Trong nội dung của “kế hoạch 10 năm tự động hóa sản xuất Đài Loan”, ngoài tự động hoá công nghiệp còn có tự động hóa ngư nghiệp và nuôi trồng, tự động hóa xây dựng (theo bảng 1.2) nhưng để tiếp tục duy trì những thành tựu đạt được trong tám năm trước, trọng tâm của kế hoạch lần hai chủ yếu là ngành tự động chế tạo. Cục công nghiệp Bộ kinh tế Đài Loan phụ trách việc thúc đẩy và quy hoạch thực hành “kế hoạch tự động hóa sản xuất” bao gồm các nội dung chính như sau:
Bảng 1.2: Phạm vi của kế hoạch tự động hoá nền sản xuất
Tự động thu hoạch nông sản phẩm Nhà máy chế biến thực phẩm tự động hóa Nông nghiệp Tự động rắc phân bón và thuốc trừ sâu Tự động thu hái quả
Tự động hóa nông Tự động xử lý các phế thải
(ngư nghiệp) Tự động đánh bắt thủy hải sản Ngư nghiệp
Tự Tự động nuôi trồng thủy hải sản động
hóa Tự động chế biến thủy hải sản Sản Tự động chăn nuôi
xuất Lâm nghiệp Tự động thu trứng sữa Tự động xử lý các chất thải
Tự động thiết kế sản phẩm
Tự động hóa Tự động gia công tổ hợp Ngành chế tạo Tự động đóng gói
Tự động điều khiển chế tạo
Tự động hóa thiết kế Tự động hóa Kỹ thuật thi công tự động
Ngành xây dựng Hệ thống tự động quản lý xây dựng
Các thiết bị tự động trong quá trình xây dựng Tự động hóa trong sản xuất vật liệu xây dựng
Tự động phân phát và tuyển lựa hàng Tự động hóa Tự động tiêu thụ sản phẩm
Từ bảng trên đây có thể thấy kế hoạch lần này đã áp dụng tự động hoá đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế Đài Loan: từ sản xuất đến phân phối sản phẩm, từ nông nghiệp đến chế tạo và xây dựng. Theo đó, có thể thấy tự động hoá đã có mặt ở những lĩnh vực mà trước kia chúng ta tưởng rằng máy móc không thể thay thế con người được.
Để thực hiện tốt mục tiêu tự động hóa sản xuất, Ban chỉ đạo kế hoạch tự động hóa sản xuất liên bộ bao gồm Bộ quốc phòng, Bộ xây dựng, Bộ tài chính, Bộ nội chính, Bộ giáo dục, Bộ khoa học công nghệ, cùng thúc đẩy thực hiện chính sách. Đồng thời mời những người từ cấp thứ trưởng trở lên tham gia vào ban chỉ đạo.