Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển công nghiệp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển công nghiệp giai đoạn 2001 – 2010 (Trang 28 - 33)

8. Kết cấu của luận văn

1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển công nghiệp trên địa

1.2.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển công nghiệp trên

trên địa bàn từ năm 2001 đến năm 2005

Quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trƣơng của Đảng về phát triển công nghiệp, chủ trƣơng phát triển công nghiệp trên địa bàn trong giai đoạn 2001 - 2005 đƣợc Đảng bộ tỉnh Bắc Giang xác định tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Bắc Giang lần thứ XV (tháng 12 năm 2000) đã đề ra phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển của tỉnh trong 5 năm (từ 2001 đến 2005). Trong đó khẳng định, giai đoạn 2001 - 2005 có ý nghĩa hết sức quan trọng, giai đoạn mở đầu cho sự phát triển của thế kỷ XXI. Tỉnh cần tích cực huy động các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hóa; đồng thời với phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh.

Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu đến năm 2005 giá trị ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 17%/năm (Trong đó chỉ tiêu đối với giá trị ngành nông - lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm là 6%/năm, giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 7,5%/năm), tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm là 8%. Cơ cấu kinh tế trong GDP đến năm 2005 là: Nông lâm nghiệp chiếm 45,5%; Công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 20%; Dịch vụ chiếm 34,5%.

Nhƣ vậy, ngay trong việc xác định mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã xác định tăng trƣởng công nghiệp là một trong những mục tiêu quan trọng quyết định tới quá trình CNH, HĐH của tỉnh nhà.

Nghị quyết cũng đề ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giải quyết có hiệu quả các vấn đề về xã hội.

Trong đó, Nghị quyết nhấn mạnh cần tập trung phát triển kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH. Nghị quyết cho rằng, để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong giai đoạn tới

phải tập trung sức khai thác tiềm năng, nội lực, có cơ chế, chính sách khuyến khích, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ƣơng tập trung đầu tƣ phát triển CN - TTCN trên địa bàn. Trƣớc mắt, đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch chi tiết và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sớm hình thành khu công nghiệp Đình Trám giai đoạn 1, có kế hoạch khai thác lợi thế hành lang Quốc lộ 1A mới để thu hút đầu tƣ.

Tiến hành quy hoạch các ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển trên địa bàn, quy hoạch các CCN, TTCN ở các huyện, thị xã để thu hút, đón bắt đầu tƣ khi có điều kiện. Đầu tƣ công nghệ mới, mở rộng quy mô sản xuất một số ngành CN có điều kiện của tỉnh nhƣ: may mặc xuất khẩu, bao bì nhựa, chế biến nông, lâm sản, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí... Xúc tiến nghiên cứu xây dựng Nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn.

Chú trọng phát triển CN - TTCN vừa và nhỏ ở nông thôn. Khuyến khích phát triển TTCN trên cơ sở tiềm năng nguyên liệu sẵn có của từng vùng nhƣ: chế biến nông lâm sản thực phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất gạch ngói... Tạo môi trƣờng thuận lợi cho các ngành nghề thủ công truyền thống trong các làng nghề phát triển. Phối hợp các ngành Trung ƣơng khai thác hợp lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, đồng thời chú trọng công tác quản lý bảo vệ môi trƣờng, môi sinh.

Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ƣơng và các đơn vị liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ sở công nghiệp Trung ƣơng đóng trên địa bàn mở rộng sản xuất - kinh doanh. Đồng thời có chính sách cởi mở, khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới trên địa bàn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của địa phƣơng phát triển”.

Nghị quyết cũng cho rằng cần tiếp tục phát triển kinh tế đối ngoại và hoạt động xuất nhập khẩu.

Mở rộng các hình thức liên doanh liên kết trong và ngoài nƣớc nhằm thu hút vốn đầu tƣ vào các lĩnh vực phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông. Chủ động xây dựng một số dự án gọi vốn ODA để nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực: giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế..., có cơ

chế chính sách phù hợp nhằm thu hút nguồn vốn này. Trƣớc mắt triển khai thực hiện tốt Dự án tiếp nhận vốn vay của tổ chức ngân hàng thế giới để đầu tƣ cho 41 xã nghèo của tỉnh trong thời gian tới.

Tạo môi trƣờng thuận lợi, thông thoáng cho các nhà đầu tƣ để thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp. Khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài vào các lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, các ngành công nghệ cao, vật liệu xây dựng mới, điện tử, tin học... Tìm kiếm mở rộng thị trƣờng xuất khẩu cho một số mặt hàng nông sản thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, chú trọng những mặt hàng và thị trƣờng mới.

Tiến hành quy hoạch vùng sản xuất sản phẩm nông sản xuất khẩu gắn với cơ sở sơ chế, chế biến hàng xuất khẩu tại địa phƣơng để thúc đẩy sản xuất phát triển. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp nhà nƣớc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu.

Khuyến khích tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Tiếp tục tổ chức sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nƣớc theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng trên các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thƣơng mại dịch vụ và các nông lâm trƣờng quốc doanh... Nâng cao chất lƣợng dịch vụ của các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động công ích. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật doanh nghiệp, cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nƣớc đủ điều kiện.

Tạo điều kiện nhằm phát triển đa dạng hóa các loại hình kinh tế hợp tác trong các lĩnh vực. Hƣớng dẫn, tạo điều kiện để các hợp tác xã đã đƣợc chuyển đổi hoặc thành lập mới hoạt động theo đúng luật định, tập trung các hoạt động sản xuất - kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

Tiếp tục khuyến khích tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển. Tạo điều kiện để các loại hình kinh tế tƣ nhân trong nƣớc và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phát triển. Chú trọng hình thức liên doanh liên kết giữa kinh tế nhà nƣớc với kinh tế tƣ nhân. Động viên mọi ngƣời dân đầu tƣ vốn sản xuất, kinh doanh không hạn chế

mức vốn, khuyến khích làm giàu chính đáng. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các vùng nông thôn miền núi, đồng thời tăng cƣờng công tác quản lý, hƣớng dẫn để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đúng pháp luật.

Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc cần tăng cƣờng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có công nghiệp nhƣ:

Tập trung huy động các nguồn lực của địa phƣơng, đồng thời tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Trung ƣơng, các nguồn vốn của nƣớc ngoài, để đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tƣ phải bảo đảm tập trung, dứt điểm để sớm phát huy tác dụng của các công trình.

Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ; nâng cấp các trục đƣờng giao thông trong tỉnh, trƣớc mắt tập trung đầu tƣ rải nhựa, nâng cấp các tuyến đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ và một số tuyến đƣờng liên huyện quan trọng khác. Xúc tiến xây dựng thêm một số cầu trên các tuyến đƣờng nhƣ cầu Bến Đám, cầu Lục Nam, cầu An Châu, cầu Bến Tuần và một số cầu khác để tạo thuận lợi trong giao lƣu hàng hóa, thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển, nâng cao đời sống nhân dân.

Đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải nâng cấp các tuyến đƣờng quốc lộ (giai đoạn 2) mở rộng mặt đƣờng từ 3,5m lên 6m; nâng cấp, xây mới các cầu trên toàn tuyến, trƣớc mắt là xây dựng cầu đƣờng bộ 1A cũ tại thị xã Bắc Giang (nay là thành phố Bắc Giang) để không đi chung với cầu đƣờng sắt.

Huy động sự đóng góp của nhân dân, kết hợp với các nguồn vốn của dự án trong và ngoài nƣớc, các chƣơng trình mục tiêu để nâng cấp các tuyến đƣờng liên huyện, liên xã, liên thôn nhất là đối với vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Phấn đấu đến năm 2005: 100% số xã có đƣờng ô tô vào trung tâm trong mùa mƣa lũ. Phát triển và quản lý tốt vận tải đƣờng bộ; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển vận tải thủy.

Đầu tƣ nâng cấp, cải tạo các công trình thuỷ lợi hiện có, hoàn chỉnh các công trình dở dang đƣa vào sử dụng.

điện nông thôn; tăng cƣờng công tác quản lý, sử dụng tiết kiệm điện. Phấn đấu đến năm 2005, 100% số xã, phƣờng, thị trấn có điện sử dụng.

Chú trọng làm tốt công tác quản lý đô thị; đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng ở các đô thị, công trình phúc lợi công cộng: cấp thoát nƣớc, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông, điểm vui chơi giải trí, cây xanh, quy hoạch đất làm nhà ở cho cán bộ và nhân dân..., nhất là ở thị xã Bắc Giang. Phấn đấu xây dựng thị xã Bắc Giang trở thành đô thị loại 3 vào năm 2005.

Quản lý, khai thác có hiệu quả các công trình cấp nƣớc sinh hoạt hiện có, tiếp tục đầu tƣ thực hiện chƣơng trình nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng nông thôn, phấn đấu đến năm 2005 có 65 - 70% dân số nông thôn miền núi, 90% dân số trung du đƣợc dùng nƣớc sạch. Thực hiện tốt các chƣơng trình, dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho vùng miền núi, vùng cao theo chƣơng trình 135 và các chƣơng trình, dự án khác.

Bên cạnh đó, Đảng bộ Tỉnh Bắc Giang cũng nhận thấy vai trò của giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và môi trƣờng đối với việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển công nghiệp tỉnh nói riêng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của tỉnh lần thứ XVI cho rằng, cần phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, đồng thời tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, cần ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh và công tác quản lý. Phát huy mọi nguồn lực, huy động nhiều nguồn vốn đầu tƣ theo hƣớng xã hội hoá để bảo vệ môi trƣờng. Tiến hành nhanh việc quy hoạch khu đổ rác, xử lý rác thải của thị xã Bắc Giang và các thị trấn; quy hoạch và xử lý ô nhiễm môi trƣờng ở một số cơ sở sản xuất, trong các làng nghề; xây dựng hệ thống xử lý rác thải bệnh viện tại khu vực thị xã Bắc Giang và một số địa phƣơng khác. Tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh thực phẩm. Quan tâm đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho các đơn vị làm công tác quản lý khoa học - công nghệ và môi trƣờng để nâng cao hiệu quả hoạt động.

phát triển CN, coi đó là mục tiêu quan trọng. Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh cũng đã nghiêm túc đề ta những nhiệm vụ và giải pháp mang tính định hƣớng, chỉ đạo xây dựng và phát triển CN nhằm đạt mục tiêu đề ra. Trong đó nhấn mạnh tới quy hoạch công nghiệp (ngành, khu, cụm công nghiệp…), tăng cƣờng cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung và CN nói riêng. Những chỉ đạo đó hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thực tiễn địa phƣơng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển CN để đạt mục tiêu tăng trƣởng đã đề ra của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển công nghiệp giai đoạn 2001 – 2010 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)