Đánh giá hiệu quả chiến lược đã lập

Một phần của tài liệu luan_van_Mr_Binh.03.11.2011[1] ppsx (Trang 27)

Sau khi xây dựng được một chiến lược kinh doanh hiệu quả khi nó phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, phù hợp với thực trạng công ty và có thể tận dụng tốt những cơ hội để đạt được mục tiêu cho công ty. Chính vì vậy đánh giá hiệu quả chiến lược kinh doanh là rất quan trọng và được thực hiện ở các bước sau:

+ Kiểm tra lại tính phù hợp của chiến lược kinh doanh trước khi chính thức triển khai thực hiện. Bởi vì như đã đề cập ở phần trước, chiến lược kinh doanh

có tính quyết định đến thành bại của công ty.

+ Tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty theo từng giai đoạn thực hiện chiến lược kinh doanh nhằm tìm ra những khiếm khuyết, những thiếu sót của chiến lược, từ đó có sự chỉnh sửa và bổ sung kịp thời.

+ Quy trình kiểm tra, đánh giá hiệu quả chiến lược bao gồm: xác định nội dung kiểm tra và đánh giá, đề ra các tiêu chuẩn, tiêu chí cho việc kiểm tra đánh giá, định lượng kết quả thực hiện được, tiến hành so sánh và đánh giá kết quả thực hiện chiến lược, xác định những nguyên nhân sai lệch để tìm ra biện pháp khắc phục.

Kết luận chương I

Trong các vấn đề nêu nên ở Chương I, tôi trình bày những cơ sở lý thuyết và các khái niệm thuật ngữ cơ bản làm nền tảng cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty. Đó là đưa ra khái niệm về chiến lược kinh doanh của các học giả để có cái nhìn toàn diện về chiến lược kinh doanh; nêu vai trò, đặc trưng của chiến lược kinh doanh để thấy được tại sao các công ty phải xây dựng chiến lược kinh doanh; trình bày quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh trong đó bao gồm các bước: xác định sứ mệnh, mục tiêu của công ty, phân tích môi trường bên trong, môi trường bên ngoài công ty, đưa ra các phương pháp xây dựng ma trận để lựa chọn chiến lược kinh doanh, cách thức tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh và bước cuối cùng là đánh giá thực hiện.

Tôi sẽ ứng dụng những lý thuyết và phương pháp trên đây sẽ để phân tích môi trường hoạt động và xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Sông Đà 5 mà cụ thể hóa trong luận văn này là “Xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần Sông Đà 5” với mục tiêu vươn lên đứng vị trị thứ 1 trong lĩnh vực sản xuất và thi công bê tông tại Việt Nam.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 5 2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Sông Đà 5

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của Sông Đà 5:

1.1. Tên Công ty: Công ty cổ phần Sông Đà 5

1.2. Trụ sở chính: Xã Ít Ong- huyện Mường La- tỉnh Sơn La 1.3. Ngày thành lập : Ngày 26 tháng 03 năm 1990

Công ty cổ phần Sông Đà 5, tiền thân là Công ty Xây dựng thuỷ điện Vĩnh Sơn được thành lập theo Quyết định số 79/BXD - TCLĐ ngày 03 tháng 5 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Công ty là doanh nghiệp Nhà nước – đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà chuyển đổi thành Công ty cổ phần Sông Đà 5 theo Quyết định số 1720/QĐ - BXD ngày 04/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Công ty cổ phần Sông Đà 5 đã được tập đoàn Sông Đà tin tưởng giao cho thi công bê tông thủy công nhiều công trình trọng điểm lớn của đất nước như: Thuỷ điện Vĩnh Sơn, Thuỷ điện Yaly, Thuỷ điện Cần Đơn, Thuỷ Điện Sêsan 3A, Thuỷ điện Tuyên Quang, Thuỷ điện Bản Vẽ, Thuỷ điện Sơn La, Nhà máy Xi măng Sông Đà – Yaly, Xi măng Diêu Trì…

Hiện nay Công ty là doanh nghiệp đứng đầu trong ngành thi công bê tông với khối đổ lớn. Công ty đã và đang đầu tư dây chuyền sản xuất bê tông đầm lăn để thi công đập bê tông đầm lăn tại công trình thuỷ điện Sơn La, đây là công nghệ hoàn toàn mới và phức tạp, lần đầu được áp dụng tại Việt Nam. Công ty vượt trội về tất cả các mặt như thương hiệu, quy mô, công nghệ trình độ tay nghề và kinh nghiệm của người lao động, thị trường, chiến lược phát triển.

TT Tên công trình Công suất Chủ đầu tư (Khách hàng) I Thuỷ điện

1 Thuỷ điện Hoà Bình 1.920 MW EVN

3 Thuỷ điện Vĩnh Sơn 66 MW BQL dự án thuỷ điện 3 ( EVN)

4 Thuỷ điện Cần Đơn 60 MW Tổng công ty Sông Đà

TT Tên công trình Công suất Chủ đầu tư (Khách hàng)

6 Thuỷ điện Sêsan3A 96 MW Công ty CP Sêsan3A

7 Thuỷ điện Pleikrong 120 MW BQL dự án thuỷ điện 4 (EVN) 8 Thuỷ điện Tuyên

Quang

342 MW BQL thuỷ điện 1 (EVN)

9 Thuỷ điện Nậm Chiến 210 MW Công ty CP thuỷ điện Nậm Chiến 10 Thuỷ điện Sơn La 2400 MW BQL thuỷ điện Sơn La (EVN) 11 Thuỷ điện Bản vẽ 300 MW BQL thuỷ điện 2 (EVN)

II. Công trình giao thông

1 Đường Gia Lai 4 PMU1

2 Đường DT176 BQL thuỷ điện 1 (EVN)

3 Đường tây Nghệ An PMU1

III. Công trình dân dụng

1 Viện kinh tế Bộ kế hoạch đầu tư

2 Tòa nhà Saigon Pearl Công ty CP phát triển đô thị Sài gòn

3 Đường dây 500 KV EVN

Hai mươi năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã không ngừng phát triển về mọi mặt: quy mô tổ chức, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu ngành nghề, tổng giá trị sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước... Công ty hết sức quan tâm đến việc đào tạo, xây dựng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi ở tất cả các lĩnh vực, đội ngũ công nhân có tay nghề cao với kỹ thuật chuyên sâu. Đến nay, Công ty đã xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ giỏi để thi công xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, các công trình kỹ thuật hạ tầng, các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ…

Hiện nay Công ty đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000- cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý. Công ty luôn lấy hiệu quả kinh tế xã hội, chất lượng sản phẩm là thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững và luôn mong muốn là đối tác tin cậy trong lĩnh vực hoạt động

2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty

Tổng số CNVCLĐ là 2.486 người. Trong đó:

+ Kỹ sư 223 người, Cao đẳng 100 người + Trung cấp 193 người, Sơ cấp 03 người + Công nhân kỹ thuật 1962 người

* Các phòng chức năng Công ty gồm 5 phòng và 1 đội đo đạc: Phòng Tổ chức - Hành chính;Phòng Kinh tế - Kế hoạch; Phòng Kỹ thuật - Chất lượng; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Công nghệ - Vật tư - Thiết bị; Đội đo đạc;

* Các đơn vị sản xuất gồm:

1. Xí nghiệp Sông Đà 5.01 – Thi công xây lắp tại khu vực Đông Bắc; 2. Xí nghiệp Sông Đà 5.02 – Thi công xây lắp tại khu vực miền trung;

3. Xí nghiệp Sông Đà 5.03 - Thi công cơ giới và gia công cơ khí của Công ty;

4. Xí nghiệp Sông Đà 5.04 - Thực hiện nhiệm vụ thi công khoan, đào, xúc chuyển, sản xuất vật liệu tại các công trình;

5. Xí nghiệp Sông Đà 5.06 - Thi công xây lắp tại khu vực Tây bắc;

6. Xí nghiệp Sông Đà 5.08 - Thực hiện nhiệm vụ sản xuất cung cấp bê tông đầm lăn (RCC), khai thác và sản xuất vật liệu;

7. Công ty cổ phần Sông Đà 5.05 - Thực hiện nhiệm vụ xây lắp tại khu vực miền Trung, Tây nguyên và nước CHDCND Lào;

8. Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển năng lượng Sông Đà 5

(do Công ty giữ cổ phần chi phối) - Thực hiện nhiệm vụ đầu tư, xây lắp, quản lý,

vận hành thuỷ điện Sông Chảy 5 tại tỉnh Hà Giang do Công ty làm chủ đầu tư. 9. Chi nhánh Công ty tại Hà Nội – Thực hiện nhiệm vụ: XD đô thị, sản xuất gạch block, thi công các công trình giao thông.

MÔ HÌNH TỔ CHỨC ĐƠN VỊ: (Bảng cơ cấu dưới đây):

Đại hội đồng cổ đông

2.1.3 Ngành nghề kinh doanh chính

Công ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 0100886857 ngày 28/01/2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La cấp với các chức năng, nhiệm vụ như sau:

1. Xây dựng công trình công nghiệp; 2. Xây dựng công trình dân dụng;

3. Xử lý công trình bằng phương pháp khoan phun, khoan phụt; 4. Thi công bằng phương pháp khoan, nổ mìn;

TGĐ điều hành Kế toán trưởng Các phó TGĐ TC-HC TC- KT KT- CL KT- KH CNVTTB Đội trắc địa XN 5.01 XN 5.02 XN 5.03 XN 5.04 XN 5.06 XN 5.08 Công ty cổ phần Sông Đà 5.05 CN Hà Nội Công ty cổ phần

đầu tư xây dựng và phát triển năng lượng Sông

5. Xây dựng công trình ngầm dưới đất, dưới nước; 6. Xây dựng công trình đường bộ;

7. Khai thác, sản xuất, kinh doanh: Điện, vật liệu, vật tư xây dựng, cấu kiện bê tông, cấu kiện kim loại, phụ tùng xe máy thiết bị, phụ kiện xây dựng; 8. Đầu tư, xây dựng, lắp đặt và vận hành nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ; 9. Mua, bán, nhập khẩu: Vật tư, phụ tùng, thiết bị, xe máy thi công; 10. Đầu tư tài chính vào các Công ty con, Công ty liên kết;

11. Nhận ủy thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân;

12. Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, sử dụng hoặc đi thuê.

2.1.4 Giới thiệu sản phẩm Công ty

Sản phẩm chính của Sông Đà 5 là sản xuất và thi công bê tông thuỷ công (trong đó bê tông RCC chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất). Đây là những sản phẩm dùng để thi công các công trình thuỷ điện, công trình dân dụng và các công trình hạ tầng cơ sở. Đặc biệt với dây chuyền sản xuất và thi công bê tông đầm lăn đang thi công tại Sơn La được đánh giá đạt tiêu chuẩn Châu Âu, chất lượng mang tính châu lục và hàng năm sản lượng của dây chuyền này mang đến hàng trăm tỷ đồng.

Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu tỷ trọng sản phẩm dịch vụ theo doanh thu năm 2010

Trong giai đoạn hiện nay, Nhìn vào cơ cấu tỷ trọng sản phẩm dịch vụ theo doanh thu năm 2010 ta thấy sản xuất công nghiệp (bê tông RCC, bê tông thường, cát, đá dăm...) chiếm tỷ trọng lớn nhất. Việc đầu tư dây chuyền sản xuất bê tông đầm lăn phục vụ thi công toàn bộ khối lượng 2,8 triệu m3 bê tông RCC tại công trình thuỷ điện Sơn La đã tạo ra doanh thu đột biến tăng trưởng cho Công ty Sông Đà 5 từ đầu năm 2008 năm 2009 và năm 2010.

2.2.Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2007, 2008, 2009 , 2010

Bảng 2.2: Bảng kết quả hoạt động SXKD năm 2007 - 2010

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2007, 2008, 2009, 2010 SÔNG ĐÀ 5)

Doanh thu năm 2010 tăng 112% so với năm 2009. Lợi nhuận các năm 2009 và 2010 là xấp xỉ nhau, cùng đó lợi nhuận năm 2009 tăng 149% so với năm 2008. Nguyên nhân là do khối lượng thực hiện sản xuất công nghiệp đặc biệt là

STT Nội dung Đơn vị 2007 2008 2009 2010

1 Sản lượng thực hiện 10 6 đ 302.349 1.079.293 1.129.027 1.325.260 2 Doanh thu 106 đ 261.540 952.707 1.174.966 1.319.847 3 Lợi nhuận 106 đ 17.735 50.432 68.321 67.683 4 Nộp ngân sách 106 đ 14.530 49.922 74.572 69.818 5 Thu nhận bình quân/người/tháng 103đ/ng/t 3.200 4.615 4.643 5.150

khối lượng sản xuất bê tông đầm lăn RCC và thi công bê tông 2010 và 2009 lớn hơn năm 2008.

Hình 2.3: Biểu đồ các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận SÔNG ĐÀ 5 năm 2007, 2008, 2009 và năm 2010

Nhìn vào biểu đồ các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của Sông Đà 5 ta thấy các năm 2008, 2009 và 2010 có bước nhảy vọt về doanh thu và lợi nhuận, mặc dù thời điểm này thế giới đang bước vào cuộc suy giảm kinh tế, ngân hàng nhà nước thắt chặt tín dụng cho vay. Tuy nhiên Sông Đà 5 có lợi thế sản lượng chính là tại Công trình thuỷ điện Sơn La, đây là công trình đặc biệt được Chính phủ đặc biệt ưu tiên tối đa về nguồn vốn và kinh phí để xây dựng. Ngày 11.1.2008 mẻ bê tông RCC đầu tiên được đổ trên mặt đập Sơn La, đánh dấu bước ngoặt của Công ty về sản lượng. Trong năm 2008 sản lượng bê tông RCC chiếm 55% sản lượng cả Công ty, trong khi đó năm 2009 và 2010 sản lượng RCC chiếm 50% doanh thu của Công ty. Giá trị sản lượng này tạo bước đột biến cho Công ty về doanh thu và sản lượng, Năm 2008 tăng 364% doanh thu so với năm 2007.

Mặt khác, trong các năm 2009 và 2010 Công ty được hưởng lợi từ gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho vay, dẫn đến sản lượng không những giảm mà còn tăng hơn so

với năm 2008 do công ty cân đối được nguồn vốn kinh doanh ổn định, không bị phụ thuộc vào nguồn cung cấp vật liệu và nhân công.

Với các số liệu trên cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Sông Đà 5 thời gian gần đây tương đối ổn định, có hiệu quả và có xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới.

2.3. Phân tích tình hình kinh doanh của Sông Đà 5

Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty cổ phần Sông Đà 5 chưa từng xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh cụ thể mà chủ yếu xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn từng năm dựa trên những chỉ tiêu cấp trên Tổng công ty Sông Đà (nay là Tập đoàn Sông Đà ) phân giao thi công các công trình trọng điểm.

Sau khi kết thúc công trình thuỷ điện Tuyên Quang năm 2008, với thế và lực sẵn có Công ty đã được Tập đoàn Sông Đà tin tưởng giao nhiệm vụ thi công công trình thuỷ điện Sơn La tại các hạng mục: Nhà máy, Cửa nhận nước, cống dẫn dòng và đặc biệt là sản xuất hơn 2,8triệu m3 bê tông đầm lăn RCC. Trong năm 2007, trên cơ sở giao nhiệm vụ của Tổng công ty, Sông Đà 5 đã đầu tư đồng bộ dây chuyền thiết bị bê tông đầm lăm 720m3/h gồm sản xuất, làm lạnh và vận chuyển bằng băng tải của 3 hãng LIEBHERR-HANSAN-NIPPON, với tổng mức đầu tư hơn 20 triệu USD.

Hiện nay, Công ty chưa có chiến lược kinh doanh rõ ràng. Nếu không xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể, Công ty rất có thể sẽ bị các đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh các phần việc của mình thực hiện trên thị trường.

Chính vì vậy tôi sẽ sử dụng các công cụ chiến lược để thấy được điểm mạnh điểm yếu trong Sông Đà 5 và thấy nguy cơ, đe doạ từ bối cảnh môi trường bên ngoài.

2.3.1 Phân tích môi trường bên ngoài theo mô hình PEST:

2.3.1.1. Phân tích môi trường Vĩ mô

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt

Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm 2006-2010 đạt 7%/năm(1). Đây là nhân tố thuận lợi tác động lớn đến sự phát triển chung của tất cả các thành phần kinh tế trên cả nước. Thị trường khách hàng truyền thống hiện nay của Công ty cổ phần Sông Đà 5 chủ yếu là Tập đoàn Sông Đà với công việc chính là thi công xây dựng các công trình thuỷ điện. Phát triển Năng lượng đang được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, tổng công suất tiềm năng có thể khai thác từ thuỷ điện ở nước ta khoảng 17.000 - 20.000MW. Hiện nay, thuỷ điện nước ta mới khai thác khoảng 25% tiềm năng. Chiến lược phát triển điện Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 có xét triển vọng đến 2030 (quy hoạch điện VII) đã nêu rõ sẽ ưu tiên phát triển các công trình thuỷ điện có lợi ích tổng hợp (phát điện + chống hạn, chống

Một phần của tài liệu luan_van_Mr_Binh.03.11.2011[1] ppsx (Trang 27)