng suất thấp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn.

dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập. Năng suất lúa bình quân từ 62,6 tạ/ha năm 2014 đến năm 2015đạt 63,8 tạ/ha.

*Về trồng trọt

Huyện Lương Tài đã đưa các loại giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, mạnh dạn phát triển sản xuất lúa hàng hóa có giá trị kinh tế cao như Du Ưu 600, SYN6, Q.Ưu số 1, GS 9, Thịnh Dụ 11, N.Ưu 89... Do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật thâm canh nên năng suất một số loại cây trồng được tăng lên, năng suất lúa bình quân tăng từ 62,6 tạ/ha năm 2012 lên 63,8 tạ/ha năm 2015, năng suất cây trồng khác như đậu tương, lạc, ngô cũng đạt cao, mặc dù diện tích canh tác giảm nhiều nhưng sản lượng cây lương thực có hạt vẫn đạt 64.063 tấn.

*Về chăn nuôi

Trong những năm qua ngành chăn nuôi của huyện có xu hướng giảm. Hiện nay trên địa bàn huyện, tổng đàn lợn có 36.871 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 5.992 tấn; đàn trâu, bò 2.992 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 168 tấn, đàn gia cầm 402.281 con. Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 27,3% năm 2015 lên 35,2% vào năm 2016.

*Về thủy sản

Thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết 06/NQ-TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, trong những năm qua huyện Lương Tài đã tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển diện tích đồng trũng sang nuôi cá kết hợp trồng cây ăn quả đạt hiệu quả cao. Diện tích đất nuôi trồng được mở rộng, đến nay tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản của huyện là: 1.352,13 ha sản lượng đạt 8.698 tấn năm 2012 tăng lên 9.558 tấn năm 2016.

*Khu vực kinh tế công nghiệp

Công nghiệp của huyện đang trên đà phát triển, bước đầu có những chuyển biến tích cực tạo sự dịch chuyển đáng kể trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp được khuyến khích phát triển. Tính đến nay ngành công nghiệp-TTCN toàn huyện có 127 doanh nghiệp. Trong đó: 03 đơn vị đầu tư tại khu công nghiệp Lâm Bình; 02 đơn vị đầu tư tại cụm công nghiệp Táo Đôi, còn lại các doanh nghiệp nằm tập trung chủ yếu ở Quảng Phú, Trung Kênh, Thị trấn Thứa,... mặc dù có khó khăn về sản xuất và thị trường song các doanh

nghiệp, HTXCN-TTCN đã tích cực tìm hiểu thị trường, đẩy mạnh sản xuất và giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 4.400 lao động.

* Khu vực kinh tế dịch vụ

Trong những năm qua việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp-dịch vụ làm chủ đạo đã thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và tăng nhu cầu giao dịch, trao đổi hàng hóa. Các ngành thương mại, dịch vụ có những chuyển biến tích cực, đặc biệt trong những năm gần đây đã phát triển ở tất cả các thành phần kinh tế.

b. Điều kiện xã hội -Dân số, lao động

Từ số liệu thống kê của phòng Thống kê huyện, tình hình dân số huyện Lương Tài thể hiện qua bảng 4.2

Bảng 4.2. Tình hình dân số huyện Lương Tài giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2014 2015 2016 1. Tổng dân số Người 99,218 100,126 100,740 Phân theo Thành thị-nông thôn

-Dân số thành thị Người 9,298 9,350 9,550 -Dân số nông thôn Người 89.920 90.920 91.190

2. Tổng số hộ Hộ 30,402 30,527 30,577

-Số hộ phi nông nghiệp Hộ 9.998 9.637 9.609 -Số hộ nông nghiệp Hộ 20.404 20.890 20.968

3. Tổng số lao động Người 59.732 60.164 60.619

-Lao động phi nông nghiệp Người 15.099 16.121 17.110 -Lao động nông nghiệp Người 44.433 44.043 43.509

4. Tỷ lệ sinh %o 14,9 15,2 19.65 5. Tỷ lệ tử %o 5,5 5,9 6,07 6. Tỷ lệ tăng dân số TN %o 9,4 9,3 13,59 7. Mật độ dân số Người/km2 916 923 940

Nguồn: Phòng thống kê huyện Lương Tài (2016) Thực tế cho thấy tỷ lệ dân số nông nghiệp vẫn chiếm phần chủ yếu. Trong thời gian tới cần giảm dân số cũng như lao động nông nghiệp tăng cường cho lực lượng lao động công nghiệp và dịch vụ.

Theo số liệu thống kê đến 31/12/2015 tổng số lao động toàn huyện là 60.619 người chiếm 60,99 % tổng số dân, trong đó lao động nông nghiệp là 43.509 người (chiếm 71,77% tổng số lao động), lao động phi nông nghiệp là 17.110 người (chiếm 28,23% tổng số lao động).

Những năm gần đây cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và của từng tỉnh, từng địa phương nói riêng đã và đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp-xây dựng cơ bản và dịch vụ ngày càng tăng đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động.

Bảng 4.3. Hiện trạng phân bố dân cư huyện Lương Tài năm 2016

Đơn vị tính: Người

TT Thị trấn, xã Tổng số

Chia theo khu vực Thành thị Nông thôn Toàn huyện 100.740 9.550 91.190 1 Thị trấn Thứa 9.330 9.550 0 2 Phú Hòa 9.650 0 9.650 3 An Thịnh 9.428 0 9.428 4 Trung Kênh 9.391 0 9.391 5 Minh Tân 4.514 0 4.514 6 Lai Hạ 3.796 0 3.796 7 Mỹ Hương 6.007 0 6.007 8 Trừng Xá 4.321 0 4.321 9 Trung Chính 8.524 0 8.524 10 Phú Lương 3.771 0 3.771 11 Quảng Phú 11.812 0 11.812 12 Lâm Thao 6.237 0 6.237 13 Tân Lãng 5.446 0 5.446 14 Bình Định 8.296 0 8.296

Nguồn: Phòng thống kê huyện Lương Tài (2016)

-Thu nhập: Nhìn chung, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của nhân

dân trong huyện đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn thấp so với mức bình quân chung của tỉnh. Sản lượng lương thực bình quân đầu người năm 2016 là 653,6 kg/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 21,791 triệu

đồng tăng 3,746 triệu đồng. Mức sống dân cư được nâng lên rõ rệt. Các hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được hỗ trợ sửa chữa nhà ở.

-Thực trạng phát triển đô thị: Thị trấn Thứa là trung tâm kinh tế-chính trị- văn hóa của huyện với tổng diện tích là 714,57 ha, dân số 9.330 người. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, cơ sở hạ tầng, các công trình văn hóa, y tế, giáo dục, phúc lợi được đầu tư. Chất lượng sống ở thị trấn ngày càng được nâng cao.

Đồng thời các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn ngày càng phát triển góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế thương mại- dịch vụ của huyện.

-Giáo dục đào tạo:

Công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa ở các địa phương, các cấp học tiếp tục được quan tâm và ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả thiết thực. Đến nay có 33 trường Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non đạt chuẩn Quốc gia.

-Y tế:

Đến nay toàn huyện có 01 trung tâm y tế dự phòng, 01 bệnh viện đa khoa, 14 trạm y tế với tổng số là 155 giường bệnh. Số cán bộ y tế là gần 200 bác sĩ, y sĩ, dược sĩ. Nhìn chung mạng lưới cơ sở y tế của huyện tương đối hoàn chỉnh, 100% các xã, thị trấn có trạm y tế. Cơ sở vật chất thiết bị được đầu tư, nâng cấp với chất lượng tốt.

-Văn hóa:

Trên toàn huyện có 86/102 làng được công nhận làng văn hóa các cấp, trong đó có 72 làng văn hoá cấp tỉnh; 130 lượt cơ quan, đơn vị được công nhận là công sở văn hoá, bình quân mỗi năm có 6.600 hộ được công nhận gia đình văn hoá, 100% số thôn trong huyện đã có quy ước văn hóa.

-Thể dục thể thao:

Phong trào thể dục-thể thao quần chúng được duy trì và có bước phát triển mới cả về chất và lượng. Số lượng người thường xuyên tập TDTT ngày càng tăng, đặc biệt là hoạt động thể thao quần chúng (đá bóng, cầu lông, bóng chuyền), phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ sự nghiệp văn hóa thể thao còn hạn chế, đặc biệt là sân chơi thể thao ở các thôn cơ bản là chưa có hoặc có thì cũng xuống cấp.

-Bưu chính, viễn thông:

Kinh tế phát triển, đời sống vật chất, thu nhập dân cư tăng, giao dịch làm ăn kinh tế ngày càng nhiều nên nhu cầu thông tin liên lạc trong sản xuất kinh doanh và đời sống tăng mạnh. 14/14 xã, thị trấn đều có điểm bưu điện văn hóa đáp ứng nhu cầu thông tin và đọc sách báo của nhân dân.

-Quốc phòng an ninh:

Công tác quốc phòng an ninh của huyện những năm qua được chính quyền địa phương hết sức quan tâm, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về nhiệm vụ an ninh quốc phòng toàn dân, hàng năm các xã trong huyện đều làm tốt công tác tuyển quân, huấn luyện dân quân tự vệ, dự bị động viên...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính sau khi thực hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 61)