Một số ý kiến rút ra từ kinh nghiệm của Đài Loan 1Vai trò của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 86 - 88)

b. Nội dung và kết quả của kế hoạch tự động hoá lần thứ ba

3.3 Một số ý kiến rút ra từ kinh nghiệm của Đài Loan 1Vai trò của nhà nước

Trong các chương trước khi nghiên cứu về các giai đoạn phát triển và các chính sách ưu đãi nhằm phát triển tự động hoá của Đài Loan chúng ta cần phải khẳng định rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các thời kỳ phát triển tự động hoá của Đài Loan, trong tất cả các thành tựu tự động hoá của hòn đảo này, nhưng yếu tố quan trọng nhất chính là vai trò của Chính quyền Đài Loan. Chính quyền Đài Loan đã dựa vào tình hình thực tế để đưa ra các kế hoạch tự

động hoá và nâng cầp nền sản xuất, vạch ra kế hoạch phát triển tự động hoá qua các thời kỳ và cũng chính quyền đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm đẩy mạnh phát triển tự động hoá. Ở Việt Nam, về cơ bản Nhà nước ta đã quan tâm phát triển đến tự động hoá nhưng cho đến nay có thể khẳng định rằng sự quan tâm đó vẫn là chưa đúng tầm. Chúng ta chỉ hô hào trong những dịp nào đó, sau đó sự quan tâm lại dần yếu đi hoặc đã đưa ra các chính sách nhưng chưa sâu sát trong khâu thực hiện, các chính sách đưa ra vẫn rất chung chung chứ chưa nhằm riêng đến tự động hoá. Hội tự động hoá được lập nên với đội ngũ lãnh đạo là người đứng đầu trong các bộ ban ngành chủ chốt nhưng vẫn chưa có sự liên kết với các bộ ban ngành khác để phát triển tự động hoá cả trên lĩnh vực đào tạo, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và dịch vụ. Bản thân Hội tự động hoá vẫn còn yếu kém trong việc kiện toàn bộ máy, chưa chủ động bồi đắp nhân tài, nhân lực, chưa phát huy được hết vai trò trong việc đi đầu, hướng dẫn, thúc đẩy và hỗ trợ cho tự động hoá nước nhà phát triển.

Bởi vậy, điều cần thiết hiện nay là việc dẫn đường, chỉ lối của chính phủ, nhằm định hướng các nhiệm vụ để tiến hành cơ cấu các ngành nghề tạo điều kiện cho tự động hoá phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, chúng ta cũng cần kiện toàn hoá đội ngũ lãnh đạo về kỹ thuật, học thuật và tài chính để hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành tự động hoá phát triển kiện toàn năng lực và kỹ thuật đảm bảo phục vụ nhu cầu trong nước và hướng tới thị trường quốc tế. Đồng thời, kiện toàn hoá chính sách để khuyến khích nhà sản xuất trong nước hướng tới tự động hoá và lựa chọn sử dụng các sản phẩm tự động hoá trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)