Công nghệ phát triển kéo theo phúc lợi xã hội được nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 66 - 68)

b. Nội dung và kết quả của kế hoạch tự động hoá lần thứ ba

2.3.2 Công nghệ phát triển kéo theo phúc lợi xã hội được nâng cao

Mục tiêu phát triển kỹ thuật công nghệ là ngoài việc nâng cao trình độ của nền sản xuất và phát triển kinh tế còn phải nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việc đặt ra các chính sách thúc đẩy khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đồng thời áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực như nông lâm ngư nghiệp, khí tượng thuỷ văn, địa chất và đặc biệt là môi trường đều nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Về nông nghiệp, Đài Loan luôn đi tiên phong trong lĩnh vực khoa học công nghệ nông nghiệp, đánh bắt hải sản. Từ cơ giới hoá nông nghiệp, Đài Loan đã đi đến tự động hoá nông nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp Đài loan đã nổi tiếng châu Á với việc cấy ghép các sản phẩm cây con giống mới chất lượng cao và đặc biệt hơn là được trang bị tối tân các thiết bị cơ giới hoá và tự động hoá. Tỷ lệ nông dân, đặc biệt là ở miền nam Đài Loan khá cao nhưng họ đã được huấn luyện sử dụng thành thạo các loại máy móc tự động hoá, tạo nền tảng cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Ngoài ra, lĩnh vực đánh bắt thuỷ hải sản ngoài khơi của Đài Loan cũng đặc biệt phát triển. Các tàu thuyền đều được trang bị hệ thống cấp đông tự động hoá hiện đại, hệ thống liên lạc và định vị tối tân đảm bảo an toàn cho ngư dân cũng như chất lượng hải sản được đánh bắt.

Tiếp đến là vấn đề môi trường. Đài Loan thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, ban đầu họ tập trung vào vấn đề quản lý và xử lý phế thải, rác thải nhằm cải thiện môi trường sống, cải thiện

không khí, nguồn nước và thổ nhưỡng. Trước kia rác thải sinh hoạt của Đài Loan tại các thành phố được đưa đi chôn lấp, rác thải trong các làng xã thì đổ đầy các sông suối, đặc biệt rác điện tử đã trở thành vấn nạn của xã hội Đài Loan trong đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Nhưng nhờ những kỹ thuật tự động hoá từ năm 1998, Đài Loan đã xử lý hết tất cả các bãi rác thải cũ, giải quyết tương đối triệt để vấn để ô nhiễm không khí, nguồn nước và thổ nhưỡng, trả lại môi trường trong lành cho những nơi trước kia đã từng là bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt. Những hệ thống xử lý rác thải tự động hoá đã hoàn thành công việc của mình từ những năm cuối thập niên 90 và từ lâu Đài Loan đã bước vào giai đoạn mới trong công nghệ xử lý rác thải- đó là xử lý rác thải bằng lò đốt.

Tự động hoá còn được áp dụng rộng rãi trong ngành y tế, nhằm đảm bảo sức khoẻ người dân với những xe chở hàng không người lái cho những khu vực cách ly bệnh nhân, hay những dụng cụ thiết bị y tế có bộ điều khiển tự động tạo điều kiện xử lý tốt các ca phẫu thuật mà không cần phải trực tiếp động đến dao kéo gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh.

Chương 3. NHỮNG KINH NGHIỆM THAM KHẢO VỚI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)