8. Kết cấu của luận văn
2.2 Chủ chƣơng mới của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển công nghiệp trên
2.2.1 Chủ trƣơng mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển công nghiệp
nghiệp từ năm 2006 đến năm 2010
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) tiếp tục bổ sung các chủ trƣơng về phát triển công nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Chủ trƣơng phát triển công nghiệp của Đảng trong giai đoạn này tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
Về mục tiêu và phƣơng hƣớng tổng quát 5 năm 2006 - 2010, Đại hội xác định:
“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;… tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [23,Tr.23].
Đại hội cũng nhấn mạnh viêc đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nƣớc ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi “kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [23,Tr.28-29].
Đại hội X của Đảng nêu rõ: “Phát triển nhanh hơn công nghiệp và xây dựng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng sức cạnh tranh và hiện đại hóa.
sở hữu và quy mô để phát triển công nghiệp và xây dựng với cơ cấu ngành nghề phù hợp. Nâng cao chất lƣợng, sức cạnh tranh, hàm lƣợng khoa học công nghệ và tỉ trọng giá trị tăng thêm, giá trị nội địa trong sản phẩm công nghiệp. Phát triển công nghiệp và xây dựng gắn với dịch vụ, phát triển đô thị và bảo vệ môi trƣờng. Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị tăng thêm trong công nghiệp và xây dựng 10 - 10,2 %/năm.
Phát triển đồng bộ CN chế biến, CN công nghệ cao, CN sản xuất tƣ liệu sản xuất quan trọng, CN quốc phòng, góp phần xây dựng nền tảng cho một nƣớc công nghiệp và nâng cao khả năng tự chủ của nền kinh tế. Xây dựng và thực hiện tốt chƣơng trình phát triển công nghiệp phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
Tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lƣợng ngành CN có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động, nhƣ: chế biến nông, lâm, thủy sản; may mặc, giày dép, đồ nhựa, đồ gỗ gia dụng; cơ khí đóng tàu, CN chế tạo thiết bị đồng bộ, thiết bị điện, thiết bị xây dựng, máy nông nghiệp, phƣơng tiện giao thông, sản xuất và lắp ráp cơ - điện tử; CN bổ trợ, CN công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm. Nâng tỉ trọng sản phẩm CN xuất khẩu đã qua chế biến. Chú trọng phát triển CN năng lƣợng đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lƣợng; CN vật liệu và công nghệ tiết kiệm nguyên vật liệu; CN dƣợc và các chế phẩm sinh học; CN bảo vệ môi trƣờng.
Việc phát triển các ngành CN sản xuất tƣ liệu sản xuất quan trọng chủ yếu dựa vào nguồn lực của các thành phần kinh tế, bao gồm cả đầu tƣ trực tiếp của ngƣời nƣớc ngoài. Căn cứ vào nguồn lực và hiệu quả, Nhà nƣớc tập trung đầu tƣ hoặc hỗ trợ đầu tƣ để phát triển những sản phẩm quan trọng của nền kinh tế, nhƣ: lọc hóa dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hóa chất, xi măng, khai thác bôxit và sản xuất alumin, bột giấy gắn với trồng rừng, một số sản phẩm cơ khí chế tạo.
Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm CN trên cả nƣớc; hình thành các vùng CN trọng điểm; gắn việc phát triển sản xuất với bảo đảm nhà ở và các điều kiện sinh hoạt cho ngƣời lao động. Chuyển các cơ sở CN trong nội thành, nội thị, gần khu đông dân cƣ không đảm bảo tiêu chuẩn môi trƣờng vào các KCN
tập trung hoặc các vùng ít dân cƣ….
Tăng cƣờng hợp tác liên kết, đƣa ngành CN và xây dựng nƣớc ta hội nhập vào khu vực và quốc tế, trƣớc hết thông qua việc thu hút mạnh đầu tƣ và công nghệ nguồn của các công ty đa quốc gia tham gia phát triển CN và xây dựng ở Việt Nam” [23,Tr.196 - 198].
Như vậy, mục tiêu của Đảng ra là hướng tới xây dựng một nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Do vậy, Đảng chú trọng việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển tri thức, xác định phát triển các thành phần kinh tế, đa dạng các hình thức sở hữu và quy mô để phát triển công nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sản xuất tư liệu quan trọng, công nghiệp quốc phòng… Đó là cơ sở nền tảng lý luận để Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đưa ra những chủ trương phát triển công nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh nhà.