a) Hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Đối với kỹ thuật, thì chỉ tiêu số lượng là toàn bộ giá trị thiết bị máy móc, chỉ tiêu chất lượng chính là hiệu suất của thiết bị máy móc. Như vậy chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp là chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Giá trị sản lượng Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ biểu hiện 1 đồng giá trị đã sử dụng bình quân của TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng. Hiệu suất càng cao chứng tỏ chất lượng công tác quản lý và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp càng nhiều tiến bộ và ngược lại.
b) Mức đảm nhiệm sản xuất của TSCĐ
Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của MMTB:
Sử dụng tốt thời gian của máy móc thiết bị là vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, tăng khối lượng công việc hoàn thành. Bởi vì trong điều kiện vốn đầu tư còn hạn hẹp với số lượng máy móc thiết bị và công suất nhất định nếu sử dụng triệt để thời gian của máy móc sẽ nâng cao kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Vì thế cần thiết phải đánh giá, phân tích tình hình sử dụng thời gian của máy móc thiết bị để có biện pháp sử dụng có hiệu quả.
Trong doanh nghiệp có nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau, tùy theo đặc điểm, loại hình DN, tùy theo đặc tính kỹ thuật của từng loại máy móc thiết bị mà chỉ tiêu dùng để phân tích sẽ khác nhau.
Ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Hệ số giữa giờ máy làm việc theo chế độ và giờ máy làm việc theo lịch
∑ số giờ máy làm việc theo chế độ =
Hệ số sử dụng thời gian chế độ
∑ số giờ máy làm việc có hiệu lực =
∑ số giờ máy làm việc theo chế đô. Trong đó:
+ Tổng số giờ máy theo lịch: là thời gian tính theo dương lịch (T1).
+ Tổng số giờ máy nghỉ theo chế độ: là số giờ máy nghỉ vào ngày lễ, chủ nhật, nghỉ ngoài ca theo quy định (T2).
+ Tổng số giờ máy theo chế độ (T3): T3= T1- T2.
+ Tổng số giờ máy nghỉ thực tế: là tổng số giờ máy nghỉ để sửa chữa lớn thực tế, nghỉ vì lý do cúp điện, thiếu nguyên vật liệu…(T4).
+ Tổng số giờ máy làm thêm: là số giờ máy làm thêm vào ngày lễ, ngày chủ nhật, làm thêm ngoài ca theo quy định (T5).
+Tổng số giờ máy làm có hiệu lực thực tế (T6): T6 = T3 + T4 – T4.
Hệ số giữa giờ máy theo chế độ và giờ máy theo lịch phản ánh tình hình tang ca để tăng thêm thời gian làm việc của máy móc thiết bị, bởi vì thời gian nghỉ vào lễ và chủ nhật cố định, nếu DN tăng ca thì thời gian làm việc theo chế độ tăng lên và hệ số giữa giờ máy theo chế độ và giờ máy theo lịch cũng tăng. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển nhanh thì đây là biện pháp giảm hao mòn vô hình TSCĐ.
Hệ số sử dụng thời gian chế độ phản ánh tình hình tận dụng quỹ thời gian chế độ. Nếu chỉ tiêu này tăng lên do DN giảm thời gian ngừng máy vì thiếu điện, thiếu nguyên vật liệu, do máy hỏng…Thì đânhs giá tích cực, ngược lại tăng lên do tận dụng, bố trí thêm giờ, thêm ca cho công nhân vào ngày lễ chủ nhật là biểu hiện không tốt. Nếu chỉ tiêu này
giảm chứng tỏ thời gian ngừng máy tăng là biểu hiện không tốt cần tìm biện pháp khắc phục.
- Phân tích tình hình sử dụng năng lực của MMTB:
Tận dụng tối đa, năng lực của máy móc thiết bị là một biện pháp quan trọng khác để nâng cao sản lượng, tăng khối lượng công việc hoàn thành và hạ giá thành sản phẩm, vì thế cần phải phân tích tình hình sử dụng năng lực của máy móc, thiết bị để đánh giá trình độ sử dụng máy móc, thiết bị của DN.
Tùy theo đặc điểm tính chất sản xuất của ngành và đặc tính kỹ thuật của từng loại TSCĐ ta sử dụng chỉ tiêu phân tích thích hợp. Đối với các loại công cụ:
Sản lượng trong kỳ Sản lượng bình quân 1 giờ máy =
Số giờ làm việc trong kỳ của MMTB c) Mức sinh lời của TSCĐ
Doanh thu thuần
Sức sản xuất của TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Lợi nhuận trươc thuế
Sức sinh lời của TSCĐ =