Ứng dụng tự động hoá trong sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 73 - 75)

b. Nội dung và kết quả của kế hoạch tự động hoá lần thứ ba

3.2.1.1 Ứng dụng tự động hoá trong sản xuất

Từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi nền kinh tế Việt Nam đã thoát hẳn khỏi tình trạng bao cấp, Chính phủ đưa ra mục tiêu phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Cùng lúc đó tự động hoá cũng được đề cập đến như một yếu tố then chốt trong công cuộc xây dựng, phát triển nền kinh tế đã nhiều năm chìm đắm trong chiến tranh, bao cấp và lạc hậu. Nhưng lúc đó “tự động hoá” chỉ như một mỹ từ được dùng cho sang hay chỉ là một thứ trang sức để cho các doanh nghiệp đánh bóng tên tuổi và nó chỉ có ý nghĩa thực sự với một số ít doanh nghiệp có tầm nhìn xa đã nhập các thiết bị sản xuất từ nước ngoài để nâng cao sản lượng và chất lượng hàng hoá của mình. Nhưng

tại thời điểm đó, thương mại Việt Nam vẫn bị quản lý khá chặt chẽ, nền dịch vụ kỹ thuật trong nước chưa phát triển, máy móc nhập về phần lớn là đã cũ, công nhân kỹ thuật của ta vận hành chưa thành thạo, không thể phát huy được hết các tính năng của tự động hoá. Bởi vậy, giai đoạn này tự động hoá tuy đã dần được quan tâm chú ý nhưng không đồng đều, hầu như chỉ để các doanh nghiệp quảng cáo chứ không có thực tế ứng dụng như người ta mong muốn.

Bước sang thế kỷ XXI, chính phủ đã quan tâm phát triển tự động hoá trên mọi mặt từ đào tạo nhân lực, chuyên gia đầu ngành, đầu tư phát triển các nhà máy đến khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật cao đảm bảo sự phát triển bền vững. Giai đoạn này tự động hoá Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể từ đào tạo đến nghiên cứu ứng dụng sản xuất.

Về đào tạo: trong khoảng hơn nười năm trở lại đây, hầu hết các trường đại học, các trường chuyên nghiệp trong khối kĩ thuật đều thành lập khoa, chuyên ngành hay bộ môn tự động hoá. Được nhiều người biết đến và có truyền thống hơn cả vẫn là bộ môn tự động hoá xí nghiệp công nghiệp, thuộc khoa Điện của Trường đại học Bách khoa Hà Nội. Các kĩ sư tự động hoá cũng được đào tạo tại Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học kĩ thuật Thái Nguyên, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh hay Học viện kĩ thuật quân sự. Ngoài ra, một số trường đại học thành lập bộ môn tự động hoá phù hợp với từng chuyên ngành của trường mình như bộ môn tự động hoá thiết kế cầu đường của Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, bộ môn Điện và tự động tàu thủy của Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, bộ môn tự động hoá xí nghiệp mỏ và dầu khí của Đại học Mỏ Địa chất

Hà Nội...Ngoài đào tạo trong các trường học, nhằm nâng cao trình độ tự động hoá của sinh viên, hàng năm giữa các trường còn tổ chức cuộc thi robocon, đội chiến thắng sẽ tham gia vào cuộc thi Robocon châu Á.

Về tài chính: Bộ Công thương cũng có đề nghị cho các doanh nghiệp mua sản phẩm cơ khí trọng điểm trong nước vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi.

Đến nay, tự động hoá đã khởi sắc trong nền sản xuất của nước ta, từ chỗ tự chủ phát triển cơ khí, Việt Nam đã dần sản xuất được thiết bị tự động hoá cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước. Đa số các nhà sản xuất hiện đã bắt đầu quan tâm đến việc đổi mới công nghệ kỹ thuật và thiết bị sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong nước cũng như ngoài nước. Bởi vậy, cùng với sự hiểu biết của các nhà sản xuất là lượng thiết bị tự động hoá nhập khẩu ngày một nhiều, một thị trường lớn đang mở ra. Tuy nhiên, những công ty cung cấp thiết bị tự động hoá trong nước hiện không thể đáp ứng nổi yêu cầu do năng lực yếu kém, do tâm lý của khách hàng sản xuất trong nước và do cả cơ chế trong quy định đầu thầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ năm 1980 đến năm 2005 và kinh nghiệm với Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)