Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 34 - 37)

2.3.3.1. Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 1993

a. Trước Luật đất đai năm 1988

Quy hoạch sử dụng đất đai chưa được coi là công tác của ngành Quản lý đất đai mà chỉ được thực hiện như một phần của quy hoạch phát triển ngành nông - lâm nghiệp. Các phương án phân vùng nông - lâm nghiệp đã đề cập tới phương hướng sử dụng tài nguyên đất trong đó có tính toán đến quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp và coi đây là phần quan trọng. Tuy nhiên, do còn thiếu các tài liệu điều tra cơ bản và chưa tính được khả năng đầu tư nên tính khả thi của phương án còn thấp.

Từ năm 1981 đến năm 1986 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, hầu hết các quận huyện trong cả nước đã xây dựng quy hoạch tổng thể cấp huyện.

b. Từ Luật đất đai 1988 đến Luật Đất đai 1993

Từ năm 1987 đến trước Luật Đất đai năm 1993, công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã có cơ sở pháp lý quan trọng, thời kỳ này công cuộc đổi mới nông thôn diễn ra sâu sắc, quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã nổi lên như một vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất. Đây là mốc đầu tiên triển khai quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã trên phạm vi toàn quốc (T Nguyễn Dũng Tiến, 2005).

2.3.3.2. Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai từ năm 1993 đến năm 2003

Sau Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1992, Nhà nước ta triển khai công tác nghiên cứu chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể kinh tế, xã hội ở hầu hết 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các vùng kinh tế. Đây là mốc bắt đầu của thời kỳ đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Thông qua quy hoạch sử

dụng đất, Nhà nước thực hiện quyền định đoạt về đất đai, nắm được quỹ đất đai đến từng loại, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gắn chuyển mục đích sử dụng đất với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, có cơ sở để điều chỉnh chính sách đất đai tại mỗi địa phương, chủ động giành quỹ đất hợp lý cho phát triển các ngành,các lĩnh vực,góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa đảm bảo ổn định các mục tiêu xã hội vừa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước chủ động dành quỹ đất hợp lý cho xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng cho công nghiệp, dịch vụ, đô thị. Qua công tác quy hoạch sử dụng đất đai, UBND các cấp nắm chắc được quỹ đất đai của địa phương mình, có dự tính được nguồn thu từ đất cho ngân sách nhà nước.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được quy định trong Luật Đất đai 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/NĐ - CP ngày 01/10/2001 quy định nội dung cụ thể về lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp địa phương. Từ năm 1994, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010. Chính phủ đã chỉ đạo rà soát quy hoạch sử dụng đất đối với tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, đến nay đã hoàn thành trên phạm vi cả nước. Năm 2006, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 57/2006/QH11 về kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 – 2010) cả nước.

Quy hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là cơ sở để xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý và tiến hành thực hiện các văn bản hiện hành có liên quan đến Luật Đất đai quy định. Những áp lực đối với đất đai như hiện nay cho thấy nguồn tài nguyên đất đai ngày càng khan hiếm và có giới hạn, dân số thế giới gia tăng nhanh, đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt được khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực, đồng thời cũng bảo vệ được vùng đất đai nông nghiệp và môi trường sống. Quy hoạch sử dụng đất đai là nền tảng trong tiến trình này. (T Nguyễn Dũng Tiến,2005)

2.3.3.3. Thời kỳ Luật Đất đai năm 2003 đến 2013

Luật Đất đai năm 2003 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003. Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004. Khung pháp lý đối với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định rõ, giành cả mục 2 với 10 điều, Nghị định số 181/2004/NĐ - CP với 29 điều.

Luật Đất đai năm 2003 quy định rõ nội dung việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp. Đối với kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm và kỳ kế hoạch là 5 năm. Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là 5 năm một lần gắn với việc kiểm kê đất đai để phục vụ cho công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được tốt hơn. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập 10 năm một lần gắn với kỳ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã phải được lập trên nền bản đồ địa chính. Ngoài ra, để cho việc quản lý đất đai được thuận lợi hơn, đất đai được chia thành 3 nhóm đất chính: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.

Ngày 01/11/2004 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư hướng dẫn số 30/2004/TT - BTNMT và quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất các cấp. Sau đó, thông tư 19/2009/TT- BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên môi trường, quy định chi tiết việc lập, thẩm định, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất được ban hành thay thế cho Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ở trên. Đồng thời Nghị định 69/2009/NĐ - CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ, quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

2.3.3.4. Thời kỳ sau Luật Đất đai năm 2013

Luật đất đai 2003 ban hành khá đầy đủ về nội dung, tuy nhiênđể đáp ứng cho nhu cầu thực tiễn của đất nước, ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013, Luật này sẽ có hiệu lực kể từ 01/7/2014. So với Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai (sửa đổi) có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều. Vì vậy công tác quy hoạch sử dụng đất sẽ diễn ra mạnh mẽ, nhờ quy hoạch bộ mặt của đất nước đần đần được thay đổi, việc quản lý và sử dụng đất trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan nên dẫn đến một hiện tượng rất nhức nhối đó là “Quy hoạch treo”.

Quy hoạch treo gây nên sự lãng phí rất lớn cho xã hội, theo thống kê thì cứ mỗi ha bị thu hồi tương đương với 30 lao động nông nghiệp bị mất đất sản xuất, thực tế cho thấy do trình độ của lao động nông nghiệp còn hạn chế nên họ sử dụng số tiền đền bù không hiệu quả, dẫn đến khi hết tiền thì họ cũng rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp, không có thu nhập, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên sự mất ổn định trong xã hội.Nếu diện tích đất bị thu hồi mà để “treo” ấy vẫn được sử dụng đúng như mục đích của nó thì sẽ đem lại một lợi ích rất lớn cho xã hội.

PHẦN 3. PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 34 - 37)