8. Kết cấu của luận văn
1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển công nghiệp trên địa
1.2.3. Quá trình thực hiện phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh từ năm
năm 2001 đến năm 2005
Để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2001 - 2005, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra các chƣơng trình kinh tế - xã hội cần tập trung chỉ đạo thực hiện (gồm 6 chƣơng trình: Chƣơng trình phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa; Chƣơng trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; Chƣơng trình phát triển cơ sở hạ tầng; Chƣơng trình nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo; Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với xóa đói giảm nghèo; Chƣơng trình cải cách hành chính, xây dựng và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nƣớc từ tỉnh đến cơ sở).
Sau khi Tỉnh uỷ có Nghị quyết ban hành 6 Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh đã có Kế hoạch số 32/KH - UB về việc tổ chức thực hiện 6 Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội; phân công trách nhiệm cụ thể đối với các đồng chí Thƣờng trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong việc tổ chức thực hiện các Chƣơng trình.
Các ngành tỉnh, nhất là những ngành đƣợc giao chủ trì triển khai thực hiện 6 Chƣơng trình đã phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, cụ thể hoá nội dung các Chƣơng trình thành các đề án, dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đề xuất cơ chế, chính sách, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp đã đề ra trong các Chƣơng trình; đồng thời hƣớng dẫn, chỉ đạo các địa phƣơng triển khai thực hiện.
kiện cụ thể của địa phƣơng, đã xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch, đề án về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; đồng thời chỉ đạo các xã, phƣờng, thị trấn xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch, đề án thực hiện cụ thể ở cơ sở.
Nhìn chung, nội dung các chƣơng trình, đề án, kế hoạch của các ngành, địa phƣơng, cơ sở đã cơ bản bám sát nội dung các Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình, đặc điểm của mỗi địa phƣơng, đơn vị.
Trong quá trình tổ chức thực hiện; các cấp, các ngành, địa phƣơng đã tập trung chỉ đạo triển khai tƣơng đối đồng bộ những giải pháp đã xác định trong các Chƣơng trình. Tích cực tuyên truyền sâu rộng nội dung các Chƣơng trình để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu và tham gia thực hiện; tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ƣơng; đẩy mạnh việc xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực để thực hiện các Chƣơng trình; bố trí, khai thác hợp lý nguồn vốn đầu tƣ tập trung từ ngân sách tỉnh, nguồn vốn tín dụng, vốn vay và huy động sự đóng góp của nhân dân để thực hiện.
Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và cấp uỷ, chính quyền các địa phƣơng thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện. Định kỳ 6 tháng, 1 năm; nhiều cấp uỷ, chính quyền đã chú trọng kiểm điểm, đánh giá kết quả triển khai thực hiện ở cấp mình [56, Tr.1].
Trong Chƣơng trình phát triển CN - TTCN , Đảng bộ tỉnh nhấn mạnh cần triển khai thực hiện sâu rộng Luật Doanh nghiệp, Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc nhằm khơi dậy tiềm năng trong khu vực dân doanh. Xây dựng và thực hiện một số cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển CN - TTCN. Triển khai kế hoạch đầu tƣ mở rộng ngành may xuất khẩu và một số ngành công nghiệp khác khi có điều kiện phát triển. Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để cùng các bộ, ngành Trung ƣơng và các đơn vị bạn thực hiện tốt các dự án xây dựng mới và cải tạo nâng cấp kỹ thuật của các nhà máy trên địa bàn đúng tiến độ và đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
đã ban hành và tổ chức thực hiện một số cơ chế, chính sách ƣu đãi, khuyến khích, thu hút đầu tƣ; ƣu tiên đầu tƣ và tăng cƣờng các biện pháp chỉ đạo điều hành với chủ đề "Năm phát triển CN - TTCNvà ngành nghề nông thôn"; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tƣ và hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhƣ: xây dựng, ban hành mới Quy định trình tự thủ tục chuẩn bị đầu tƣ, Quy định về trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; triển khai thực hiện cơ chế “một đầu mối” tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng. Xây dựng chính sách và lập Quĩ Khuyến công; quy hoạch và đầu tƣ xây dựng Khu công nghiệp Đình Trám, Song Khê - Nội Hoàng và một số cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố. Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ và tổ chức vận động xúc tiến đầu tƣ [56, Tr.3-4].
UBND Tỉnh cũng chú trọng xây dựng môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn thông thoáng, hấp dẫn hơn. Luật Doanh nghiệp, Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc, các cơ chế, chính sách ƣu đãi, thu hút đầu tƣ, khuyến khích phát triển CN - TTCN đƣợc triển khai đồng bộ, nghiêm túc. Các cấp, các ngành đã có sự chuyển biến về nhận thức và quan tâm hơn tới việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển CN - TTCN. Công tác thanh tra, kiểm tra đƣợc chấn chỉnh, thực hiện có nền nếp, hạn chế tình trạng chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Định kỳ hàng năm, lãnh đạo tỉnh tổ chức gặp mặt các chủ doanh nghiệp, trao đổi, đối thoại và giải quyết các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp[56, Tr.4].
Việc thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu các doanh nghiệp nhà nƣớc của tỉnh đƣợc quan tâm chỉ đạo. Căn cứ kế hoạch số 06 - KH/TU, ngày 4/12/2001 của Ban thƣờng vụ tỉnh ủy và Chƣơng trình hành động số 03/2003/CTr - UB ngày 14/1/2002 của UBND Tỉnh về thực hiện Nghị quyết TW3 Khóa IX về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nƣớc, Sở công nghiệp đã hoàn thành việc sắp xếp và đổi mới tại tất cả 10 doanh nghiệp nhà nƣớc trực thuộc cụ thể:Chuyển 1 doanh nghiệp là Nhà máy cơ khí Bắc Giang về Công ty Xuất nhập khẩu rau quả Hà Nội để đầu tƣ nhà máy chế biến rau quả; Cổ phần hóa 7 doanh nghiệp và một bộ phận của Công ty Giấy xuất
khẩu Bắc Giang là: Công ty Nhựa Bắc Giang; Xí nghiệp Điện cơ Việt - Đức; Nhà máy phân lân; Xí nghiệp cơ khí Lục Ngạn; Công ty bia rƣợu - NGK Việt Yên; Xí nghiệp hóa chất Baryum; Công ty bia HABADA và Phân xƣởng đũa tre thuộc Công ty giấy xuất khẩu; Bán 2 doanh nghiệp cho cán bộ công nhân viên theo Quyết định 103/CP của chính phủ là Xí nghiệp sứ gốm Bắc Giang và Công ty bia rƣợu - NGK Việt Yên; Giao 1 doanh nghiệp cho cán bộ công nhân viên theo Quyết định 103/CP của chính phủ là Công ty giấy xuất khẩu Bắc Giang. Các doanh nghiệp Nhà nƣớc thuộc Sở Công nghiệp sau khi đƣợc sắp xếp, cổ phần hóa và đa dạng hóa hình thức sở hữu đều phát huy đƣợc tính chủ động sáng tạo trong đầu tƣ phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh: huy động đƣợc thêm vốn vào đầu tƣ phát triển; có cơ chế quản lý năng động thích nghi đƣợc cơ chế thị trƣờng; kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đƣợc nâng cao [30, Tr.74].
Thực hiện Chƣơng trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn - một trong các Chƣơng trình trọng tâm của Đảng bộ tỉnh khóa XV, XVI - UBND Tỉnh cũng chú trọng đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp Bắc Giang, dành những vị trí thuận lợi nhất cho phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp nhƣ:
Khu công nghiệp Đình Trám đã được Chính phủ phê duyệt; Địa điểm tại
xã Hoàng Ninh, Huyện Việt Yên; Chính thức giao đất tháng 6/2004. Trực thuộc Ban Quản lý KCN Tỉnh. Tổng diện tích qui hoạch 101 ha, các ngành nghề ƣu tiên phát triển: sản xuất hàng điện tử, tin học, tự động hoá, lắp ráp ôtô, dệt may, chế biến nông sản thực phẩm, bao bì, giấy nhựa.
Cụm Công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng, thuộc địa bàn xã Song Khê -
Nội Hoàng, huyện Yên Dũng, nằm ở phía Nam QL1A mới. Từ 8/2003 do Ban Quản lý khu công nghiệp Tỉnh quản lý. Tổng diện tích quy hoạch 212 ha; Phía Nam có đất dự trữ mở rộng 130 ha, giáp với sông Thƣơng, hình thành cụm kho -cảng diện tích 30 ha. Định hƣớng phát triển là KCN sản xuất vật liệu xây dựng; may mặc, giầy da xuất khẩu; cơ khí điện dân dụng, điện tử lắp ráp; các ngành công nghiệp công nghệ cao; kho tàng, bến cảng; đóng tàu - thuyền vừa và nhỏ.
Cụm công nghiệp công nghiệp ô tô (Đồng Vàng): Chủ đầu tƣ là Tổng
công ty công nghiệp ôtô Việt Nam, dự kiến sẽ có 4 nhà máy lắp ráp ôtô và sản xuất phụ tùng ôtô xe máy; Tổng đầu tƣ trên 3.000 tỷ đồng. Sản phẩm là xe máy, ôtô tải, xe khách…
Một số cụm CN nhỏ ở TP. Bắc Giang và các huyện: Cụm công nghiệp Phố Cốc (xã Dĩnh Trì, Huyện Lạng Giang): diện tích 28 ha đƣợc dành bố trí CN May mặc, gia công giầy xuất khẩu; Cụm CN Lạng Giang (Huyện Lạng Giang): diện tích 24 ha đƣợc dành bố trí công nghiệp VLXD (SX gạch tuy nen, bê tông đúc sẵn...); Cụm CN Đông Bắc TP Bắc Giang: diện tích 207,5 ha dành bố trí CN - TTCN, sản xuất phân bón, hóa chất, nhựa, chế biến gỗ, dụng cụ thể thao, chế biến nông sản - thực phẩm[38, Tr.124].
Bằng cơ chế chính sách, Bắc Giang đã tạo dựng đƣợc một môi trƣờng đầu tƣ ngày càng hấp dẫn, khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Ngày 01 tháng 01 năm 2005, Trung tâm Khuyến công và tƣ vấn phát triển công nghiệp trực thuộc Sở Công nghiệp đƣợc thành lập. Hoạt động đầu tƣ phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh khá đa dạng cả về quy mô, cơ cấu nghành và thành phần kinh tế [Phụ lục 2].
Tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn năm 2001 đạt 931 tỷ đồng, năm 2004 tăng lên 1606 tỷ đồng. Nhìn chung Bắc Giang vẫn chủ yếu phân bổ vốn đầu tƣ nhiều nhất cho ngành nông lâm nghiệp. Vốn đầu tƣ dành cho ngành công nghiệp tuy có chiều hƣớng tăng dần nhƣng vẫn còn rất thấp so với nhu cầu tăng trƣởng. Năm 2001 vốn đầu tƣ cho ngành công nghiệp chiếm 5,71%, năm 2004 chiếm tới 12,4%.
Quỹ khuyến công đƣợc hình thành nhằm tập trung hỗ trợ phát triển TTCN và nghành nghề nông thôn. Trong 3 năm (2003 - 2005), ngân sách Tỉnh đã giành gần 8 tỷ đồng cùng các nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu khác, hỗ trợ cho việc du nhập, khôi phục và phát triển ngành nghề, làng nghề. Qua đó TTCN và ngành nghề nông thôn đã có nhiều chuyển biến, nhiều ngành nghề, làng nghề truyền thống đƣợc khôi phục, nhiều nghề mới đã đƣợc du nhập vào địa bàn, nhƣ nghề mây tre giang đan, nghề tre chắp sơn mài, nghề thêu....
Việc phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn đƣợc các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện. Các huyện, thành phố đã chủ động xây dựng chƣơng trình, kế hoạch phát triển CN - TTCN ở địa phƣơng; khuyến khích, động viên các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình mạnh dạn khôi phục nghề cũ, du nhập nghề mới, đầu tƣ đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh[56, Tr.4].
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến năm 2005, Bắc Giang đã phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh năng động, sáng tạo trong việc cụ thể hóa đƣờng lối đổi mới của Đảng vào thực tiễn địa phƣơng; phát huy tiềm năng, thế mạnh, huy động đƣợc các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, tạo thế và lực mới để tiến vào thế kỷ XXI.
Tuy vậy, đến năm 2005, Bắc Giang vẫn là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu ngƣời mới bằng khoảng một nửa so với cả nƣớc (GDP bình quân đầu ngƣời năm 2005 của tỉnh đạt 305 USD trong khi GDP bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc là 637USD); chất lƣợng tăng trƣởng chƣa cao; mức tăng trƣởng kinh tế còn thấp so với khu vực và chƣa tƣơng xứng với tiềm năng; cơ cấu kinh tế còn lạc hậu…
Trong giai đoạn 2001 - 2005, Tỉnh ủy Bắc Giang đã rất nỗ lực trong công tác xây dựng đƣờng lối, chủ trƣơng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, các văn bản cụ thể hóa chủ trƣơng còn ít, cũng chƣa chỉ định rõ việc giao trách nhiệm cho các đơn vị có liên quan nhƣ Sở Công thƣơng, Sở Kế hoạch và đầu tƣ… Ủy ban nhân dân tỉnh cũng còn hạn chế trong việc ban hành các quyết định hỗ trợ phát triển công nghiệp. Vì vậy, công nghiệp quy mô nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tiềm năng lớn nhƣng chậm phát triển. Mức tăng trƣởng của ngành công nghiệp còn thấp, không ổn định. Các doanh nghiệp nhà nƣớc địa phƣơng sức cạnh tranh yếu. Các doanh nghiệp ở địa phƣơng chƣa chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để tham gia hội nhập kinh tế. Đa số các doanh nghiệp đều gặp khó khăn về vốn lƣu động; Các ngành sản xuất còn phân tán, tản mạn chƣa có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Các cơ sở CN - TTCN còn nhỏ bé, ít vốn, công nghệ lạc
hậu, chất lƣợng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh yếu; Đổi mới công nghệ trong các cơ sở sản xuất còn chậm, sản xuất công nghiệp chƣa gắn với chuyển giao và phát triển công nghệ nên mức huy động năng lực sản xuất còn thấp, lãng phí nguyên vật liệu dẫn đến hiệu quả không cao; Công tác quy hoạch phát triển công nghiệp chƣa kịp thời điều chỉnh, bổ sung sát với tình hình thực tế. Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp còn lúng túng, hiệu quả chƣa cao…
Tìm hiểu quá trình lãnh đạo phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh của Đảng ủy Bắc Giang có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm nhƣ sau:
Thứ nhất, trong công tác chỉ đạo cần xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu, kế hoạch phát triển công nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể.
Thứ hai, cần cải cách mạnh mẽ môi trƣờng đầu tƣ, có các chính sách ƣu đãi đối với đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế này có điều kiện phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh.
Thứ ba, cần tổ chức thƣờng xuyên, định kỳ các cuộc đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với giám đốc các doanh nghiệp để bàn và đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ tư, cần có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ sát sao từ trên xuống, cũng nhƣ có sự thống nhất cao giữa các ngành chức năng liên quan và với các địa phƣơng cơ sở trong đầu tƣ phát triển công nghiệp.
Ngoài ra, cần tập trung đẩy nhanh đầu tƣ một số khu cụm công nghiệp ở một số nơi có lợi thế, gắn với tích cực thu hút đầu tƣ; đẩy nhanh công tác chuyển đổi, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc, thú hút vốn đầu tƣ cho phát triển. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị và mở rộng sản xuất…
Chƣơng 2: