Phân tích thị phần giai đoạn 2007-2010:
ST T
Doanh thu Đơn
vị
2007 2008 2009
2010
2 Doanh thu 106 đ 261.540 952.707 1.174.966 1.319.847
1 Xây dựng thủy điện 106 đ 211.000 658.000 925.000 1.110.200
2 Hạ tầng giao thông 106 đ 40.020 120.140 132.000 145.000
3 Dân dụng 106 đ 4.251 62.000 24.000 42.000
4 Gạch blog 106 đ 200 3.267 4.966 5.647
5 Các ngành khác
2.3.3.2.1Ma trận BCG cho giai đoạn 2010-2015:
Thiết lập ma trận yếu tố bên trong (IFE) - bên ngoài (EFE) nhằm định vị chiến lược của Sông Đà 5 đang đứng ở vị trí nào trên thị trường đồng thời xác mức độ ổn định, quy mô và hiệu quả hoạt động của Sông Đà 5. Trên cơ sở đó Sông Đà 5 cần phải thiết lập ma trận BCG làm cơ sở để định hướng đầu tư, phân bổ nguồn lực theo vị thế và phân tích cơ cấu danh mục đầu tư.
Hình 2.8: Ma trận BCG
Bảng ma trận BCG cho thấy, sản phẩm nằm ở vị trí con bò là thi công xây lắp. Đây là sản phẩm truyền thống của công ty tuy nhiên do đây là sản phẩm có đặc tính kỹ thuật có khả năng bắt chước, Công ty cần có những cải tiến công nghệ thiết bị hơn nữa để hạn chế sự bắt chước của các đối thủ. Trong cơ cấu sản lượng và doanh thu hàng năm, sản lượng và doanh thu sản phẩm xây lắp chiếm trên 80% trong tổng doanh thu toàn công ty. Sông đà 5 cần tiếp tục giữ
Thị phần tương đối Cao TB Thấp TB Thấp Tốc độ tăng trưởng Hạ Tầng giao thông Xây lắp TĐ Dân dụng SX gạch
vững thị phần và tăng cường tìm kiếm thị trường của sản phẩm này tạo ra nguồn doanh thu và lợi nhuận ổn định để ổn định tình hình tài chính và tiếp tục đầu tư vào các dự án mới có tính chiến lược lâu dài như Hạ tầng giao thông, bất động sản và đầu tư thuỷ điện…
Thi công giao thông và hạ tầng nằm ở vị trí ngôi sao thể hiện khả năng tăng trưởng tốt và chiếm thị phần lớn trong tổng doanh thu toàn công ty. Theo kết quả kinh doanh năm 2009, cơ cấu sản lượng và doanh thu xây lắp đã chiếm hơn 11% tổng doanh . Với năng lực con người và thiết bị thi công hiện có Sông Đà 5 có thể mở rộng sản phẩm này sang các nước và chiếm lĩnh các thị phần thi công xây lắp thuỷ điện tại Việt Nam.
Sản phẩm đang đứng ở vị trí dấu hỏi là sản phẩm dân dụng. Hiện nay, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh của Việt Nam, thị trường dân dụng luôn là vấn đề ưu tiên của Chính phủ, trong khi đó nhà ở vẫn thiếu trầm trọng. Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhận định rõ tiềm năng phát triển thị trường sắp tới. Đây là sản phẩm hứa hẹn sẽ biến thành ngôi sao trong tương lại.
Sản phẩm nằm ở góc thấp nhất của ma trận BCG là sản phẩm sản xuất gạch blog , đây là sản phẩm mới của Công ty, tuy nhiên do kinh nghiệm quản lý cũng như việc thâm nhập thị trường không được tốt do vậy sản phẩm không có đầu ra nhiều, doanh thu chiếm tỷ trọng rất ít. Vì vậy Sông Đà 5 nên duy trì ở mức độ hiện tại để đợi thời cơ.
2.3.3.3.2. Ma trận GE và các chiến lược của ma trận
Vị thế cạnh tranh của Sông Đà 5:
Công ty cổ phần Sông Đà 5 hiện nay được đánh giá là một đơn vị thi công xây lắp mạnh nhất của Tập đoàn Sông Đà. Vị thế cạnh tranh của Công ty hiện nay đang được đánh giá cao và có khả năng cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành xây dựng. Để có thể xác định việc cạnh tranh của Công ty, đưa ra các phương án tối ưu như tiếp tục đầu tư để tăng trưởng, hay đầu tư chọn lọc để tăng trưởng hoặc rút lui, tôi đã sử dụng ma trận GE để đánh giá như sau:
Trên cơ sở đặc điểm của các chiến lược trong ma trận chúng ta thấy rằng : Ma trận GE bao gồm 3 khu vực chính
• Khu vực 1: Gồm 3 ô ở góc bên trái phía trên, các SBU nằm trên các ô này có cơ hội phát triển, công ty Sông Đà 5 nên tập chung nguồn lực vào các SBU này.
• Khu vực 2: Gồm 3 ô nằm ở trên đường tréo từ góc dưới bên trái lên góc bên phải phía trên, các SBU cần cẩn thận khi ra quyết định đầu tư để tăng trưởng, thu hẹp, hoặc rút lui khỏi ngành
• Khu vực 3: Gồm 3 ô nằm ở góc bên phải phía dưới, các SBU này yếu về vị thế cạnh tranh và ngành kinh doanh không hấp dẫn nên tập chung cho chiến lược thu hoạch và loại bỏ
Để xây dựng ma trận GE này Sông Đà 5 ta cần thực hiện các bước sau: thứ nhất phải xây dựng ma trận sự hấp dẫn của ngành kinh doanh xây lắp phản ánh mức độ hấp dẫn của ngành kinh doanh xây lắp đối với công ty cổ phần Sông Đà 5 theo trình tự sau:
Bảng ma trận thể hiện sự hấp dẫn của ngành xây lắp giai đoạn 2010- 2015: (các điểm số đánh giá do các Lãnh đạo Tập đoàn Sông Đà và Lãnh đạo đơn vị trực tiếp đánh giá trên cơ sở phiếu điều tra):
Sự hấp dẫn của ngành
Cao
Đầu tư để
tăng trưởng Đầu tư để tăng trưởng Tăng trưởng hoặc rút lui
Trung bình
Đầu tư chọn lọc để tăng
trưởng
Tăng trưởng
hoặc rút lui Thu hoạch
Thấp Tăng trưởng
Các yếu tố Tầm quan trọng Điểm số Giá trị
Qui mô thị trường 0.15 4 0.6
Tăng trưởng thị trường 0.15 4 0.6
Tỷ suất lợi nhuận bình
quân 0.15 5 0.75 Số lượng đối thủ 0.1 3 0.3 Vốn 0.05 2 0.1 Số lượng nhà cung cấp 0.1 4 0.4 Các chính sách ưu đãi 0.1 4 0.4 Sự phát triển công nghệ của ngành 0.05 3 0.15
Tính chu kì của nhu cầu 0.05 4 0.2
Số lượng các sản phẩm
thay thế 0.1 3 0.3
Tổng cộng 1 3.8
Đánh giá: Ngành kinh doanh xây lắp có độ hấp dẫn tương đối cao.
Hiện nay, cơ sở hạ tầng, an ninh năng lượng… của Việt Nam đang được đánh giá là kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới, do đó trong thời gian tới từ 2011-2015Chính phủ Việt Nam đang đặc biệt quan tâm đến phát triển hạ tầng giao thông và năng lượng. Hàng loạt các dự án đường cao tốc như: Hà Nội- Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Dầu Giây- Liên Khương, Đà Nẵng- Quảng Ngãi… đang được triển khai, song song với đó hàng loạt các dự án nhiệt điện, điện hạt nhân đang được đẩy nhanh xúc tiến đầu tư. Qua đó mở ra cho các đơn vị kinh doanh xây lắp có cơ hội thâm nhập thị trường và phát triển hơn.
Trên cơ sở đánh giá tính hấp dẫn của ngành kinh doanh xây lắp, Ta triển
khaiXây dựng ma trận vị thế cạnh tranh của SBU, phản ánh vị thế cạnh tranh của SBU
trong ngành kinh doanh theo trình tự sau:
Ma trận vị thế cạnh tranh của SBU: các điểm số đánh giá do các Lãnh đạo Tập đoàn Sông Đà và Lãnh đạo đơn vị trực tiếp đánh giá trên cơ sở phiếu điều tra
Các yếu tố Tầm quan trọng Điểm số Giá trị
Thị phần 0.15 4 0.6
Chất lượng sản
phẩm 0.15 4 0.6
Khả năng phân phối 0.15 3 0.75
Uy tín nhãn hiệu 0.1 3 0.3
Giá thành đơn vị sản
phẩm 0.05 3 0.1
Công nghệ sản xuất 0.1 4 0.4
Hiệu quả quảng cáo 0.1 4 0.4
Quy mô sản xuất 0.05 3 0.15
Khả năng tài chính
nội bộ 0.05 4 0.2
Khả năng R & D 0.1 3 0.3
Tổng 1 3.55
Đánh giá: SBU có vị thế cạnh tranh trung bình trong ngành
Xác định vị trí của SBU trên ma trận GE:
Vị trí của SBU trên ma trận GE được biểu hiện bằng một hình tròn, có tâm là giao điểm giữa vị trí của ma trận sự hấp dẫn của ngành với vị trí của ma trận vị thế cạnh
tranh. Độ lớn của vòng tròn phụ thuộc vào qui mô ngành, còn phần tô đen thị phần của SBU trong ngành kinh doanh
Vị trí của SBU trong ma trận GE Vị thế cạnh tranh
Căn cứ vào vị trí của SBU trên ma trận GE, xác định phương án chiến lược cho SBU, ở trên ta thấy SBU có vị trí là (3,55; 3,8) trên ma trận GE thì đây là vị thế cạnh tranh trung bình và ngành kinh doanh hấp dẫn cao nên phương án thích hợp mà tôi đưa ra là Sông Đà 5 là nên đầu tư có chọn lọc nhằm mục đích để tăng trưởng.
Qua phân tích SBU trên ma trận GE cho ta thấy mức cạnh tranh của Sông Đà 5 hiện nay là đang ở mức trung bình, lý do chính lý giải điều này là do Sông Đà 5 là đơn vị mới chuyển đổi sang hình thức cổ phần hóa do Tập đoàn nắm cổ phần chi phối trên
51%, các công việc chính của Công ty hiện nay đều do Tập đoàn Sông Đà giao nhiệm vụ thi công dẫn đến sức ì trong việc đào tạo đội ngũ maketting để mở rộng thị trường, tăng tính cạnh tranh của đơn vị.
Lý do tôi chọn phương án đầu tư có chọn lọc nhằm mục định tăng trưởng là do hiện nay Sông Đà 5 chỉ cần lựa chọn những công trình, dự án thật hiệu quả phù hợp với chuyên ngành của mình, tránh tình trạng mở rộng đầu tư tràn lan trong khi lực lượng có trình độ hiểu biết thị trường còn mỏng, sức cạnh tranh không cao rất dễ dẫn đến thất bại khi đầu tư dàn trải mà không quản lý được. Điều này đã được chứng minh tại một số đơn vị trực thuộc Tập đoàn Sông Đà như Sông Đà 7, 8…
2.3.3.2.3. Kết luận đề xuất chiến lược Sông Đà 5 giai đoạn 2010-2015:
Qua phân tích giữa BCG và GE ta nhận thấy rằng, giai đoạn 2010-2015 Sông đà 5 cần tiếp tục giữ vững thị phần và tăng cường tìm kiếm thị trường của sản phẩm này tạo ra nguồn doanh thu và lợi nhuận ổn định để ổn định tình hình tài chính và tiếp tục đầu tư vào các dự án mới có tính chiến lược lâu dài như Hạ tầng giao thông, bất động sản và đầu tư thuỷ điện…qua ma trân GE ta thấy ngành kinh doanh xây lắp hiện vẫn có tính hấp dẫn cao, vị trí của Công ty thể hiện trên ma trận GE đang trong giai đoạn phát triển, tuy nhiên tính cạnh tranh hiện nay của Công ty chưa tốt do còn nhiều phụ thuộc vào Tập đoàn Sông Đà, sự chủ động trong thị trường của Công ty chưa được tốt do vậy trong giai đoạn này Chiến lược đề xuất đối với Công ty là tiếp tục giữ vững những nghành nghề kinh doanh chính của mình, lựa chọn những dự án thật hiệu quả để thi công xây lắp đồng thời từng bước mở rộng sản xuất kinh doanh các sản phẩm mới như điện hạt nhân, giao thông, dân dụng…
2.3.3.3: Dự báo xu hướng phát triển ngành năng lượng giai đoạn 2015-2020:
Dự báo năm 2015, Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 6,8 tỷ kWh theo phương án cơ sở và 62,8 tỷ kWh theo phương án cao. Năm 2020, lượng điện thiếu hụt tương
ứng theo 2 phương án là 115,2- 226,2 tỷ kWh, tương đương 29-44% tổng nhu cầu điện sản xuất.
Để khắc phục, trong năm 2015, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu điện từ Lào, Campuchia và Trung Quốc và nhập khoảng 22,4 triệu tấn than. Đến năm 2020, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu khoảng 45-89 triệu tấn than, nhập khẩu khí đường ống, khí hóa lỏng, phát triển năng lượng gió, mặt trời, sinh khối và điện hạt nhân.
Dự kiến, báo cáo đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 sẽ trình ra Quốc hội vào tháng 5-2009. Tổ máy điện hạt nhân đầu tiên sẽ vận hành vào năm 2020. Tổng công suất các tổ máy điện hạt nhân là 8.000MW vào năm 2025.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 có xét triển vọng đến năm 2030 (gọi tắt Quy hoạch điện VII)2, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng GDP giai đoạn 2011-2015 là 7,5%/năm, ở giai đoạn 2016-2020 là 8%/năm (kịch bản tăng trưởng cơ sở), dự báo nhu cầu điện cả nước tăng ở mức 14,2%/năm giai đoạn 2011 -2015, mức 11,1%/năm giai đoạn 2016-2020, mức 8,2%/năm giai đoạn 2021-2025 và ở mức 7,8%/năm giai đoạn 2026-2030. Chiến lược phát triển điện Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 có xét triển vọng đến 2030 (quy hoạch điện VII) đã nêu rõ sẽ ưu tiên phát triển các công trình thuỷ điện có lợi ích tổng hợp (phát điện + chống hạn, chống lũ), khuyến khích đầu tư phát triển thuỷ điện nhỏ. Trong giai đoạn từ 2011- 2030 dự kiến tiềm năng khai thác của Việt nam từ các dự án thủy điện trong và ngoài nước là khoảng 23.000MW
Về phát triển nguồn điện
Đảng và Chính phủ đang có những chính sách phù hợp để ổn định nền kinh tế vĩ mô tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09/1/2011, với mục tiêu tăng trưởng cao, đẩy mạnh vào xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển năng lượng. Đây là cơ hội rất lớn đối với doanh nghiệp.
2Tờ trình 2068/TTr-BCT ngày11/3/2011 của Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ thống nhất tại văn bản số 85/TB-VPCP ngày 14/4/2011.
Theo tổng Quy hoạch điện VII, chương trình phát triển nguồn điện nước ta giai đoạn 2015 -2020 có xét triển vọng đến năm 2030 đối với phương án cơ sở,
trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy điện xây mới được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3.3: Tổng công suất điện giai đoạn 2011-2030
Năm Tổng công suất (MW)
Tổng cộng Thủy điện+NLTT Nguồn khác
2011-2015 26.911 8.936 17.975 2016-2020 28.611 5.341 23.270 2021-2025 24.875 4.650 20.225 2026-2030 35.950 1.600 34.350
Cộng 116.347 20.527 95.820
(NLTT: năng lượng tái tạo. Nguồn: TSĐ7)
Như vậy, giai đoạn 2015-2020 nhu cầu năng lượng đối với Việt Nam là rất lớn, Chính phủ đã và đang triển khai thêm các dự án về nhiệt điện và điện hạt nhân để đáp ứng một phần lớn nhu cầu của đất nước. Điều này cũng mở ra cho Sông Đà 5 một định hướng sản phẩm mới vào giai đoạn 2015-2020, để có thể xây dựng lực lượng và đầu tư máy móc từ giai đoạn 2010-2015.
2.3.3.4: Dự báo xu hướng đầu tư giao thông giai đoạn 2015-2020:
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng với sự tăng trưởng về kinh tế và hội nhập với các nước vì vậy phát triển hạ tầng giao thông luôn là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn tới, Đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải nước ta cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng của xã hội với mức tăng trưởng nhanh, đảm bảo chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm sự gia tăng tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường. Về tổng thể, hình thành được một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải và các hành lang vận tải chủ yếu đối với các mặt hàng chính có khối lượng lớn.
Đường bộ: Hệ thống quốc lộ và đường tỉnh phải được đưa vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ và hệ thống đường bộ cao tốc có nhu cầu vận tải lớn với mục tiêu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn; ưu tiên triển khai các dự án trọng điểm nhằm giải tỏa ách tắc giao thông tại cửa ngõ 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các tuyến đường bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ khu vực. Thành lập Quỹ bảo trì đường bộ để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho công tác bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.