Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu
3.2.2. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách
Trong thực hiện chính sách cần đặt việc phát triển công nghiệp gắn với phát triển các ngành kinh tế khác trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Công nghiệp và các ngành kinh tế khác có mối quan hệ chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Giang. Nếu chỉ chú trọng phát triển CN mà không phát triển các ngành kinh tế khác sẽ dẫn đến mất cân đối và phát triển không bền vững trong cơ cấu kinh tế. Do vậy, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang phải lãnh đạo, xây dựng phát triển CN gắn với phát triển các ngành kinh tế khác. Đồng thời phải phát triển một nền CN toàn diện, tập trung cho CN mũi nhọn, CN có lợi thế so sánh làm đầu tàu lôi kéo và tạo sự bứt phá trong phát triển CN tỉnh, song song với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng và dịch vụ… của nền kinh tế. Đây là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển bền vững và đồng đều giữa các ngành kinh tế trong cơ cấu kinh tế Bắc Giang. Phát triển CN gắn với phát triển các ngành kinh tế khác mới khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của các thành phần kinh tế trong xã hội vào phát triển CN tỉnh.
Phát triển công nghiệp toàn diện là phát triển tất cả công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp sản xuất, công nghiệp chế biến, công nghiệp truyền thống, công nghiệp hiện đại…, phát triển tất cả các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh và trên các vùng trong tỉnh. Chỉ có phát triển toàn diện mới đảm bảo cho nền công
nghiệp của Bắc Giang phát triển hài hòa, cân đối, hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau, thông qua đó khai thác hết khả năng của mọi thành phần kinh tế, của các ngành kinh tế trên các vùng.
Trong điều kiện mới, Đảng bộ tỉnh phải chỉ đạo xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển công nghiệp gắn với phát triển các ngành kinh tế khác đảm bảo tính đồng bộ cân đối. Chiến lƣợc quy hoạch này phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn, tránh quan điểm chỉ chú ý tới công nghiệp mà không quan tâm tới phát triển các ngành kinh tế khác. Đảng bộ phải bám sát vào tình hình thực tiễn, thƣờng xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo nhanh nhạy, nắm bắt diễn biến tình hình, thời cơ, phát triển công nghiệp vững chắc. Đảng bộ tỉnh cần phân tích kỹ thời cơ và thuận lợi để xây dựng quyết tâm cao, phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo tập trung vào phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, cần phát huy sức mạnh tổng hợp các ngành, các cấp để phát triển công nghiệp.
Phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng với tranh thủ các nguồn lực khác để phát triển CN là yêu cầu khách quan, có tính quy luật của cách mạng. Đảng bộ tỉnh Bắc Giang muốn hoàn thành vai trò lãnh đạo của mình phải biết kết hợp nội lực, phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng với các nguồn lực khác mới thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phƣơng bền vững. Luôn coi trọng tính hiệu quả, tính bền vững của phát triển CN, gắn phát triển kinh tế với thực hiện mục tiêu xã hội, bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Phát triển CN tỉnh là đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Phải phát huy sức mạnh tổng hợp của địa phƣơng và Trung ƣơng, sức mạnh trong nƣớc và sức mạnh ngoài nƣớc… mới hòa nhập với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.
Phát huy cao độ nội lực cho phép Bắc Giang phát huy những thế mạnh của địa phƣơng (vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng tài nguyên khoáng sản…) để phát triển công nghiệp. Đồng thời trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực và
mở cửa hiện nay, việc tranh thủ các nguồn lực bên ngoài là tất yếu khách quan. Trƣớc sự đòi hỏi phát triển công nghiệp hiện nay, việc tranh thủ nguồn lực bên trong kết hợp nguồn lực bên ngoài (về vốn, công nghệ, trình độ tổ chức, quản lý…) sẽ giúp Bắc Giang có thể đi tắt đón đầu, đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp của tỉnh, sớm đƣa Bắc Giang trở thành một tỉnh công nghiệp trong cả nƣớc.
Bƣớc vào giai đoạn phát triển mới, các ngành, các cấp phải có nhận thức mới, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực chủ động trong lãnh đạo phát triển công nghiệp. Phải xây dựng cơ chế phối hợp, trách nhiệm trong xác định chủ trƣơng, biện pháp, kết quả phát triển công nghiệp tại tỉnh. Trong đó Sở Công thƣơng là cơ quan chủ trì, phối hợp, tham mƣu, đề xuất các chủ trƣơng phát triển công nghiệp. Đồng thời, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang phải làm tốt công tác đào tạo, bồi dƣỡng, phát huy nguồn nhân lực hiện có, khai thác tối đa các lợi thế, tiềm năng về công nghiệp, ƣu tiên các ngành công nghiệp mũi nhọn, ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh để đẩy mạnh sự phát triển. Đồng thời, Đảng bộ tỉnh phải có chủ trƣơng, chính sách đúng đắn, khai thác, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Quán triệt các chủ trƣơng, nhiệm vụ phát triển công nghiệp trong thời kỳ mới, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Giang phải xác định rõ vị trí, vai trò nội lực, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài. Góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển về vốn, công nghệ và kinh nghiệm tổ chức, quản lý công nghiệp.
Vấn đề quan trọng, cần tăng cƣờng giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp trong quá trình phát triển CN của địa phƣơng. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh và vai trò quản lý của chính quyền địa phƣơng là nhân tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến mọi thắng lợi của công cuộc đổi mới và quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Giang.