b. Nội dung và kết quả của kế hoạch tự động hoá lần thứ ba
3.2.3 Các chính sách của nhà nước Việt Nam đối với ngành tự động hoá
Ngay từ đầu thập kỷ 90 của thể kỷ trước, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã nhận định về tự động hoá như sau: "không có tự động hoá thì không thể nói đến công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt và hội nhập hiện nay" [3, tr:16]. Đây cũng là một nhận định quan trọng khẳng định sự trọng thị của Đảng và nhà nước ta đối với tự động hoá.
Cũng từ đó, Chính phủ ta đã luôn đưa ra các chính sách ưu đãi cho ngành này như khuyến khích đào tạo nhân lực, ưu đãi đào tạo công nhân sản xuất tại các doanh nghiệp; đưa ra các hình thức ưu đãi về thuế và tài chính vào đầu tư công nghệ cao, trong đó có tự động hoá. Thậm chí ngày 15 tháng 5 năm 2008 trong kỳ họp Quốc hội đã bàn đến việc đưa ra Luật Công nghệ cao. Ban soạn thảo Luật xác định rõ quan điểm mục tiêu ưu tiên và có nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là lực lượng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ cao. Chính vì lẽ đó, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ban soạn thảo đã đưa vào dự luật quy định: tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực sau đây: công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới; công nghệ tự động hóa. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ cũng đã quy định các lĩnh vực công nghệ khác cần tập trung đầu tư phát triển. Quan điểm chung của Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của quốc gia cho rằng, quy định công nghệ và sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên phát triển là cơ sở để áp dụng một số chính sách ưu đãi đặc biệt tập trung để đạt được những mục tiêu cụ thể, tránh dàn trải, lãng phí. Để hoạt động công nghệ cao phát triển đúng tầm, ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đều nhất trí cần có quỹ đầu tư mạo hiểm của Nhà nước để hỗ trợ cho hoạt động công nghệ cao, đồng thời đề nghị Luật cần quy định rõ hơn mục đích, tổ chức quản lý nguồn tài chính của quỹ cũng như phương thức hoạt động của quỹ này. Cụ thể, Quỹ Đầu tư mạo hiểm công nghệ cao (sau đây viết tắt là Quỹ) là quỹ tài chính nhà nước có chức năng đầu tư vốn, cung cấp dịch vụ tư vấn cần thiết cho tổ chức, cá nhân nhằm ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo và phát triển doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Đối tượng được quỹ đầu tư
là các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao.
Nhưng trước mắt, trong thời gian dài, công nghệ cao trong đó có tự động hoá không được đặt đúng tầm. Chúng ta đều biết đến vai trò cần thiết của công nghệ cao trong sự phát triển nền sản xuất công nghiệp hoá hiện đại hoá, nhưng phân cấp vai trò đến đâu, khuyến khích đẩy mạnh như thế nào thì không có quy định nào riêng cho công nghệ cao và đặc biệt là tự động hoá. Tất cả các chính sách khuyến khích đều chung chung nằm cùng với các chính sách đầu tư khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đã đưa ra mức thuế doanh nghiệp cho các ngành nghề là từ 10% đến 28% (từ 1/1/2009 là 25%), mức 10% cho những ngành trọng điểm được ưu đãi trong đó có công nghệ cao. Nhưng định nghĩa như thế nào là công nghệ cao hay tự động hoá thì luật cũng như văn bản dưới luật đều không chỉ ra rõ ràng, khiến cho nhiều doanh nghiệp hoặc là không biết làm thế nào để nhận ưu đãi thuế doanh nghiệp, hoặc là biết cũng đành bỏ qua vì thủ tục “xin- cho” quá phức tạp gây phiền hà cho doanh nghiệp.
Tiếp đến là thuế đất; trong Luật Đầu tư năm 2005, cũng chỉ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nào thì được miễn, giảm thuế đất trong bao lâu, được hỗ trợ tiền đền bù và đầu tư xây dựng giải phóng mặt bằng. Nhưng cũng như thuế doanh nghiệp, việc thực hiện ưu đãi thuế đất của các cơ quan ban ngành cũng không rõ ràng gây bức xúc cho doanh nghiệp. Mặc dù các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao, tự động hoá đã bỏ qua những ưu đãi dành cho riêng mình chỉ nhận những ưu đãi chung chung như các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác thì việc cũng không được xuôi chèo mát mái như họ tưởng. Các ưu đãi theo luật chỉ được các cán bộ tuyên truyền, hứa hẹn khi doanh nghiệp chưa đầu tư nhưng khi các doanh nghiệp đã bỏ tiền đầu tư
xuống mảnh đất để sản xuất lâu dài thì cũng chính các cán bộ ấy lại đến đòi tiền thuế đất trong thời gian doanh nghiệp vẫn đang được miễn giảm và khấu trừ thuế đất với lý do hết sức đơn giản “họ nhầm vì khu công nghiệp đó được thành lập trước năm 2005 khi chưa có Luật Đầu tư mới”, trong khi Luật Đầu tư cũng đã nêu rõ doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi theo luật hiện hành, nếu không họ đưa ra rất nhiều các lý do khác để có thể gây phiền hà cho doanh nghiệp. Như vậy, cuộc chiến giữa doanh nghiệp với các nhà quản lý địa phương là không dứt.
Nói chung, về chủ trương của nhà nước đưa ra ưu đãi với các nhà đầu tư sản xuấ,t đặc biệt là đối với những ngành công nghệ cao, tự động hoá là rất nhiều, nhưng trên thực tế các cấp chính quyền địa phương và những người thi hành luật lại chỉ áp dụng khi kêu gọi đầu tư. Ngược lại, khi doanh nghiệp đã “cắm dùi” đầu tư trên mảnh đất nào đó thì mọi chuyện lại không như họ mong muốn thậm chí không giống như những nhà cầm quyền và những nhà hành pháp, những người kêu gọi đầu tư đã nói khi các nhà đầu tư chưa đến. Tất cả đều bị đánh đồng, công nghệ cao cũng như những ngành cơ khí đơn giản…Bởi vậy, luật công nghệ cao nếu có ra đời nhưng phương thức thực hiện như hiện nay thì cũng không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và sự phát triển của ngành.
Đây chính là điểm yếu trong việc thực hiện và áp dụng các chính sách của ta và cần phải tham khảo thêm một số thực hiện tuyên truyền và quản lý của Đài Loan. Đầu tiên là việc đưa ra mục tiêu, đối tượng phạm vi áp dụng chính sách phải rõ ràng. Tiếp đến là phân cấp thực hiện và tuyên truyền, đưa chính sách thành những mục tiêu thực hiện và chỉ rõ, lập rõ các ban ngành có trách nhiệm thực hiện, tuyên truyền, đặt ra lịch báo cáo định kỳ hàng năm,
sau mỗi một giai đoạn thực hiện chính sách thì cần tổng kết đánh giá vai trò, ảnh hưởng của chính sách đó đối với đối tượng, phạm vi mà nó hướng tới. Cuối cùng là đưa ra những điều chỉnh phù hợp với thực tế áp dụng chính sách. Trên thực tế, ở Việt Nam chúng ta mỗi chính sách trong quá trình thực hiện có những bất cập của nó chúng ta đều sửa đổi để đảm bảo cho chính sách đó phù hợp và có hiệu quả tốt hơn, nhưng việc đó thường được diễn ra với tư thế bị động nghĩa là “sai thi sửa”. Đối với doanh nghiệp, các quy định về giấy tờ thủ tục cho họ cần rõ ràng, chi tiết để họ chỉ cần dựa vào biểu mẫu theo đúng thủ tục để thực hiện. Như đã phân tích ở chương trước, tình hình thực hiện chính sách ưu đãi của Đài Loan không phải là hoàn hảo, vẫn còn hiện tượng “xin cho” hay những điểm mập mờ không rõ ràng của chính sách khiến cho các doanh nghiệp không thể tiếp cận được với những ưu đãi mà chính quyền Đài Loan đưa ra. Nhưng chúng ta là những người đi sau, (Đài Loan thực hiện các ưu đãi đó chủ yếu trong giai đoạn kế hoạch tự động hoá lần 2 từ năm 1990- 2000) chúng ta phải rút kinh nghiệm trên những sai lầm của họ, chứ không nên và không thể tiếp tục những sai lầm mà họ đã rút ra.
3.3 Một số ý kiến rút ra từ kinh nghiệm của Đài Loan 3.3.1 Vai trò của nhà nước