2.2.2.1. Quản lý ngân sách tại kho bạc nhà nước thành phố Hồ Chí Minh
Theo Cát Tường (2012) Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố phát triển nhất Việt Nam, tỷ lệ đóng góp vào NSNN của thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn, nhằm thực hiện tốt hoạt động quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố, Kho bạc Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiềm giải pháp, cụ thể là:
Tập trung nguồn thu: KBNN thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng cải cách thủ tục hành chính, đa dạng hóa phương thức phục vụ nâng cao chất lượng phục vụ. Theo đó, KBNN thành phố Hồ Chí Minh một mặt đảm bảo công tác tập trung nguồn thu cho NSNN, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế. Cùng với đó, KBNN thành phố Hồ Chí Minh luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu trên địa bàn thực hiện có hiệu quả các giải pháp, biện pháp theo chỉ đạo của KBNN và của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong tổ chức thu, trao đổi, cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế.
Kiểm soát chặt chẽ khoản chi: KBNN thành phố Hồ Chí Minh thực hiện quy trình giao dịch nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, song vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN. Do đó, đây là một trong những đơn vị trong toàn hệ thống KBNN làm tốt công tác kiểm soát chi thường xuyên. Đối với chi đầu tư XDCB, thực hiện kiểm soát, thanh toán theo các quy định hiện hành, đặc biệt lưu ý chỉ đạo của Bộ Tài chính tại Công văn số 10254/BTC-ĐT ngày 27/7/2015 và của KBNN tại các Công văn số 584/KBNN-KSC ngày 20/3/2015, Công văn số 1210/KBNN-KSC ngày 01/6/2015. Kiểm tra chặt chẽ số dư tạm ứng vốn đầu tư XDCB và có các giải
đặc biệt các dự án bồi thường giải phóng mặt bằng, dự án có số dư tạm ứng từ nhiều năm chưa thu hồi; lên kế hoạch mời chủ đầu tư có số dư tạm ứng quá hạn lên KBNN thành phố Hồ Chí Minh làm việc; từng cán bộ công chức đăng ký chỉ tiêu thu hồi tạm ứng hàng tháng làm cơ sở đánh giá kết quả thi đua. Đến 31/12/2015 đã giảm số dư tạm ứng được trên 2.465 tỷ đồng, bằng 102% số đăng ký phấn đấu giảm tạm ứng với KBNN.
Ứng dụng công nghệ thông tin: Tổ chức triển khai thí điểm thanh toán điện tử song phương tập trung đối với các tài khoản ngoại tệ của cơ quan KBNN thành phố Hồ Chí Minh tại Vietcombank; tiếp tục vận hành ổn định hệ thống thanh toán điện tử song phương tập trung với hệ thống NHTM, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng với NHNN, hệ thống thanh toán liên Kho bạc nội và ngoại tỉnh, hệ thống TABMIS... tạo cơ sở cho việc điều hành ngân quỹ được an toàn và hiệu quả; triển khai ứng dụng hạch toán kế toán và kiểm soát chi chi tiết cho các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc khối an ninh, quốc phòng đảm bảo an toàn bảo mật đặc thù của lĩnh vực này; triển khai thí điểm ứng dụng thẻ tín dụng mua hàng phục vụ chi tiêu công đến các đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản giao dịch tại cơ quan KBNN thành phố Hồ Chí Minh (Cát Tường, 2012).
2.2.2.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước ở KBNN thành phố Bắc Ninh
Theo Lê Thanh (2012) Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh là một trong những thành phố có tốc độ phát triển nhanh và năng động nhất cả nước. Với vai trò và nhiệm vụ thực hiện thu và chi ngân sách nhà nước, kho bạc nhà nước thành phố Bắc Ninh đã có nhiều giải pháp thực hiện quản lý ngân sách và là một điểm sáng để học hỏi kinh nghiệm. Những giải pháp quản lý thu chi ngân sách nhà nước được kho bạc nhà nước thành phố Bắc Ninh áp dụng đó là:
Thực hiện quản lý thu và chi ngân sách dựa trên những quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Quản lý thu chi theo đúng đối tượng, thực hiện chế độ phân công cán bộ thu – chi riêng rẽ để đảm bảo tính chuyên môn cao. Thường xuyên tổ chức cho cán bộ kho bạc tập huấn, học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về thu – chi ngân sách để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Tiến hành hiện đại hóa hoạt động thu – chi ngân sách, ứng dụng phần mềm kê khai và nộp thuế điện tử để giảm bớt thủ tục hành chính và thời gian cho doanh nghiệp. Thực hiện cải cách hành chính, giảm thời gian thanh toán cho
khách hàng, thực hiện qui định về trật tự ưu tiên thực hiện các nghiệp vụ quản lý ngân sách. Thường xuyên cập nhật thông tin quản lý nhà nước về ngân sách để áp dụng vào thực tế hoạt động, thực hiện các quy trinh ngân sách đồng thời với hoạt động kiểm soát chặt chẽ thu và chi ngân sách nhà nước trong phạm vi thẩm quyền của kho bạc nhà nước (Lê Thanh, 2012).