b. Nội dung và kết quả của kế hoạch tự động hoá lần thứ ba
3.2.2.2 Vai trò của Hội tự động hoá Việt Nam trong sự phát triển tự động hoá đất nước
động hoá đất nước
a. Cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, cá nhân là hội viên của Hội cũng như những chuyên gia trong lĩnh vực tự động hoá. Hội đã xuất bản tạp chí Tự động hoá ngày nay - cơ quan ngôn luận, diễn đàn của các nhà khoa học và công nghệ để tạo cầu nối cho các chuyên gia, các doanh nghiệp có cơ hội được đưa ra những ý kiến, kết quả nghiên cứu của mình cũng như để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và các doanh nghiệp quan tâm có thêm tri thức về tự động hoá và lựa chọn sản phẩm, thiết bị phù hợp với mình.
Không những thế, Hội còn tổ chức và đồng tổ chức, tham gia các hội thảo, hội nghị và triển lãm về khoa học công nghệ tự động, không những làm cầu nối liên lạc giữa các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, sinh viên trong nước mà còn là sợi dây liên hệ để ngành tự động hoá của ta có thể giao lưu với các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu nước ngoài, tạo điều kiện để nâng cao kiến thức, công nghệ của tự động hoá trong nước, cũng như tạo mối liên hệ giữa nhà nghiên cứu với doanh nghiệp, giữa những nhà lập pháp với doanh nghiệp để quan hệ giữa ba nhà: nhà nghiên cứu, nhà lập pháp và nhà sản xuất xích lại gần nhau hơn. Đồng thời, Hội tạo cơ hội để tự động hoá trong nước tìm đúng hướng đi cho mình và gần hơn với xu hướng phát triển chung của tự động hoá trên toàn thế giới.
b. Hội đồng tư vấn: Hội tự động hoá gồm những chuyên gia hàng đầu của Việt Nam, đồng thời có sự đóng góp của các luật gia là những người am hiểu về công nghệ và pháp luật tư vấn hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, bảo vệ các phát minh, sáng chế, thương hiệu và thiết bị của họ. Hội giúp các nhà sản xuất, nhà nghiên cứu nắm bắt được nhu cầu, xu hướng
phát triển của tự động hoá trên thế giới và tư vấn giúp họ nắm bắt, hiểu biết các quy định, thói quen chuẩn mực của đối tác, quốc gia mà họ sẽ tiếp xúc. Tư vấn hỗ trợ giám sát cho hội viên, các doanh nghiệp trong quá trình lựa chọn, mua bán lặp đặt sản phẩm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ khi phải đối diện với những vấn đề pháp lý phức tạp. Ngoài ra, Hội còn tư vấn cho họ trong quá trình lập dự án, xin ưu đãi của chính phủ trong quá trình thực hiện dự án đầu tư.
Hội tự động hoá Việt Nam được thành lập với mục đích làm cầu nối giữa các doanh nghiệp, làm trọng tài điều tiết thị trường, tác động đến các chính sách ưu đãi về vay vốn, thuế, hải quan...Song vẫn còn những bất cập trong hoạt động của Hội như chưa chủ động mở rộng các thành phần tham gia, chưa thu hút được đông đảo những nhà nghiên cứu trẻ tuổi có kiến thức cơ bản được đào tạo từ nước ngoài, đồng thời bản thân ban lãnh đạo của Hội cũng không có sự đổi mới, chưa có sức trẻ xứng tầm với vai trò của Hội. Bởi vậy, một mình Hội thì chưa đủ, mà cần có sự tham gia trực tiếp từ chính các doanh nghiệp để tạo thành sức mạnh tập thể cùng nhau quyết tâm xây dựng nền tự động hoá Việt Nam phát triển, có chỗ đứng và khẳng định được vị thế trên trường quốc tế.