Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 38)

3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp:

Thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê của huyện Bình Giang với các tài liệu như điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội, văn hóa đời sống, số lệu chỉ tiêu kiểm kê đất đai năm 2010, 2015; bản đồ hiện trạng sử dụng

đất của huyện Bình Giang năm 2005, năm 2010, năm 2015; số liệu các chỉ tiêu chủ trong phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện giai đoạn 2011-2015.

- Thu thập số liệu sơ cấp:

- Điều tra, thu thập thông tin tại các ban ngành trong huyện; - Số liệu điều tra về tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất; Đánh giá tình hình thực hiện các công trình dự án của huyện theo các tiêu chí:

+ Quy mô diện tích của công trình, dự án; + Thời gian thực hiện công trình dự án;

+ Vị trí thực hiện (xây dựng) công trình dự án;

+ Cách tổ chức thực hiện (thực hiện như thế nào, nguồn vốn có từ đâu).

3.4.2. Phương pháp thống kê, phân tích và xử lý tổng hợp

Trên cơ sở số liệu, tư liệu thu thâp được, tiến hành phân tích hiện trạng sử dụng đất năm 2015:

- Việc sử dụng đất hợp lý hay không hợp lý;

- Loại đất nào chiếm tỷ trọng lớn, loại đất nào chiếm tỷ trọng bé trong tổng diện tích tự nhiên của huyện

Trên cơ sở các số liệu, tư liệu thu thập được, tiến hành thống kê quy mô diện tích, thời gian thực hiện, vị trí thực hiện, cách tổ chức thực hiện của:

- Các công trình, dự án đã thực hiện theo phương án quy hoạch sử dụng đất - Các công trình dựu án chưa thực hiện theo phương án quy hoạch sử dụng đất; - Các công trình dự án không có trong phương án quy hoạch sử dụng đất; - Các công trình dự án có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng khi thực hiện không xin phép;

Tổng hợp phân tích các yếu tố tác động đến quá trình triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất.

3.4.3. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở số liệu, tư liệu thu thập được, tiến hành so sánh chỉ tiêu sử dụng đất của huyện Bình Giang qua các năm 2005, năm 2010, năm 2015. Từ đó đánh giá biến động của các loại đất theo các giai đoạn 2005-2010, giai đoạn 2010-2015, loại đất nào biến động nhiều nhất; loại đất nào biến động ít nhất; nguyện nhân của sự biến động đó.

So sánh chỉ tiêu sử dụng đất theo phương án quy hoạch sử dụng đất với chỉ tiêu sử dụng đất thực hiện đến năm 2015 để xem:

- Loại đất nào thực hiện đúng theo kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015; - Loại đất nào vượt kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015;

- Loại đất nào không đạt kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 đề ra.

Từ đó đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo các chỉ tiêu sử dụng đất.

Trên cơ sở các chỉ tiêu về quy mô diện tích, thời gian, địa điểm, cách tổ chức thực hiện của các công trình, dự án tính đến năm 2015, so sánh với kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 để tiến hành đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch.

So sánh chỉ tiêu về thời gian của kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2015 với kết quả thực hiện được năm 2015. Công trình nào thời gian thực hiện đúng theo quy hoạch? Công trình nào chậm tiến độ so với phương án quy hoạch? Công trình nào thực hiện xong trước kế hoạch đề ra? Nguyên nhân chậm tiến độ hay thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra là gì?

So sánh chỉ tiêu về quy mô diện tích của công trình dự án theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 với kết quả thực hiện được đến năm 2015. Diện tích thực hiện có theo đúng quy hoạch hay không? Thực hiện được bao nhiêu ha so với phương án quy hoạch sử dụng đất? Nguyên nhân là gì?

So sánh chỉ tiêu về vị trí, địa điểm của công trình, dự án theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 với kết quả thực hiện được đến năm 2015. Xem công trình dự án có thực hiện đúng với vị trí trong phương án quy hoạch hay thực hiện ở vị trí khác? Nguyên nhân của việc thay đổi vị trí là gì?

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN BÌNH GIANG TỈNH HẢI DƯƠNG HUYỆN BÌNH GIANG TỈNH HẢI DƯƠNG

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí điạ lý

Bình Giang nằm về phía Tây Nam tỉnh Hải Dương có tọa độ địa lý từ 20048’ đến 20046’ vĩ độ Bắc và 106007’ đến 106016’ độ kinh Đông.

Phía Bắc giáp huyện Cẩm Giàng Phía Đông giáp huyện Gia Lộc Phía Nam giáp huyện Thanh Miện Phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên

b. Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện Bình Giang khá bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 1,6 m đến 2,2 m. Tuy nhiên, ở một số xã ven sông có những khu vực thấp trũng gây úng cục bộ vào mùa mưa bão, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

c. Khí hậu

Khí hậu của huyện Bình Giang mang đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 4 mùa rõ rệt: Mùa hạ khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, h- ướng gió chủ yếu là gió Đông Nam; mùa đông khí hậu lạnh và khô, hướng gió chủ yếu là gió Đông Bắc; mùa xuân và mùa thu là mùa chuyển tiếp của 2 mùa đông và hạ với thời tiết mát mẻ se lạnh, có mưa phùn vào mùa xuân và hanh khô vào mùa thu.

d. Thuỷ văn

Bình Giang nằm trong khu vực hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải được bao bọc bởi mạng lưới sông khá dày đặc, gồm sông Sặt, sông Đình Đào, sông Cửu An có nguồn gốc từ sông Hồng và sông Thái Bình. Các sông chảy qua địa bàn huyện đều theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; lưu lượng các sông nhỏ, độ dốc thấp. Mùa mưa mực nước ở sông thường cao hơn mực nước trong đồng ruộng, ngược lại mùa khô mực nước sông thấp hơn trong đồng do vậy khả năng tưới tiêu tự chảy của huyện bị hạn chế, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra lập bản đồ thổ nhưỡng của Viện thiết kế quy hoạch - Bộ Nông nghiệp năm 1965 và điều tra bổ sung phân hạng đất của sở Địa chính tỉnh Hải Dương năm 1999 cho thấy: Đất đai của huyện Bình Giang được hình thành do sự bồi tụ của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình; gồm 5 nhóm đất chính sau:

(1). Đất phù sa cũ sông Thái Bình glây (P tg): Loại đất này được phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, có tổng diện tích khoảng 6.224,0 ha, chiếm 60,0% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất thích hợp trồng cây lương thực như: 2 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa 1 ngô thu đông.

(2). Đất phù sa cũ sông Thái Bình glây yếu (Pt): Loại đất này được phân bố rải rác ở các xã trong huyện, có diện tích khoảng 2.321,0 ha, chiếm khoảng

22% tổng diện tích đất tự nhiên. Được phân bố ở các chân ruộng có địa hình vàn, vàn cao, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình. Đất thích hợp với nhiều loại cây trồng: cây lương thực lúa, ngô, khoai và các cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương và các loại cây rau màu, cây ăn quả.

Bảng 4.1. Tài nguyên đất đai của huyện Bình Giang

TT Loại đất Diện

tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1 Đất phù sa cũ sông Thái Bình glây nông chua (Ptg) 6.224,0 60,0 2 Đất phù sa cũ sông Thái Bình glây sâu chua (P t) 2.321,0 22,0 3 Đất phù sa cổ sông Hồng glây (Phg) 795,0 8,0 4 Đất phù sa sông Hồng không được bồi ít chua (Ph) 571,7 5,2 5 Đất phù sa được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng (Phib) 567,0 4,8

(3). Đất phù sa cổ của hệ thống sông Hồng glây (Phg): Loại đất này được phân bố ở một số xã phía Đông Nam huyện như: Thái Dương, Bình Xuyên, Cổ Bì, Hồng khê. Diện tích khoảng 795,0 ha, chiếm khoảng 8,0% tổng diện tích đất tự nhiên. Được phân bố ở các chân ruộng vàn thấp và trũng úng, đất thích hợp với thâm canh cây lương thực và nuôi trồng thủy sản.

(4). Đất phù sa cổ của hệ thống sông Hồng (Ph) glây yếu: Loại đất này có diện tích khoảng 571,7 ha, chiếm khoảng 5,2% tổng diện tích đất tự nhiên. Được phân bố ở các chân ruộng vàn, vàn cao, đất thích hợp thâm canh nhiều loại cây trồng: cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,... Đây là loại đất khá tốt, được phân bố ở trung tâm huyện và phía Đông Nam của huyện.

(5). Đất phù sa được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng (Phib): Đất phù sa được bồi: Diện tích 567,0 ha bằng 4,8% diện tích đất tự nhiên. Đặc điểm loại đất này có thành phần cơ giới nhẹ. Đất ít chua hoặc trung tính, Hàm lượng dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu ở mức từ nghèo đến trung bình. Sự phân bố của loại đất này thường ở các khu ruộng giáp sông, rất thích hợp với việc trồng cây rau mầu và cây công nghiệp ngắn ngày.

b) Tài nguyên nước

* Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt ở Bình Giang khá phong phú, hệ thống sông ngòi dày đặc với các sông Sặt, sông Đình Đào, sông Cửu An, ... Ngoài ra, trong huyện còn rất nhiều ao hồ và hệ thống kênh mương đa dạng được

phân bố rộng khắp trên địa bàn. Đây là nguồn nước tưới dồi dào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

* Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện nằm chủ yếu trong tầng chứa nước lỗ hổng Plutôxen, hàm lượng Cl- < 200mg/l.

* Nước mưa: Với lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.400 mm đến 1.600 mm, cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt của nhân dân.

c) Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản của huyện Bình Giang có một số nguyên liệu dùng để sản xuất vật liệu xây dựng, như: sản xuất gạch, ngói, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất gốm sứ cũng đã được khai thác nhưng trữ lượng không nhiều.

d) Tài nguyên nhân văn

Bình Giang là một vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng; mảnh đất và con người nơi đây được coi là “vùng đất địa linh nhân kiệt”. Huyện có làng Tiến Sĩ - Mộ Trạch, đã có 36 Tiến sĩ thời kỳ phong kiến; con người Bình Giang tài hoa, thông minh, cần cù, chăm chỉ, nổi tiếng với truyền thống hiếu học xứng danh với châm ngôn “Tiền làng Dọc, thóc làng Nhữ, chữ làng Chằm”.

4.1.1.3. Thực trạng môi trường

Với điều kiện địa hình, khí hậu và các yếu tố tự nhiên, xã hội khác đã chi phối mạnh đến cảnh quan môi trường của Bình Giang có thể khái quát thành 2 khu vực chủ yếu sau:

- Khu vực phía Bắc: mật độ dân số cao, đất đai được khai thác với cường độ cao vào các mục đích kinh tế, quá trình sử dụng đất chưa hợp lý đã tác động xấu đến môi trường đất, tầng che phủ của đất bị cày xới nhiều, bề mặt đất bị rửa trôi, môi trường, nguồn nước, không khí, … bị ảnh hưởng.

- Khu vực phía Nam: mật độ dân số thấp hơn, ít chịu tác động của quá trình công nghiệp hoá dẫn đến cảnh quan môi trường ở phía Nam huyện tốt hơn (chưa biểu hiện bị tàn phá).

4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Huyện Bình Giang được tái lập năm 1997, cho đến nay tăng trưởng kinh tế luôn được duy trì ổn định ở mức cao.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 11,0%/năm. - Tổng sản phẩm xã hội (GDP) năm 2015 đạt 1321 tỷ đồng, trong đó: + Khu vực nông, lâm, thủy sản đạt 277,40 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20.9 % ; + Khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 578,60 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43.7 % ; + Khu vực thương mại, dịch vụ đạt 465,0 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35.4 % ; - Thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm;

- Giá trị sản xuất trên đơn vị canh tác đạt 112 triệu đồng/ha/năm (giá hiện hành);

- Bình quân lương thực đầu người đạt 485 kg/năm.

- Thu ngân sách vưới kế hoạch tỉnh giao bình quân 59,6% - Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,2%.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

- Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ tăng, nông nghiệp giảm so với năm 2010. 28,5 37 34,5 20,9 43,7 35,4 0 10 20 30 40 50 Năm 2010 Năm 2015

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Hình 4.2. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Bình Giang giai đoạn 2010-2015

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp cũng đang chuyển mạnh theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi thủy sản.

Cơ cấu lao động trong sản xuất nông nghiệp chuyển từ 45.4% năm 2010 sang 39.5% năm 2015.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 đạt 289,28 tỷ đồng. Tỷ trọng các ngành trồng trọt - chăn nuôi, thủy sản dịch vụ nông nghiệp đến nay đạt 56,3% - 38,3% - 5,4%.

* Ngành trồng trọt

Ngành trồng trọt hiện đang là ngành sản xuất chính, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, những năm gần đây đã chuyển dần sang sản xuất hàng hoá theo nhu cầu của thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Cơ cấu cây trồng được chuyển dịch mạnh theo hướng giảm diện tích cây lương thực, tăng diện tích các loại cây rau màu, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.

Đã triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển nông nghiệp, đưa một số mô hình và giống cây trồng mới, giống lúa mới có chất lượng cao vào sản xuất. Năm 2015 diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao chiếm 68%, đạt tỷ lệ cao trong tỉnh. Kỹ thuật gieo cấy mạ non gieo vãi được nông dân áp dụng rộng rãi, đạt tỷ lệ 80% diện tích gieo cấy, góp phần tăng năng suất lúa. Hàng năm, năng suất lúa bình quân đạt 126 tạ/ha, sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 485 kg/năm.

Ngành trồng trọt của huyện Bình Giang phát triển rất mạnh, do người dân có kinh nghiệm truyền thống lâu đời trong thâm canh cây trồng và luôn được ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất. Đặc biệt được sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của các cấp ủy đảng, chính quyền nên huyện Bình giang cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

* Ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi được chú trọng và đang tiếp tục phát triển với nhiều loại hình tổ chức sản xuất: Chăn nuôi gia đình, trang trại với hình thức công nghiệp, bán công nghiệp, từng bước chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ, tận dụng phụ phẩm sang sản xuất hàng hóa theo quy mô công nghiệp và bán công nghiệp.

Tổng đàn trâu, bò có 5.200 con, trong đó tỷ lệ bò lai sind chiếm trên 60%, tổng đàn lợn có 56.000 con, trong đó lợn ngoại chiếm 65%, tổng đàn gia súc gia cầm có trên 800.000 con, sản lượng hàng năm đạt 4.310 tấn. Một số xã tích cực chuyển đổi một phần diện tích trũng trồng lúa kém hiệu quả sang đào ao thả cá. Một số xã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn tập trung có quy mô lớn như Bình Xuyên, mô hình nuôi ba ba như Vĩnh Tuy, Vĩnh Hồng….bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Kinh tế nông thôn từng bước chuyển dịch theo hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Đẩy mạnh cơ giới hóa 95% khâu làm đất, 100% khâu tuốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 38)