Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin

3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Đây là phương pháp sử dụng thống kê để diễn tả, mô tả các sự vật hiện tượng về mức độ thông qua hệ thống các chỉ tiêu tổng hợp. Phương pháp này sử dụng một số chỉ tiêu như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để phân tích tình hình thu, chi và sử dụng NSNN tại Kho bạc nhà nước huyện Yên Phong.

Số tuyệt đối trong thống kê là chỉ tiêu phản ánh quy mô thu, chi, khối lượng ngân sách thu được và sử dụng, số dư ngân sách qua các thời kỳ tại KBNN huyện Yên Phong. Số tuyệt đối được chia làm 2 loại là số tuyệt đối thời kỳ và số tuyệt đối thời điểm. Số tương đối phản ánh kết cấu của hiện tượng. Số tương đối trong thống kê là chỉ tiêu phản ánh sự tương quan số lượng trong 2 trị số chỉ tiêu có liên hệ với nhau. Có rất nhiều loại số tương đối như số tương đối kế hoạch, số tương đối động thái, số tương đối kết cấu, số tương đối so sánh, trong đề tài chỉ sử dụng hai loại số tương đối là số tương đối kế hoạch và số tương đối so sánh tức là sử dụng kết quả thực thực thu, thực chi, thực dư ngân sách của KBNN Yên Phong.

Thống kê mô tả phản ánh tình hình biến động của sự vật hiện tượng thông qua dãy số thời gian hoặc chỉ số thống kê. Bên cạnh đó, thống kê mô tả còn phản ánh mối quan hệ giữa các hiện tượng, những mối quan hệ trong đề tài bao gồm: mối quan hệ

giữa thu và chi ngân sách, mối quan hệ giữ các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý NSNN. Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để xác định các mối quan hệ, dùng đồ thị hoặc biểu đồ để chứng mình mối quan hệ giữa các hiện tượng và sử dụng phương pháp chỉ số, phương pháp phân tích tương quan để xác định mức độ ảnh hưởng trong các mối quan hệ đó. Thông qua phương pháp thống kê mô tả sẽ thấy được thực trạng quản lý NSNN tại Kho bạc nhà nước huyện Yên Phong trong giai đoạn nghiên cứu.

3.2.4.2 Phương pháp thống kê so sánh

Trong nhiều trường hợp không thể so sánh và không thể rút ra được kết luận của vấn đề do vậy cần sử dụng phương pháp thống kê so sánh để xác định mức độ biến động của hiện tượng nghiên cứu. Phương pháp này dùng để so sánh tình hình sử dụng ngân sách tại Kho bạc nhà nước huyện Yên Phong giữa kế hoạch với thực tế thực hiện và so sánh giữa các năm để tìm ra xu hướng. Có nhiều cách thức so sánh như: so sánh tho thời gian, theo không gian, theo điều kiện, so sánh giữa thực hiện với kế hoạch, so sánh với mức tiềm năng. So sánh cần sựa trên những tiêu thức thống kê nhất định, so sánh dựa trên những sự tương đồng mới có thể đưa ra kết luận chính xác về tình hình quản lý và sử dụng NSNN tại KBNN Yên Phong.

Để có thể so sánh được sự vật, hiện tượng cần áp dụng phương pháp phân tổ thống kê. Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất. Phân tổ thống kê dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích của nghiên cứu. Trong đề tài NS được phân loại dựa vào mục đích sử dụng, cơ cấu nguồn thu, cơ cấu chi, các hạng mục chi và thời gian cụ thể. Mức độ phân chia.

3.2.4.3. Phương pháp PRA

PRA là phương pháp ban đầu được phát triển từ phương pháp RRA, PRA có nghĩa là phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân. Tuy nhiên, cho đến hiện nay phương pháp PRA được ứng dụng trong rất nhiều ngành khoa học đặc biệt là trong các nghiên cứu liên quan tới kinh tế xã hội. Phương pháp PRA được dùng với nhiều mục đích khác nhau như thu thập thông tin điều tra, lập kế hoạch, đánh giá... Trong đề tài sử dụng công cụ sơ đồ, biểu đồ, dãy số thời gian là những công cụ phổ biến của PRA để nghiên cứu và đánh giá tình hình sử dụng và quản lý NSNN tại KBNN Yên Phong trong giai đoạn nghiên cứu.

Dãy số thời gian thể hiện sự biến động của các chỉ số liên quan đến hoạt động quản lý thu, chi NSNN của KBNN Yên Phong theo thứ tự thời gian, sự biến động tăng giảm các chỉ số phản ánh tình hình biến động nguồn NS và xu hướng sử dụng NSNN. Sơ đồ phản ánh cơ cấu tổ chức hoạt động, các tác nhân tham gia trong quá trình quản lý NSNN và quy trình thực hiện các hoạt động NS; thông qua sơ đồ ta có thể nắm được mối liên hệ giữa các tác nhân tham gia qua đó có những biện pháp tác động phù hợp với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý NSNN. Biểu đồ biểu thị sự thay đổi của các chỉ tiêu biến động NS nghiên cứu trong đề tài, thông qua biểu đồ có thể thấy được xu hướng thay đổi các hoạt động và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài tới hoạt động quản lý và sử dụng NSNN, thông qua biểu đồ ta có thể dự đoán được xu hướng vận động từ đó có những biện pháp phù hợp nhằm tăng cường quản lý NSNN qua KBNN Yên Phong trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)