Những điều kiện ảnh hƣởng đến việc phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển công nghiệp giai đoạn 2001 – 2010 (Trang 40 - 44)

8. Kết cấu của luận văn

2.1. Những điều kiện ảnh hƣởng đến việc phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang

ĐẢNG BỘ TỈNH TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010

2.1. Những điều kiện ảnh hƣởng đến việc phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang Bắc Giang

2.1.1. Những biến động của tình hình thế giới, trong nƣớc tác động đến quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam và Bắc Giang quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam và Bắc Giang

Tình hình thế giới

Trên thế giới, hòa bình hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhƣng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất chắc khó lƣờng. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhƣng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nƣớc phát triển. Cạnh tranh kinh tế - thƣơng mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lƣợng, thị trƣờng, nguồn vốn, công nghệ … giữa các nƣớc ngày càng gay gắt. Khoa học và công nghệ có bƣớc tiến nhảy vọt và những đột phá mới.

Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gay gắt. Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức quốc tế phối hợp giải quyết; khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nƣớc giàu và nƣớc nghèo ngày càng lớn; sự gia tăng dân số cùng với các luồng dân di cƣ; tình trạng khan hiếm nguồn năng lƣợng, cạn kiệt tài nguyên, môi trƣờng tự nhiên bị hủy hoại; khí hậu diễn biến ngày càng xấu kèm theo những thiên tai khủng khiếp; các dịch bệnh lớn, các tội phạm xuyên quốc gia có chiều hƣớng tăng.

Cơ chế thị trƣờng mở trở thành nền tảng cho mọi hoạt động kinh tế cả ở cấp vi mô lẫn vĩ mô. Làn sóng tƣ nhân hóa và cổ phần hóa đang lan rộng toàn cầu. Các lĩnh vực kinh doanh độc quyền đang đƣợc thu hẹp, bao gồm cả độc quyền nhà nƣớc

với tƣ nhân cũng nhƣ độc quyền của tƣ nhân trong nƣớc với tƣ bản nƣớc ngoài. Vai trò của nhà nƣớc đƣợc chuyển dịch theo hƣớng giảm sự can thiệp hành chính, trực tiếp để chuyển sang phƣơng thức can thiệp gián tiếp, có tính định hƣớng và ít điều chỉnh hơn. Vai trò đầu tƣ của nhà nƣớc ngày càng giảm xuống hoặc đƣợc định hƣớng hỗ trợ phát triển tƣ nhân.

Các dòng chảy thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tƣ quốc tế ngày càng đƣợc tự do hóa cả trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.

Khoa học kỹ thuật ngày càng đƣợc coi trọng, đắt đỏ hơn và trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp. Một thời đại mới đang ra đời với đặc trƣng nổi bật là phát triển theo chiều sâu, theo cái gọi là nền kinh tế tri thức. Các sản phẩm ngày càng có hàm lƣợng tài nguyên và lao động thấp, hàm lƣợng khoa học cao hơn, chúng đƣợc sản xuất ngày càng nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Song theo hƣớng phi tiêu chuẩn hóa, phi tập trung hóa. Giá trị sử dụng của chúng ngày càng cao và giá bán ngày càng rẻ, sản phẩm ngày càng nhiều ngƣời dùng thì giá trị và giá trị sử dụng càng cao…

Chính những đặc tính quan trọng này sẽ làm thay đổi cơ cấu và tổ chức vật chất - kinh tế - xã hội của loài ngƣời nói chung, của nền kinh tế tƣ bản nói riêng và cho phép trực tiếp và gián tiếp mở rộng không gian kinh tế, mở rộng thị trƣờng sản xuất và tiêu dùng gắn kết hợp lý hơn. Những yếu tố này tác động nhiều chiều đến phát triển công nghiệp Việt Nam nói chung, Bắc Giang nói riêng.

Tình hình trong nước

Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006) làm cho thế và lực Việt Nam lớn mạnh lên nhiều so với trƣớc. Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trƣờng hòa bình tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân dân ta đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh hơn.

Bên cạnh đó, việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) tạo cơ hội cho việc thu hút nguồn lực từ nƣớc ngoài, nhất là nguồn vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Những cơ chế chính sách đã đƣợc ban hành và đi vào cuộc sống tạo điều kiện thu hút nhiều hơn các

nguồn lực vào các mục tiêu dài hạn, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, nƣớc ta đang đứng trƣớc nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thƣờng bất cứ thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng.

Tình hình chính trị, kinh tế thế giới và trong nƣớc đã tạo nên những cơ hội và cả những thách thức đối với sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam nói chung và ở Bắc Giang nói riêng.

Những cơ hội mở ra như : Môi trƣờng đối ngoại hòa bình đƣợc đảm bảo, tạo điều kiện để tập trung các nguồn lực trong nƣớc cho sự phát triển công nghiệp; Tăng khả năng đẩy nhanh tốc độ, nâng cao hiệu quả và giảm chi phí thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc: Một thế giới cởi mở và đồng nhất sẽ cho phép một nƣớc “bắt đầu muộn” nhƣ Việt Nam rút ra những kinh nghiệm và bài học cần thiết của các nƣớc khác trên thế giới để nhìn thấy trƣớc và tránh lặp lại những sai lầm để phải trả giá đắt trong quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng; Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, cho phép Việt Nam tiếp cận, nắm bắt các công nghệ tiên tiến nhất, bỏ qua những công nghệ đã và đang lạc hậu nhanh để đi tắt đón đầu xu hƣớng phát triển thế giới, rút ngắn thời gian và khoảng cách trong tiến trình đuổi kịp trình độ các nƣớc trong khu vực và thế giới; Tạo cơ hội cho chúng ta tham gia bình đẳng và nâng cao vị thế đất nƣớc trong các giao lƣu và quan hệ kinh tế quốc tế.

Những thách thức có thể nhận thấy là: Việt Nam đang đứng trƣớc thách thức to lớn phải xây dựng, phát triển và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng cho sự phát triển CN, đáp ứng các nhu cầu mà tình hình kinh tế quốc tế đặt ra, bao gồm cả 3 lĩnh vực: Pháp luật và năng lực thể chế; hệ thống giao thông vận tải, điện, nƣớc; mạng lƣới dịch vụ xã hội và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển CN; Sự mở cửa, toàn cầu hóa, tự do hóa không chỉ làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nƣớc từ thuế

quan mà còn đặt các doanh nghiệp Việt Nam trƣớc sự cạnh tranh gay gắt, làm tăng nguy cơ bất ổn về kinh tế - chính trị - xã hội cho Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng trong quá trình phát triển CN.

Bên cạnh đó, Bắc Giang gặp phải những thách thức mang tính đặc trƣng riêng của tỉnh nhƣ: Điểm xuất phát về kinh tế thấp, kinh tế thuần nông, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thu nhập và sức mua của dân cƣ còn thấp, vốn tự có nhỏ bé nên sự chủ động hạn chế; Nguồn thu ngân sách hạn hẹp, lao động chƣa qua đào tạo còn lớn; GDP/ngƣời còn thấp, chƣa bằng 1/2 so mức trung bình của cả nƣớc. Cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu là nông nghiệp (chiếm 36,3%), năng suất lao động thấp, công nghiệp còn nhỏ bé và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu. Nguồn lao động đông nhƣng chất lƣợng còn thấp và cán bộ quản lý có năng lực ở địa phƣơng chƣa nhiều; Số doanh nghiệp đầu tƣ lớn trên địa bàn còn ít, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức cạnh tranh yếu, đội ngũ doanh nhân của tỉnh Bắc Giang chƣa phát triển mạnh; Bắc Giang là tỉnh có quy mô dân số lớn nhất trong 14 tỉnh miền núi phía Bắc, bình quân diện tích đất nông nghiệp/ngƣời vào loại trung bình (khoảng 1.629,7 m2/ngƣời), hầu hết đất đai bạc màu và nguồn khoáng sản có trữ lƣợng nhỏ; So sánh với các tỉnh lân cận và với bình quân chung cả nƣớc, nền kinh tế của Bắc Giang vẫn còn trong tình trạng cơ cấu lạc hậu, công nghiệp nhỏ bé. Tăng trƣởng kinh tế cao nhƣng giá trị tuyệt đối và quy mô nền kinh tế nhỏ, chƣa tạo ra đƣợc nguồn lực mạnh để có bƣớc đột phá đi lên.

Nắm bắt những cơ hội, hiểu rõ những thách thức để Bắc Giang tiếp tục phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực nhằm xây dựng và phát triển kinh tế bền vững cho tỉnh nhà.

2.1.2. Những yêu cầu cần phát triển công nghiệp tỉnh từ năm 2006 đến năm 2010 năm 2010

Bƣớc vào giai đoạn tiếp theo (2006 - 2010), công nghiệp Bắc Giang có những thuận lợi cơ bản cho phát triển, song khó khăn thách thức cũng không ít. Đây là giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 và định hƣớng mục tiêu phát triển đến năm 2020. Do

đó, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang cần phải có những chủ trƣơng, giải pháp để chỉ đạo kịp thời sự phát triển công nghiệp của tỉnh lên một nấc thang cao hơn. Đối với ngành công nghiệp, cần phải tích cực đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng công nghiệp, ƣu tiên và tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; khắc phục trình độ tay nghề và chuyên môn cho ngƣời lao động để đáp ứng đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho phát triển công nghiệp; nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp hơn nữa trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; thúc đẩy đầu tƣ và hoàn thiện các khu, cụm công nghiệp...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển công nghiệp giai đoạn 2001 – 2010 (Trang 40 - 44)