Hội tự động hoá Việt Nam 1 Lịch sử hội tự động hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 79 - 81)

b. Nội dung và kết quả của kế hoạch tự động hoá lần thứ ba

3.2.2 Hội tự động hoá Việt Nam 1 Lịch sử hội tự động hoá

3.2.2.1. Lịch sử hội tự động hoá

Ngày 20/5/1987, Ban vận động thành lập Hội Tự động hoá được thành lập, gồm 20 nhà khoa học. Trưởng ban là ông Nguyễn Văn Thân - Vụ trưởng vụ Quản lý Khoa học Bộ Đại học. Đây là điểm mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của Hội, cũng như sự quan tâm của Nhà nước ta đến tự động hoá. Nhưng trong nột thời gian dài với những nguyên nhân như đã phân tích ở trên, nền tự động hoá của ta gần như không có dấu hiệu tồn tại và phát triển.

Đến năm 1994, sau một giai đoạn dài đổi mới, mở cửa, cũng là thời điểm then chốt để chúng ta thực sự hội nhập và phát triển, ngày 7/7/1994, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Hội Khoa học Công nghệ tự động Việt Nam. Cùng năm, ngày 14 tháng 10, tại Hà Nội, Đại hội thành lập Hội khoa học công nghệ tự động Việt Nam (Đại hội lần thứ I) Ban chấp hành TW Hội gồm 49 người. Chủ tịch là ông Đặng Vũ Chư - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ, Tổng thư ký là Ông Trịnh Đình Đề, 3 phó chủ tịch, 11 uỷ viên ban thường vụ, 5 ban chuyên trách. Đồng thời ngày 31 tháng 10 năm 1994, Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ ban hành quy chế công nhận bản Điều lệ của Hội Khoa học công nghệ tự động hoá Việt Nam. Như vậy, trong năm 1994,

với hàng loạt các hoạt động chứng tỏ sự phát triển của Hội tự động, tạo đà để hội tự động hoá phát triển lớn mạnh trở thành cầu nối giữa nhà nước và nhà nghiên cứu, nhà sản xuất, tạo bước ngoặt lớn cho sự phát triển của nền tự động hoá nước nhà trong giai đoạn sau này.

Ngày 4/8/2001, Đại hội đại biểu Hội khoa học công nghệ tự động Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, bầu ban chấp hành TW Hội gồm 108 uỷ viên Chủ tịch là ông Đặng Vũ Chư - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Tổng thư ký là ông Trịnh Đình Đề với 7 phó chủ tịch, 15 uỷ viên thường vụ, 5 ban chuyên trách chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan.

Ngày 20/02/2008 theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ công thương Hội Khoa học Công nghệ Tự động Việt Nam đổi tên thành Hội Tự động hoá Việt Nam và phê duyệt bản Điều lệ của Hội Tự động hoá Việt Nam. Như vậy trải qua giai đoạn dài phát triển, đến nay Hội tự động hoá Việt Nam đã trở thành một đơn vị lớn mạnh có quy mô và tầm ảnh hưởng trên toàn quốc gồm bốn hội địa phương Hội khoa học công nghệ (KHCN) tự động hoá thành phố Hồ Chí Minh, hội KHCN tự động hoá Đà Nẵng, hội KHCN tự động hoá Hải Phòng và hội KHCN tự động hoá Cần Thơ, gồm ba phân hội là là phân hội đo lường, điều khiển và kiểm soát môi trường, phân hội Hoà Bình và phân hội robot, ngoài ra còn có các tổ chức KHCN khác. Đồng thời, hội đã có một cơ chế và điều lệ hoạt động rõ ràng, tạo nền tảng cho Hội tự động hoá giữa vai trò tiên phong trong quá trình phát triển của ngành tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)