Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển công nghiệp giai đoạn 2001 – 2010 (Trang 68 - 72)

Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Đánh giá kết quả lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển công

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế

Dƣới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Bắc Giang, kinh tế Bắc Giang đã có bƣớc phát triển nhất định, ngành công nghiệp tỉnh cũng có những đóng góp không nhỏ. Tuy nhiên, vẫn còn có những hạn chế nhất định làm cho nền công nghiệp chƣa phát triển đúng với tiềm năng sẵn có.

- Công nghiệp có tốc độ tăng trƣởng khá song chƣa bền vững. Giá trị gia tăng trong đơn vị sản phẩm thấp, chủ yếu tăng trƣởng theo chiều rộng.

- Số lƣợng cơ sở công nghiệp trên địa bàn khá lớn, nhƣng chủ yếu là loại hình hộ sản xuất kinh doanh (chiếm 97,5%) [39, tr.43]. Loại hình doanh nghiệp mới chiếm 2%, nhƣng phần lớn có quy mô nhỏ, năng lực tài chính, năng lực quản lý hạn chế, sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh chƣa cao; số doanh nghiệp đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh chƣa nhiều.

- Chất lƣợng lao động phần lớn chƣa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu là lao động phổ thông, thiếu lao động có kỹ năng, có trình độ. Mặc dù có thu nhập cao hơn khu vực sản xuất nông nghiệp, song phần lớn lao động trong các khu, cụm công nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn về nhà ở, phƣơng tiện đi lại, điều kiện để vui chơi, giải

trí, thể thao, nghỉ ngơi, học tập, giao lƣu văn hóa.

- Chất lƣợng và sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn yếu, ít sản phẩm mũi nhọn, sản phẩm có thƣơng hiệu, chất lƣợng cao. Sản phẩm công nghiệp địa phƣơng phần lớn đƣợc tiêu thụ trên thị trƣờng tỉnh và các địa phƣơng lân cận, một số sản phẩm đƣợc xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài, song phần lớn là gia công, giá trị gia tăng thấp.

- Kết quả đổi mới công nghệ, thiết bị trong sản xuất công nghiệp còn thấp. Ngoài một số doanh nghiệp đầu tƣ mới có trình độ công nghệ đƣợc đánh giá ở mức khá, còn phần lớn các cơ sở công nghiệp trên địa bàn có trình độ công nghệ đƣợc đánh giá ở mức trung bình và dƣới trung bình.

- Chất lƣợng, hiệu quả thu hút đầu tƣ chƣa cao; việc khai thác, huy động, sử dụng một số nguồn lực còn hạn chế; tỷ lệ vốn thực hiện đầu tƣ so với vốn đăng ký đạt thấp, hiệu quả đầu tƣ không cao; một số dự án đƣợc giao đất nhƣng đầu tƣ không hiệu quả, đầu tƣ sai mục đích, sử dụng đất lãng phí.

- Tiến độ giải phóng mặt bằng, đầu tƣ hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chậm, kéo dài dẫn tới hiệu quả đầu tƣ thấp; công tác kiểm tra, theo dõi tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ chƣa sâu sát dẫn tới tiến độ đầu tƣ chậm, cầm chừng ở khá nhiều dự án.

- Ngành nghề nông thôn ở nhiều địa phƣơng chậm phát triển. Một số ngành nghề du nhập mới, thị trƣờng khó khăn, chất lƣợng, kiểu dáng chƣa đáp ứng yêu cầu thị trƣờng... Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn.

- Việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động của một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài còn thiếu nghiêm túc và mang tính hình thức: Một số doanh nghiệp không tuân thủ quy định về ký kết hợp đồng lao động; chƣa thực hiện đúng chế độ về tiền lƣơng, bảo hiểm, thời gian lao động... đối với ngƣời lao động.

công nghiệp, doanh nghiệp, làng nghề còn nhiều bất cập. Việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trƣờng của các dự án sản xuất công nghiệp khi đi vào hoạt động còn hạn chế.

- Chất lƣợng công tác quy hoạch chƣa cao; quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch chƣa tốt. Năng lực quản lý, điều hành lĩnh vực công nghiệp của chính quyền các cấp còn hạn chế. Thủ tục hành chính còn rƣờm rà; kỷ cƣơng kỷ luật hành chính ở một số nơi chƣa nghiêm.

Ngoài ra còn một số những hạn chế về trình độ sản xuất và năng lực tiếp nhận, chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp; tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Trong công nghiệp các sản phẩm có hàm lƣợng tri thức cao còn ít… Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn chƣa phát huy hết lợi thế….

* Nguyên nhân

Xét về mặt khách quan, công nghiệp địa phƣơng nói chung (trong đó có Bắc Giang) có điểm xuất phát thấp, quy mô nhỏ bé, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn có tiềm năng lớn nhƣng chậm phát triển, thiết bị công nghệ lạc hậu; chất lƣợng sản phẩm thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng kém.

Các địa phƣơng trong nƣớc có sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, bằng cách đƣa ra ngày càng nhiều các ƣu đãi đầu tƣ riêng của địa phƣơng mình. Bắc Giang là một tỉnh đi sau trong việc đầu tƣ phát triển các KCN nhƣng lại chƣa tận dụng đƣợc tối đa những kinh nghiệm của các KCN trên cả nƣớc.

Các địa phƣơng có các khu công nghiệp chƣa có sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với Ban quản lý các khu công nghiệp và các chủ đầu tƣ hạ tầng các khu công nghiệp, chƣa tích cực trong công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng. Chƣa có sự hỗ trợ của ngân sách trung ƣơng cho đầu tƣ xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp.

Luật đất đai và các chính sách mới về đền bù giải phóng mặt bằng đã làm cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng trở nên ngày càng phức tạp.

Xét về mặt chủ quan, các địa phƣơng có các KCN chƣa có sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với Ban quản lý các khu công nghiệp và các chủ đầu tƣ hạ tầng các khu công nghiệp, chƣa tích cực trong công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng.

động trong việc huy động các nguồn vốn để đầu tƣ xây dựng hạ tầng các KCN, mà trông chờ chủ yếu vào nguồn vốn ngân sách của tỉnh cấp, hỗ trợ.

Sự thống nhất quan điểm xây dựng và phát triển các KCN trong một bộ phận cán bộ và nhân dân chƣa cao. Do đó, chƣa có sự phối hợp tích cực của các đơn vị trong việc xử lý các công việc liên quan đến phát triển các KCN, nhƣ công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng; công tác xúc tiến kêu gọi đầu tƣ; việc phân bổ ngân sách cho phát triển KCN, v.v.

Tổ chức bộ máy và hoạt động của Ban quản lý các KCN chƣa tƣơng xứng với chức năng nhiệm vụ đƣợc giao phó. Vai trò tham mƣu của Ban quản lý các KCN chƣa thật sự đƣợc lãnh đạo tỉnh quan tâm đúng mức.

Bắc Giang là một tỉnh nghèo, thu ngân sách chƣa đủ chi. Do đó, nguồn vốn chi cho đầu tƣ hạ tầng các KCN ít và nhỏ giọt. Trong các KCN của tỉnh còn thiếu các dự án có tính khả thi cao và các thông tin cơ bản liên quan đến các dự án để cung cấp cho các nhà đầu tƣ. Chính vì vậy mà không thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ hạ tầng KCN đủ mạnh để xây dựng kịp thời, đồng bộ các công trình hạ tầng các KCN.

Các doanh nghiệp đã đầu tƣ vào KCN có nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, hoặc đăng ký đầu tƣ nhƣng kéo dài thời gian, không thực hiện đầu tƣ. Chính những điều này làm cho sự hấp dẫn của các KCN tỉnh Bắc Giang đối với các nhà đầu tƣ khác bị giảm sút.

Tỉnh và Ban quản lý các khu công nghiệp chƣa tìm đƣợc những giải pháp tối ƣu nhất để giải quyết các khó khăn vƣớng mắc tồn tại của khu công nghiệp.

Xét về vai trò lãnh đạo của Tỉnh ủy, một số cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể nhận thức về vai trò, vị trí của CNH, HĐH và phát triển CN chƣa thật sự đầy đủ và sâu sắc. Từ đó, có những chủ trƣơng, chính sách của Đảng về phát triển CN chƣa đƣợc tổ chức thực hiện nghiêm túc, trong điều hành còn nhiều lúng túng.

Năng lực tổ chức thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ở các ngành, các cấp chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế, tháo gỡ những vƣớng mắc trong tổ chức thực hiện còn chậm, việc sơ kết rút kinh nghiệm để nhân rộng những mô hình mới còn hạn chế.

Công tác dự báo, quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển CN của đội ngũ cán bộ các cấp chƣa đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trƣờng, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay. Đầu tƣ ngân sách cho công nghiệp vẫn chƣa tƣơng xứng với yêu cầu phát triển mới.

Công tác nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức. Những công nghệ, khoa học kỹ thuật mới chƣa đƣợc ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để tăng hàm lƣợng chất xám trong các sản phẩm CN đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nguồn nhân lực để phát triển kinh tế công nghiệp còn yếu và thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đẩy nhanh CNH, HĐH, nhất là lực lƣợng cán bộ cơ sở ở lĩnh vực quản lý và kỹ thuật công nghiệp.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chƣa có nhiều chủ trƣơng, cơ chế, chính sách đột phá để phát huy các tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế.

Nhận thức, tƣ duy kinh tế của một số cán bộ lãnh đạo, đảng viên chậm đổi mới. Trình độ, năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Có không ít cán bộ còn thụ động, trông chờ, thiếu năng động, chƣa dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; một bộ phận cán bộ, đảng viên chƣa gƣơng mẫu về đạo đức, lối sống.

Tổ chức thực hiện nghị quyết ở một số nơi còn làm dàn trải, thiếu trọng tâm, không đồng bộ, ít sáng tạo. Mối quan hệ giữa tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân ở nhiều nơi chƣa tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát triển công nghiệp giai đoạn 2001 – 2010 (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)