Thực trạng công tác lập hồ sơ địa chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính sau khi thực hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 68)

4.3.1.1. Thực trạng hệ thống bản đồ

Trong giai đoạn từ 2000 - 2004, trong phạm vi toàn huyện Lương Tài đã đ- ược UBND tỉnh Bắc Ninh đầu tư kinh phí đo đạc bản đồ địa chính theo phạm vi ranh giới hành chính cấp xã. Hệ thống bản đồ địa chính đã thiết lập gồm 3 loại tỷ lệ cơ bản:

- Bản đồ tỷ lệ 1/500 được đo vẽ thành lập năm 2000 theo hệ toạ độ HN-72 cho khu vực dân cư tại thị trấn Thứa.

- Bản đồ tỷ lệ 1/1000 được đo vẽ thành lập trong giai đoạn từ năm 2001-2004 theo hệ toạ độ VN-2000 cho khu vực dân cư nông thôn tại 13 đơn vị xã còn lại. - Bản đồ tỷ lệ 1/2000 được đo vẽ thành lập trong giai đoạn từ năm 2000 - 2004 cho khu vực đất ngoài khu dân cư của 14 đơn vị; trong đó tại thị trấn Thứa theo hệ HN-72 và 13 xã còn lại theo hệ VN - 2000.

Thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 437/QĐ-CT ngày 22/3/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, toàn bộ hệ thống bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/2000 được đo vẽ, thành lập theo hệ toạ độ HN-72 tại thị trấn Thứa đã được VPĐKQSDĐ tỉnh Bắc Ninh tính chuyển sang hệ toạ độ VN-2000 năm 2004.

Nhìn chung, cả 14 xã trên toàn huyện Lương Tài việc đo đạc thành lập bản đồ địa chính được thực hiện bằng công nghệ số theo khuôn dạng chuẩn.

+ Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 ngoài khu dân cư của 14 đơn vị không thể hiện đến từng thửa khu vực đất sản xuất nông nghiệp (đo bao theo bờ lô); không lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất.

+ Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500 khu vực dân cư thị trấn Thứa và bản đồ tỷ lệ 1/1000 khu vực dân cư nông thôn tại các đơn vị còn lại được lập bằng công nghệ số, không lập biên bản xác nhận mốc giới thửa đất, chỉ lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất.

Bảng 4.8. Thực trạng công tác lập bản đồ địa chính trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

STT Xã, thị trấn Năm thành lập Tổng số tờ BĐĐC Số lượng tờ BĐ tỷ lệ 1/1000 Số lượng tờ BĐ Tỷ lệ 1/2000 1 TT Thứa 2000 86 - 15 2 An Thịnh 2001 35 17 18 3 Bình Định 2003 38 20 18 4 Lai Hạ 2001 21 11 10 5 Lâm Thao 2002 23 14 09 6 Tân Lãng 2004 27 17 10 7 Minh Tân 2002 31 21 10 8 Mỹ Hương 2002 22 13 09 9 Phú Hòa 2003 63 42 21 10 Phú Lương 2002 27 18 09 11 Quảng Phú 2002 35 18 17 12 Trung chính 2002 61 42 19 13 Trừng Xá 2002 29 20 09 14 Trung Kênh 2001 31 16 15

Hiện nay, do biến động đất đai, tại các xã trong huyện , một số khu vực đã thực hiện đo bổ sung, chỉnh lý bản đồ phục vụ lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chủ yếu tại các khu vực biến động sang đất dân cư, dịch vụ): Thị trấn Thứa và các xã: An Thịnh, Bình Định, Lâm Thao, Mỹ Hương, Phú Hoà, Quảng Phú, Trung Chính, Trừng Xá; tại các khu vực này đã hình thành thêm các mảnh bản đồ địa chính mới tỷ lệ 1/1000. Tuy nhiên, tại nhiều khu vực biến động từ mục đích nông nghiệp sang đất dân cư khác chưa được đo bổ sung, chỉnh lý đầy đủ. Ngoài ra, thực hiện nhiệm vụ tại dự án cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho đất tín ngưỡng, đất sử dụng cho kinh tế trang trại, đất xây dựng nhà văn hoá thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh; hiện nay tại 14 đơn vị cấp xã thuộc huyện đã thực hiện công tác trích đo bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 cho các thửa đất sử dụng cho kinh tế trang trại với mục tiêu đáp ứng trước mắt cho việc lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, đồng thời tài liệu này sẽ được lồng ghép, hoàn thiện theo nhiệm vụ dự án xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tại huyện.

Hệ thống bản đồ địa chính được thành lập bằng công nghệ số từ năm 2000 đến nay tại các xã, thị trấn phục vụ cho công tác dồn điền đổi thửa gồm: Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 ngoài khu dân cư không thể hiện đến từng thửa khu vực đất sản xuất nông nghiệp (đo bao theo bờ lô); không lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất. Đây là những tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác dồn đổi thửa trên địa bàn huyện Lương Tài, là nội dung của công tác lập hồ sơ địa chính được được phòng TN&MT và VPĐKQSDĐ theo dõi, quản lý cụ thể như trên:

Đánh giá chung: Hệ thống bản đồ địa chính tại 14 đơn vị lập Dự án đã đ- ược thiết lập phủ trùm theo ranh giới hành chính cấp xã theo các tỷ lệ 1/500 và 1/1000 cho khu vực đất dân cư và 1/2000 khu vực đất ngoài khu dân cư nhưng do không được chỉnh lý, cập nhật biến động thưòng xuyên và đầy đủ nên hệ thống bản đồ khu vực dân cư nhìn chung chưa thể hiện đúng hiện trạng. Hệ thống bản đồ địa chính khu vực ngoài khu dân cư tại 14 đơn vị có tỷ lệ 1/2000 không thể hiện được đến từng thửa đất của từng chủ sử dụng; mặt khác hệ thống bản đồ này đã có nhiều biến động do chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp chưa được chỉnh lý và đặc biệt do cả 14 đơn vị đã thực hiện công tác “dồn điền đổi thửa” đối với đất nông nghiệp gắn với quy hoạch lại đồng ruộng, quy hoạch lại hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng… nên đến nay không phản ánh đúng hiện trạng,

4.3.1.2. Thực trạng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

* Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện trước khi thực hiện dồn điền, đổi thửa:

- Từ những năm 1990 đến 1999, thực hiện Chỉ thị số 299 -TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước; Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 01/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2010. Tại xã Tân Lãng và thị trấn Thứa đã thực hiện việc lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân theo số liệu bản đồ đo đạc theo Chỉ thị số 299 -TTg: Xã Tân Lãng, cấp Giấy chứng nhận đất ở năm 1991; thị trấn Thứa, cấp Giấy chứng nhận đất nông nghiệp năm 1999. Từ năm 2000 đến 2004, gắn với công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính, tại hầu hết các đơn vị còn lại đã thực hiện công tác lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp cho các đối tượng là hộ gia đình cá nhân. Trong giai đoạn này, việc lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đối với đất ở tại một số đơn vị được thực hiện đồng bộ với kết quả đo đạc bản đồ địa chính như: Thị trấn Thứa, Mỹ Hương, Minh Tân, Quảng Phú… Tuy nhiên ở một số xã khác vẫn thực hiện theo 2 hình thức: Một số hộ được cấp theo số liệu tự kê khai, một số hộ được cấp theo số liệu bản đồ địa chính như: Bình Định, Lâm Thao, Phú Hoà, Phú Lương. Đối với đất nông nghiệp, việc lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận tại các đơn vị đều thực hiện theo số liệu hồ sơ giao ruộng năm 1992-1993 và cấp chung một giấy cho nhiều thửa đất theo tinh thần Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg, không theo số liệu bản đồ địa chính.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 1999 đến năm 2003 UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai, cụ thể là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, kết quả thực hiện cấp giấy chứng nhận QSD đất nông ngiệp, toàn huyện đã cấp 23.201 GCNQSDĐ cho các loại đất nông nghiệp được 5.287,80 ha, đạt 97,78% diện tích cần cấp. Kết quả cụ thể như sau: các xã An Thịnh, Bình Định, Phú Hòa, Quảng Phú, Trung Chính, có tỷ lệ cấp GCN đạt trên 98%; các xã còn lại gồm Lâm Thao, Minh Tân, Tân Lãng, Trừng Xá, Trung Kênh, đạt tỷ lệ trên 96%; riêng thị trấn Thứa và xã Lai Hạ đạt tỷ lệ cấp trên 95%.

Chi tiết thực trạng cấp GCN sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn các xã huyện Lương Tài thể hiện quả bảng 4.9:

Bảng 4.9. Thực trạng công tác cấp GCN trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh Thứ tự Tên đơn vị hành chính Số thôn Số hộ Số thửa Diện tích cần cấp (ha) Số thửa/hộ Diện tích đã cấp (ha) Tỷ lệ(%) đã cấp Số giấy CN đã cấp Mật độ thửa đất (Thửa/h a) 1 TT Thứa 8 1.839 11.456 382,5 6,23 366,5 95,82 1.898 31 2 Xã An Thịnh 7 2.798 15.495 567,9 5,54 559,9 98,59 2.798 28 3 Xã Bình Định 5 2.339 9.792 526,7 4,19 518,7 98,48 2.085 19 4 Xã Lai Hạ 4 1.141 6.438 173,5 5,64 165,5 95,39 1.260 39 5 Xã Lâm Thao 6 1.833 7.329 360,9 4,00 352,9 97,79 1458 21 6 Xã Minh Tân 5 1.233 6.480 233,6 5,26 225,6 96,58 1355 29 7 Xã Mỹ Hương 3 1.627 6.665 312,4 4,10 304,4 97,44 1856 22 8 Xã Phú Hòa 14 2.601 10.469 660,0 4,02 652 98,79 2431 16 9 Xã Phú Lương 6 1.092 6.687 257,0 6,12 249 96,89 1034 27 10 Xã Quảng Phú 6 2.893 12.960 584,0 4,48 576 98,63 1142 23 11 Xã Tân Lãng 7 1.208 7.438 221,0 6,16 213 96,38 1244 35 12 Xã Trung Chính 18 2.160 12.310 567,9 5,70 559,9 98,59 1299 22 13 Xã Trung Kênh 8 2.301 10.918 297,7 4,74 289,7 97,32 2261 38 14 Xã Trừng Xá 5 1.091 6.535 262,7 5,99 254,7 96,96 1080 26 Cộng 102 26.156 130.972 5.407,67 5,01 5.287,8 97,78 23.201 25

4.3.1.3. Thực trạng việc lập Hệ thống các hồ sơ địa chính

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Hệ thống hồ sơ địa chính gồm 4 loại: sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận, sổ theo dõi biến động đất đai của 14 xã, thị trấn thuộc huyện đã được lập ở dạng giấy và cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính theo đúng qui định. Tuy nhiên, Các loại hồ sơ địa chính (dạng giấy) phục vụ cho công tác dồn điền đổi thửa hầu như chưa được theo dõi vào sổ thường xuyên; việc cập nhật, chỉnh lý biến động, không liên tục và chưa đầy đủ. So với mặt bằng chung với các huyện khác thì ở đây hầu như không được đầu tư kinh phí trong quá trình triển khai xây dựng sổ mục kê, sổ cấp GCNQSDĐ, sổ theo dõi biến động,… cho nên hầu hết các hồ sơ quản lý đất đai hiện nay đều cũ và lạc hậu, công tác cấp GCN diễn ra chậm và biến động hầu như không được cập nhật trong khi các giao dịch diễn ra thường xuyên.

Bảng 4.10. Hệ thống hồ sơ địa chính huyện Lương Tài

Loại sổ

Số lượng (quyển)

Hồ sơ địa chính lưu trữ tại Văn phòng đăng ký đất đai huyện

Tình hình cập nhật

Sổ mục kê 47 Lưu tại cấp xã, huyện. Không Sổ địa chính 147 Lập theo QĐ 499 và TT1990/2001/ TT-

TCĐC lưu tại cấp xã, huyện.

Không Sổ cấp GCN 23

Lập theo Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 , lưu tại cấp huyện

Cập nhật thường xuyên Sổ theo dõi biến

động

21

Lưu tại cấp xã, huyện Ít cập nhật Nguồn: Báo cáo thống kê về hồ sơ địa chính huyện (2014) Trong khi các hồ sơ địa chính của huyện cũng ở trong tình trạng lạc hậu, phần lớn sổ địa chính lưu tại cấp xã được lập từ năm 1995 và 2002, mỗi xã được phát 1 quyển sổ địa chính theo Thông tư 29/2004/TT – BTNMT nhưng việc lập và cập nhật biến động sử dụng đất hầu như chưa được thực hiện. Sổ mục kê ruộng đất toàn huyện được lập kèm theo chỉ thị 299/TTg đến nay chỉ được bổ sung thêm địa giới hành chính dựa vào bản đồ nền, được lưu tại cấp xã cũng trong tình trạng số liệu đã cũ, không thể hiện đúng thông tin hiện trạng của các thửa đất. Sổ địa chính được lập theo Lập theo QĐ 499 và TT1990/2001/ TT-TCĐC, lưu tại cấp xã và cấp huyện. Lập theo TT29/2004/TT-BTNMT, lưu tại cấp huyện. Sổ cấp GCN Lập

theo Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009. sổ đăng k y biến biến động sử dụng đất, cũng ít được cập nhật. Theo báo cáo về thống kê Hồ sơ địa chính năm 2012 trên địa bàn huyện có 47 quyển sổ mục kê, 147 sổ địa chính, 23 sổ cấp GCN, và 21 quyển theo giõi biến động đất đai. Theo số liệu bàn giao tháng 02 năm 2012 giữa phòng TNMT và Văn phòng ĐKQSDĐ huyện Lương Tài, các loại sổ sách địa chính hiện lưu trữ phục vụ cho công tác DDĐT tại các xã trên địa bàn huyện được lưu tại Văn phòng ĐKQSDĐ cụ thể như sau:

Bảng 4.11. Hiện trạng hồ sơ địa chính tại các xã trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh STT Xã, thị trấn Năm lập sổ Sổ mục kê (quyển) Sổ địa chính (quyển) Sổ cấp GCN (quyển) Sổ đăng ký biến động (quyển) Ghi chú 1 TT Thứa 03 12 04 02 (01q sổ CGCN theo mẫu 09/ĐK) 2 An Thịnh 04 39 02 01 3 Bình Định 04 05 02 02 4 Lai Hạ 04 17 01 02 5 Lâm Thao 04 01 02 01 6 Tân Lãng 02 26 02 02 7 Minh Tân 02 02 01 01 8 Mỹ Hương 04 02 01 01 9 Phú Hòa 04 02 02 01 10 Phú Lương 04 01 01 02 11 Quảng Phú 01 13 01 02 12 Trung chính 04 03 01 02 13 Trừng Xá 03 01 01 01 14 Trung Kênh 04 23 02 02 Cộng 47 147 23 21

Nguồn: Báo cáo thống kê về hồ sơ địa chính huyện (2014) 4.3.2. Kêt quả lập hồ sơ địa chính sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa

4.3.2.1. Bản đồ địa chính

Từ năm 1995-1999, Tổng cục Quản lý ruộng đất nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đầu tư cho tỉnh Bắc Ninh cũng như huyện Lương Tài đo đạc bản đồ

địa chính, hệ thống toạ độ, độ cao nhà nước. Các xã đều có bản đồ địa chính thể hiện đất đai trên bản đồ phù hợp với hiện trạng, giúp cho công tác quản lý đất đai có hiệu quả. Bản đồ địa chính được lập ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000 trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 3 độ, kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và hệ độ cao quốc gia hiện hành. Thông số hệ quy chiếu và hệ tọa độ để lập bản đồ địa chính thực hiện theo quy định tại Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000. Công cụ đo đạc lúc này gồm máy toàn đạc điện tử, chụp ảnh viễn thám, công nghệ số với công nghệ đo đạc hiện đại, độ chính xác cao. Chi tiết hệ thống bản đồ địa chính các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lương Tài thể hiện như sau:

Bảng 4.12. Bản đồ địa chính tại các xã trên địa bàn huyện Lương Tài sau dồn điền, đổi thửa

Thứ

tự Tên xã

Hiện trạng trước dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp hoàn thiện hồ sơ địa chính sau khi thực hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 68)