Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 63 - 64)

Đơn vị tính: ha

STT Chỉ tiêu Diện tích Cơ cấu (%)

1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 7544,27 100

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6.691,25 88,69

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.135,05 81,32

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 556,20 7,37

1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 773,79 10,26

1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 79,22 1,05

Đất nông nghiệp với diện tích 7544,27 ha chiếm 71,08% tổng diện tích đất nông nghiệp.

Trong đó đất trồng cây hằng năm là chủ yếu 6135,05 ha chiếm 91,69% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất trồng cây hằng năm nhiều nhất ở các xã Vĩnh Hồng ( 502,03 ha), xã Bình Xuyên ( 564,71 ha), xã Thái Hòa (518,44 ha)... . Còn lại đất trồng cây lâu năm chỉ có 556,2 ha chiếm 8,31% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đất trồng cây lâu năm chủ yếu là vải, nhãn, cam, táo cho thu nhập của người lao động và hiệu quả đồng vốn cao. Diện tích đất trồng cây lâu năm nhiều nhất ở các xã Vĩnh Hồng ( 80,53 ha), xã Thúc Kháng ( 58,84 ha), xã Thái Học (62,03 ha).

Đất nuôi trồng thủy sản có 773,79 ha, chiếm 10,26% tổng diện tích đất nông nghiệp,có mức tăng trưởng cao, đạt bình quân 14%/năm, nhờ chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất và ứng dụng tiến bộ công nghệ mới vào sản xuất. Ngành thuỷ sản đã có những mô hình nuôi tôm, cá tập trung ở các xã với các loại thủy sản đặc sản theo nhu cầu của thị trường, đó là: cá rô phi đơn tính, trê phi, chép lai 3 máu, cá chim trắng,… tạo được hàng hóa lớn cung cấp cho thị trường Hải Dương, Hà Nội, các đô thị và các khu dân cư tập trung khác. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tập trung nhiều ở các xã Hùng Thắng (131,55 ha), xã Hồng Khê (90,28ha), xã Cổ Bì (98,92 ha).

Nhìn chung trong thời gian qua đất nông nghiệp có bước chuyển biến rõ rệt. Công tác chuyển giao, tiếp nhận ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp được đẩy mạnh. Năm 2015, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo phòng Nông nghiệp & PTNN chủ động liên kết với các công ty, đơn vị để thực hiện việc hợp tác liên kết triển khai các mô hình gieo cấy các giống lúa lai, lúa chất lượng cao vào trong sản xuất. Điển hình như các mô hình gieo cấy các giống như BT7, Nếp 97, Tám Soan đột biến, Hương Cốm, Bắc thơm, TL12 .v.v. tiếp tục triển khai mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ để làm phân bón cho lúa và một số loại cây trồng. Đất nông nghiệp được giao đến từng hộ gia đình cá nhân quản lý sử dụng, người dân đã chủ động được việc nuôi trồng, biết khai thác sử dụng và phát huy được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

4.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 63 - 64)