008 Dự toán chi sự nghiệp, dự án
2.2.1.1 Các loại TSCĐ, phân loại TSCĐ và đánh giá TSCĐ.
2.2.1.1.1 Các loại TSCĐ và phân loại TSCĐ tại công ty.
Để phục vụ tốt cho việc hạch toán TSCĐ trong công ty, công ty đã phân loại TSCĐ như sau:
a. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện.
- Máy móc thiết bị như máy nộn khớ 5.5HP, logo Yamaha Backdorp, mỏy thỏo lốp, quầy tiếp nhận,...
- Phương tiện vận tải như: xe Mercedec 81L – 0106, xe Ford 81M – 1599, xe tải 81L – 3854, ...
- Nhà xưởng đất đai, sân bãi đỗ xe. b. Phân loại theo công dụng.
TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh của công ty mang tính chất phục vụ công cộng. TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh cơ bản trực tiếp của đơn vị.
c. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng của công ty - TSCĐ đang dùng
- TSCĐ chưa cần dùng.
2.2.1.1.2 Phương pháp đánh giá TSCĐ tại công ty.
Để xác định giá trị ghi sổ cho TSCĐ, công ty tiến hành đánh giá TSCĐ ngay khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Tuỳ từng loại TSCĐ mà công ty có cách thức đánh giá khác nhau. Với những TSCĐ mua sắm, TSCĐ do đầu tư XDCB hoàn thành, việc tính giá TSCĐ tại công ty được tính theo công thức sau;
Nguyên giá TSCĐ = Giá thực tế + chi phí khác có liên quan.
Trên cơ sở nguyên giá, giá trị hao mòn, kế toán có thể xác định được giá trị còn lại của TSCĐ khi đã sử dụng theo công thức sau:
Giá trị còn lại = Nguyên giá - giá trị hao mòn
Như vậy toàn bộ TSCĐ của công ty được theo dõi trên 3 loại giá là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại, nhờ đó phản ánh được tổng số vốn đầu tư mua sắm, xây dựng và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho kinh doanh.