Thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển công nghiệp giai đoạn 2001 – 2010 (Trang 56 - 68)

Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Đánh giá kết quả lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển công

3.1.1. Thành tựu và nguyên nhân

* Thành tựu:

Đảng bộ và nhân dân Bắc Giang đã có nhiều cố gắng vận dụng những quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và nhà nƣớc vào thực tiễn của địa phƣơng để phát triển công nghiệp và đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng khích lệ.

Trong những năm 2001 - 2005, kinh tế Bắc Giang đã có sự chuyển biến rõ rệt. Cụ thể:

Tổng sản phẩm (GDP) của Bắc Giang theo giá so sánh 1994 đã tăng từ 2.219,42 tỷ đồng năm 1997 lên 2.642,6 tỷ đồng năm 2000 và 3.908 tỷ đồng năm 2005 đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 1997 - 2000 là 5,9%/năm, giai đoạn 2001 - 2005 đạt 8,14%. GDP bình quân đầu ngƣời theo giá so sánh 1994 tăng từ 1,51 triệu đồng (tƣơng đƣơng 136,9 USD) năm 1997 lên 1,75 triệu đồng (159 USD) năm 2000 và 2,49 triệu đồng (226 USD) năm 2005 [Phụ lục 3] .

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu ngành: Ngành nông - lâm - thuỷ sản là ngành vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh. Tỷ trọng ngành này trong GDP đã giảm dần qua các năm: Năm 1997 chiếm 55,1%, năm 2000 chiếm 49,8%, năm 2005 giảm xuống còn 43,3%; Công nghiệp và xây dựng đã có bƣớc chuyển dịch khá: năm 1997 chiếm tỷ trọng là 15,2%, năm 2000 là 14,7%, nhƣng năm 2005 đã tăng lên 22,6%; Các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng năm 1997 là 29,7% GDP tỉnh, năm 2000 tăng lên 35,5% năm 2005 là 34,1% [Phụ lục 4].

Sự chuyển dịch cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế trong thời gian qua là đúng hƣớng. Cơ cấu kinh tế trong ngành công nghiệp - xây dựng đã tăng, tuy còn chậm và năm 2005 công nghiệp - xây dựng đã chiếm tỷ trọng 22,6% trong cơ cấu GDP của tỉnh [38, Tr.8].

Về số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp:

Số lƣợng cơ sở sản xuất phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi. Theo đó, tổng số sơ sở sản xuất công nghiệp nhà nƣớc giảm dần ( từ 23 cơ sở năm 2000 xuống còn 6 cơ sở năm 2005), cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh tăng dần (từ 9.896 cơ sở năm 2000 đã tăng lên 13.453 cơ sở năm 2005) [Phụ lục 5].

Số lƣợng cơ sở sản xuất phân theo ngành công nghiệp tăng. Công nghiệp chế biến nông - lâm sản - thực phẩm Bắc Giang nhiều nhất với 8.280 cơ sở chế biến chiếm 63,37% và chủ yếu là các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ; công nghiệp khai thác có 185 cơ sở tăng lên 70 cơ sở so với năm 1997. Công nghiệp dệt may, da giầy có 1675 cơ sở chủ yếu là hộ cá thể chiếm 12,82%; công nghiệp sản xuất VLXD có 1704 cơ sở chiếm 13,04% [Phụ lục 6].

Theo số liệu của Cục thống kê Bắc Giang (Niên giám thống kê - 2004), ƣớc năm 2004 tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh Bắc Giang là 39.055 ngƣời. Trong đó, lao động trong ngành công nghiệp khai thác là 1.210 ngƣời (chiếm 3,1% lao động công nghiệp toàn tỉnh); lao động công nghiệp chế biến là 34.170 ngƣời (87,5%); lao động trong ngành sản xuất và phân phối điện nƣớc, ga là 225 ngƣời (0,6%). Trong ngành công nghiệp chế biến có lực lƣợng đông đảo nhất là lĩnh vực Chế biến nông - lâm sản - thực phẩm với 14.856 ngƣời (38%), tiếp đến là Sản xuất VLXD - 7.402 ngƣời (19%), Dệt may - Da giầy là 5.377 ngƣời (13,8%), Cơ khí là 3.699 ngƣời (9,5%) và Hóa chất là 2.730 ngƣời (7,0%) [ Phụ lục 7].

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 đạt 18,2%. Trong đó, khu vực kinh tế trong nƣớc đạt 17,7%, khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 116,2%, doanh nghiệp nhà nƣớc TW là 11,1%/năm, quốc doanh địa phƣơng là - 16,7%. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 34,3% [Phụ lục 8].

Về chuyển dịch cơ cấu GTSXCN phân theo thành phần kinh tế:

Sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế trong GTSXCN tỉnh Bắc Giang đã diễn ra theo chiều hƣớng: Công nghiệp Quốc doanh TW giảm từ 71,56% năm 1997 xuống còn 43,32% năm 2005, công nghiệp Quốc doanh địa phƣơng có xu hƣớng tăng tỷ trọng: năm 2000 chiếm 11,97%; năm 2004 tăng lên 14,83%, đến năm 2005 do cổ phần hóa chỉ

còn chiếm 2,02%. Công nghiệp ngoài Quốc doanh nhƣ: tƣ nhân, cá thể, hỗn hợp,.. đều có xu hƣớng tăng tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế. Trong đó tăng cao nhất phải kể đến thành phần hỗn hợp, năm 1997 chiếm tỷ trọng 1,0%, đến năm 2004 đã tăng lên ƣớc chiếm tới 11,11%. Công nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có xu hƣớng tăng dần tỷ trọng từ 0,35% năm 1997 lên 4,58% năm 2003 và năm 2005 là 5,1% [Phụ lục 9].

Các khu công nghiệp trên địa bàn đƣợc quy hoạch đầu tƣ xây dựng, tạo cơ sở cho thu hút đầu tƣ, bƣớc đầu đóng góp vào tăng trƣởng công nghiệp, là tiền đề cho sự phát triển cao hơn trong thời gian tới.

KCN Đình Trám, Song Khê - Nội Hoàng, CCN ôtô Đồng Vàng đã đƣợc qui hoạch và đầu tƣ xây dựng; Nhà máy Nhiệt điện Sơn Động đang đƣợc đẩy nhanh tiến độ; KCN Quang Châu đang hình thành; tạo cơ sở để thu hút đầu tƣ, là tiền đề cho CN phát triển với tốc độ cao trong thời gian tới. Đã hình thành 9 CCN ở các huyện, thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển của các địa phƣơng. Trong 5 năm qua, đã cấp phép đầu tƣ cho gần 200 dự án, với tổng vốn đăng ký 9 nghìn tỷ đồng. Nhiều dự án đã đi vào sản xuất, kinh doanh và đạt kết quả khá. Toàn tỉnh đã có 28 làng nghề và 13 nghìn hộ sản xuất TTCN, tăng gần 2 nghìn hộ so với năm 2000; một số nghề mới đƣợc du nhập; qui mô làng nghề mở rộng hơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động khu vực nông thôn, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh[53, Tr.1].

Đối với tiểu thủ công nghiệp - làng nghề Bắc Giang, lĩnh vực sản xuất chính là chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất cơ khí nhỏ và dịch vụ cơ khí phục vụ nông nghiệp và bảo trì bảo dƣỡng phƣơng tiện giao thông. Nhìn chung, sản phẩm cơ khí thủ công có xu hƣớng giảm mạnh do mức độ cơ giới hoá tăng, riêng các làng nghề về chế biến nông sản lại phát triển. Một số sản phẩm tiểu thủ công đã đƣợc xuất khẩu ra nƣớc ngoài nhƣ sản phẩm mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ, đũa tre, giấy đế, vải sấy khô, song số lƣợng hạn chế và không ổn định [Phụ lục 10].

Bên cạnh những thành tựu, tiến bộ đã đạt đƣợc, công nghiệp Bắc Giang còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới là: Mặc dù tốc độ tăng trƣởng thời gian qua tƣơng đối cao, nhƣng với xuất phát điểm thấp nên giá trị tuyệt đối còn ở mức khiêm tốn;

tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn có tiềm năng lớn, nhƣng chậm phát triển, số làng nghề chƣa nhiều, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp có giá trị cao còn ít; việc du nhập nghề mới còn khó khăn; các ngành sản xuất còn phân tán, chƣa có sự gắn kết chặt chẽ với nhau; các cơ sở sản xuất phần lớn có quy mô nhỏ bé, trang bị kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, nên sản phẩm làm ra chất lƣợng chƣa cao, khả năng cạnh tranh còn thấp, chƣa có sản phẩm mũi nhọn, chƣa chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết cho việc tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.Trình độ sản xuất và năng lực tiếp nhận, chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp còn yếu. Tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp còn chậm. Số dự án đã đƣợc cấp phép đầu tƣ nhƣng chƣa triển khai hoặc triển khai không đúng tiến độ còn nhiều; Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP còn thấp…

Trong những năm 2006 - 2010, nền kinh tế Bắc Giang, đặc biệt là công nghiệp có bước phát triển mới:

Tổng sản phẩm của Bắc Giang theo giá so sánh 1994 đã tăng từ 3.944 tỷ đồng năm 2005 lên 5.556 tỷ đồng năm 2009, năm 2010 đạt 6.081 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 9%/năm, cao hơn bình quân chung cả nƣớc (7%) [Phụ lục 11].

Năm 2010 GDP bình quân đầu ngƣời theo giá hiện hành của Bắc Giang đạt 11,7 triệu đồng, cao gấp 2,4 lần so với năm 2005 (4,8 triệu đồng); cao hơn bình quân của Vùng trung du và miền núi phía Bắc (9,6 triệu đồng); bằng 51,3% so với GDP bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc (đạt 22,8 triệu đồng)[Phụ lục 12].

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo chiều hƣớng tích cực. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành có sự chuyển dịch theo hƣớng khai thác lợi thế của từng ngành, từng vùng trong tỉnh. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP (theo giá hiện hành) đã giảm dần qua các năm: từ 42,1% năm 2005 giảm xuống còn 32,5% năm 2010. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng có xu hƣớng tăng lên từ 23,3% năm 2005 lên 33,5% năm 2010. Tỷ trọng ngành dịch vụ từ 34,6% năm 2005 xuống 34,0% năm 2010 và có sự dao động lên xuống trong các năm.

nhiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp diễn ra còn chậm, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển theo hƣớng CNH, HĐH nhƣ mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra [ Phụ lục13].

Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 của Bắc Giang theo hƣớng tỷ trọng khu vực kinh tế trong nƣớc giảm dần từ 98,8% năm 2005 xuống còn 94,2% năm 2010; khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng từ 1,2% năm 2005 lên 5,8% năm 2010. Cụ thể:

Khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc: năm 2005 đạt 5.598,025 tỷ đồng (giá thực tế), chiếm trên 74% trong tổng sản phẩm của tỉnh, trong đó: kinh tế tập thể 148,4 tỷ đồng; kinh tế tƣ nhân đạt 699,8 tỷ đồng; kinh tế cá thể đạt 4.749,7 tỷ đồng. Ƣớc năm 2010, khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc chiếm 72,7%.

Khu vực kinh tế nhà nƣớc: năm 2005 đạt 1.846 tỷ đồng (giá thực tế), chiếm trên 24,4% trong tổng sản phẩm của tỉnh. Năm 2010 khu vực kinh tế nhà nƣớc chiếm 21,4%.

Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: năm 2005 đạt 92,3 tỷ đồng (giá thực tế), chiếm 1,2% trong tổng sản phẩm của tỉnh. Đến năm 2008 là: 298 tỷ đồng chiếm 2,0%. Năm 2010 khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm 5,8% [Phụ lục14].

Tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn năm sau cao hơn năm trƣớc. Số thu ngân sách tăng bình quân 28,2%/năm, năm 2010 đạt 2.454 tỷ đồng. Thu ngân sách nội địa năm 2010 đạt 2.259 tỷ đồng, tăng bình quân 25,9%, gấp 3 lần so với năm 2005.

Về chi, trong khi đảm bảo tiết kiệm các khoản chi thƣờng xuyên, chi xây dựng cơ bản đã đƣợc chú ý hơn. Tỷ trọng chi xây dựng cơ bản trong tổng chi ngân sách tăng dần từ 18,4% năm 2005 lên 26,6% năm 2010[ Phụ lục15].

Cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng tăng. Đến năm 2010, toàn tỉnh có 16.811 cơ sở sản xuất CN đang hoạt động, tăng thêm 3.338 cơ sở so với năm 2005. Trong đó có 328 doanh nghiệp, 85 hợp tác xã và 16.398 hộ cá thể. Ngoài một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn nhƣ Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty nhiệt điện Sơn Động... còn phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn đều có quy mô vừa và nhỏ.

Phân theo ngành CN: nhiều nhất là ngành CN chế biến nông, lâm sản - thực phẩm có 11.075 cơ sở, chiếm 65,88%; CN sản xuất vật liệu xây dựng có 2.158 cơ sở, chiếm 12,78%; CN dệt, may - da giầy có 1.568 cơ sở, chiếm 9,33%; CN cơ khí có 1.557 cơ sở, chiếm 9,3%; CN khai thác mỏ có 263 cơ sở, chiếm 1,56%; CN hóa chất phân bón có 42 cơ sở, chiếm 0,25% và CN chế biến, chế tạo khác có 50 cơ sở, chiếm 0,3%; CN điện tử có 11 cơ sở, chiếm 0,07% số cơ sở sản xuất công nghiệp toàn ngành.

Phân theo thành phần kinh tế: Khu vực ngoài quốc doanh có 16.752 cơ sở, chiếm tới 99,6% số lƣợng cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng 3.299 cơ sở so với năm 2005. Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có 51 cơ sở chiếm 0,3%, tăng 37 cơ sở so với năm 2005. Khu vực quốc doanh chỉ có 8 cơ sở, không có sự thay đổi so với năm 2005[Phụ lục 16].

Số lao động trong ngành công nghiệp tăng. Năm 2010, tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh là 86.290 ngƣời, chiếm khoảng 9% lực lƣợng lao động toàn tỉnh, tăng 44.092 ngƣời so với 2005. Trong đó: tập trung chủ yếu trong phân ngành công nghiệp chế biến với 83.839 ngƣời, chiếm 97,1%, tăng 40.836 ngƣời so với năm 2005; Công nghiệp khai thác mỏ có 1.371 ngƣời chiếm 1,6%, tăng 322 ngƣời; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nƣớc có 1.080 ngƣời chiếm 1,3 %, tăng 625 ngƣời so với năm 2005 [ Phụ lục17].

Kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp có nhiều biến chuyển.

Giá trị sản xuất công nghiệp (GOCN) liên tục tăng trƣởng với tốc độ khá, năm 2005 đạt 1.342 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 3.952 tỷ đồng, tăng gấp gần 3 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2006 - đạt 24,1%, cao hơn giai đoạn 2001 - 2005 đạt 18,9% và cao hơn bình quân chung cả nƣớc (13,4%).

GTSXCN theo thành phần kinh tế: thành phần kinh tế nhà nƣớc có mức tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 8,2%; giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 9,2%/năm; thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc có mức tăng trƣởng giai

đoạn 2001 - 2005 đạt 34,3%; giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 26,2%; thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng trƣởng giai đoạn 2001 - 2005 và giai đoạn 2006 - 2010 tƣơng ứng là 116,25 và 64,4% [Phụ lục 18].

Giá trị gia tăng của ngành CN có tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 21,23%; giai đoạn 2006 - 2010 tăng trƣởng bình quân 27,5%/năm.

Tỷ lệ VA/GO công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 có xu hƣớng tăng dần, dao động trong khoảng 29 - 33%. Năm cao nhất đạt 33% (năm 2010); năm thấp nhất đạt 29,5% (năm 2006) [Phụ lục19].

Kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp nhìn chung năm sau tăng cao hơn năm trƣớc. Năm 2010 đạt 288,2 triệu USD, chiếm tỷ trọng 95,2% so tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 45,8%/năm (tăng cao hơn tốc độ tăng trƣởng bình quân của tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh là 36,9%/năm). Trong đó chủ yếu là xuất khẩu hàng may mặc đạt 190,8 triệu USD, chiếm 63,03% tổng kim ngạch xuất khẩu tỉnh; hàng linh kiện máy móc điện tử đạt 68,4 triệu USD, chiếm 22,6%; hàng nông sản thực phẩm chế biến đạt 13,7 triệu USD; hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ chiếm gần 0,05% tổng kim ngạch xuất khẩu tỉnh [Phụ lục 20].

Sáu khu công nghiệp đã được thành lập:

KCN Đình Trám: Tổng diện tích 136ha (đã cộng diện tích cụm ô tô Đồng Vàng); các ngành nghề ƣu tiên phát triển: sản xuất hàng điện tử, tin học, tự động hoá, lắp ráp ôtô, dệt may, chế biến nông sản, bao bì, giấy, nhựa… Đã có 70 dự án đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ với tổng vốn đăng ký đầu tƣ là 1.269,17 tỷ đồng và 139,38 triệu USD. Diện tích đất cho thuê là 68,6 ha lấp đầy 100% diện tích. Trong đó có 44 dự án đầu tƣ trong nƣớc và 26 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Tổng vốn đầu tƣ thực hiện là 717,6 tỷ đồng và 80,85 triệu USD. Có 29 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, các dự án còn lại đang xây dựng, thu hút đƣợc gần 3.000 lao động.

KCN Song Khê - Nội Hoàng: Tổng diện tích quy hoạch 180ha, có đất dự trữ mở rộng khoảng 100ha. Định hƣớng phát triển là khu công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; may mặc; giầy da xuất khẩu; cơ khí điện dân dụng, điện tử lắp ráp;

các ngành công nghiệp công nghệ cao; kho tàng, bến cảng; đóng tàu - thuyền vừa và nhỏ. Chủ đầu tƣ xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng là Công ty cổ phần đầu tƣ và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển công nghiệp giai đoạn 2001 – 2010 (Trang 56 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)