Xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa và cấp giấy chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính sau khi thực hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 99)

Phần 4. .Kết quả nghiên cứu

4.4. xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa và cấp giấy chứng

VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT SAU DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI

Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng và giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính sau dồn điền, đổi thửa trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, giải pháp được đề xuất theo nguyên tắc tập trung đánh giá thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập hồ sơ địa chính cho huyện sẽ góp phần phát huy được ưu

điểm, khắc phục các tồn tại, nâng cao hiệu quả trong vấn đề hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ cho công tác dồn điền đổi thửa của huyện thời gian tới.

4.4.1. Giải pháp về chính sách đất đai

- UBND huyện Lương Tài cần có các chính sách cụ thể để quản lý quỹ đất nông nghiệp sau dồn điền, đổi thửa sử dụng có hiệu quả và bền vững trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Đồng thời rà soát để sửa đổi các quy định về chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

- Rà soát, sửa đổi các thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phù hợp với quy định hiện hành, không được yêu cầu người sử dụng đất nộp thêm các loại giấy tờ hoặc thực hiện thêm các thủ tục mà Nghị định, thông tư hướng dẫn không quy định; đảm bảo thực hiện cơ chế “1 cửa” và thực hiện thời gian giải quyết thủ tục không quá thời gian quy định của Luật Đất đai và các văn bản hiện hành, đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo đúng tinh thần Đề án 30 của Chính phủ.

- Qua triển khai thực tế cho thấy cũng còn một số khó khăn, vướng mắc như tình trạng khá phổ biến hiện nay là diện tích đo đạc nhiều nhưng diện tích được đưa vào cấp giấy chứng nhận cũng như số lượng thửa đất được cấp giấy chứng nhận trao đến người sử dụng đất còn chưa tương xứng với kế hoạch đầu tư; hầu hết các xã, thị trấn của huyện Lương Tài đã đo đạc lập bản đồ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng hiện nay do bản đồ biến động nhiều (do công tác theo dõi chỉnh lý biến động chưa được chỉnh lý biến động kịp thời ).

4.4.2. Giải pháp về xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính

- Cần xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường nhằm cung cấp các thông tin về đất đai đầy đủ cho các nhà đầu tư và các nhà quản lý nắm đến từng thửa đất trên bản đồ. Thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính của huyện Lương Tài sau dồn điền đổi thửa hoàn chỉnh phục vụ cho công tác quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động thửa đất được nhanh chóng giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai huyện Lương Tài đúng theo Luật định.

- Đẩy nhanh công tác cập nhật chỉnh lý bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn huyện Lương Tài theo Nghị quyết 30/2012/QH13 của Quốc hội được thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII.

4.4.3. Giải pháp về đo đạc bản đồ và chỉnh lý biến động

- Huyện Lương Tài cần rà soát lại các số liệu đo đạc bản đồ địa chính của các xã thị trấn, nhất là 3 xã, thị trấn nghiên cứu điểm (Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chínhvà cơ sở dữ liệu đất đai của huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) để kịp thời hoàn thiện số liệu chỉnh lý biến động từ thực địa lên bản đồ. Vì thực tế cho thấy tại huyện Lương Tài, mặc dù đã đo đạc bản đồ từ các xã thị trấn nhưng sau khi dồn điền đổi thửa, công tác hoàn thiện hồ sơ địa chính (nhất là sổ mục kê, sổ địa chính, sổ chỉnh lý biến động) chưa được thực hiện đồng bộ nên dẫn đến mặc dù triển khai toàn huyện nhưng các kết quả đạt được khác nhau.

- Huyện Lương Tài cần chỉ đạo phòng Tài nguyên Môi trường huyện phối kết hợp với Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Lương Tài rà soát chi tiết kết quả sau dồn điền đổi thửa (số thửa thay đổi lớn) để kịp cập nhật vào sổ mục kê đất đai và cho các hộ gia đình ký vào vào biên bản bàn giao thửa đất sau dồn điền đổi thửa.

- Việc đo đạc nhiều nhưng diện tích được đưa vào cấp giấy chứng nhận cũng như số lượng thửa đất được cấp giấy chứng nhận còn tồn đọng phần nhiều là các trường hợp khó thực hiện do không có giấy tờ hợp lệ, nguồn gốc sử dụng đất phức tạp hoặc đang có tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật xây dựng không thể giải quyết ngay trong thời gian ngắn.

4.4.4. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

- Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Lương Tài đang còn rất thiếu cán bộ chuyên môn so với yêu cầu nhiệm vụ, các điều kiện về nhà làm việc, kho lưu trữ hồ sơ và phương tiện kỹ thuật cần thiết cho hoạt động chuyên môn còn nhiều khó khăn; kinh phí đầu tư thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính của tỉnh Bắc Ninh, của huyện Lương Tài phân cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn hạn chế, tiền thu từ đất hàng năm đều phải điều tiết phân chia theo hướng đảm bảo ưu tiên chi phí đầu tư (bao gồm các chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng theo phê duyệt).

4.4.5. Giải pháp về tài chính

a. Dự toán kinh phí

- Thông tư liên tịch 04/2007TTLT-BTNMT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2007 về việc hướng dẫn lập dự toán công tác đo đạc, lập bản đồ và quản lý đất đai;

- Định mức kinh tế - kỹ thuật đăng ký đất đai, lâp hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban hành tại Quyết định số 10/2008/QĐ- BTNMT ngày 18/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Tiền lương lao động kỹ thuật áp dụng theo Nghị định số 205/2004/NĐ- CP, ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước. Mức lương tối thiểu là 830.000 đồng/tháng áp dụng theo Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04 /04 /2011 của Chính phủ;

- Quyết định số 2130/QĐ-UBND, ngày 03/8/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Bộ đơn giá sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;

- Đơn giá các loại công cụ, vật liệu, thiết bị phục vụ công tác đo đạc lập bản đồ và lập hồ sơ địa chính được tham khảo theo đơn giá chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường và giá cả thị trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được Sở Tài chính thẩm định tại đơn giá sản phẩm.

b.Giải pháp kinh phí

Bố trí kinh phí theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 07/2007/NQ-QH12 của Quốc hội, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính sau khi thực hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 99)